-->

Trung tá, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn: Nghệ sĩ chấp hành Luật Giao thông sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa

Sau khi Nghị định 168 tăng cường xử phạt các vi phạm giao thông có hiệu lực, môi trường giao thông tại Thủ đô đã có những chuyển biến tích cực. Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trò chuyện với Trung tá, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn (hiện công tác tại Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội) về vai trò của nghệ sĩ trong việc nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ (Luật Giao thông) và lan tỏa văn hóa giao thông đến công chúng.
Cán bộ, công chức quận Bắc Từ Liêm thực hiện tốt văn hóa công sở Ý thức chấp hành luật giao thông tăng lên rõ rệt

Phóng viên: Là một nghệ sĩ và sĩ quan quân đội, anh đánh giá như thế nào về tác động của Nghị định 168 đối với ý thức chấp hành Luật Giao thông của người dân Thủ đô trong thời gian qua?

Trung tá, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn:

Tôi có thể nhìn nhận tác động của nghị định này từ hai góc độ. Về ý thức chấp hành Luật Giao thông, Nghị định 168 có thể giúp nâng cao nhận thức của người dân về hậu quả của các hành vi vi phạm như: Vượt đèn đỏ, sử dụng rượu bia khi lái xe hay không đội mũ bảo hiểm. Mức xử phạt cao hơn sẽ tạo tâm lý răn đe mạnh mẽ, giúp người dân không mắc phải. Khi mà chúng ta bị động đến lợi ích về kinh tế, tự giác bản thân sẽ thay đổi về ý thức.

Về văn hóa giao thông, là một nghệ sĩ, tôi quan tâm đến việc xây dựng một môi trường giao thông văn minh. Nếu nghị định này được tuyên truyền sâu rộng, nó sẽ giúp người dân không chỉ tuân thủ luật vì sợ bị phạt mà còn vì ý thức trách nhiệm với cộng đồng.

Trung tá, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn: Nghệ sĩ chấp hành Luật Giao thông sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa
Trung tá, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn.

Phóng viên: Với đặc thù công việc thường xuyên biểu diễn về khuya, anh và các đồng nghiệp đã thay đổi thói quen di chuyển ra sao để đảm bảo tuân thủ nghiêm Nghị định 168?

Trung tá, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn:

Với đặc thù công việc biểu diễn thường xuyên về khuya, tôi và các đồng nghiệp đã có những thay đổi quan trọng trong thói quen di chuyển để đảm bảo tuân thủ nghiêm túc quy định này. Nếu phải tham gia tiệc hoặc giao lưu sau chương trình, chúng tôi chủ động sắp xếp tài xế riêng hoặc sử dụng các dịch vụ đặt xe công nghệ (taxi, Grab, Be…). Nếu có lịch diễn xa, đoàn nghệ thuật thường thuê xe chung và phân công tài xế chuyên trách để đảm bảo an toàn. Các buổi biểu diễn khuya thường được tính toán trước về phương tiện di chuyển. Nếu không có xe đưa đón, chúng tôi sẽ chọn ở lại khách sạn gần địa điểm diễn thay vì di chuyển ngay trong đêm.

Trong giới nghệ sĩ, việc uống một chút rượu vang hay bia khi giao lưu là chuyện bình thường, nhưng với quy định mới, chúng tôi luôn nhắc nhau tuyệt đối không lái xe nếu đã uống. Một số đồng nghiệp còn chủ động chia sẻ kinh nghiệm, nhắc nhở nhau về mức phạt và hậu quả có thể xảy ra nếu vi phạm. Nghị định 168 thực sự là một bước đi quan trọng giúp nâng cao ý thức giao thông của cộng đồng, trong đó có giới nghệ sĩ.

Phóng viên: Theo anh, việc nghệ sĩ gương mẫu chấp hành Nghị định 168 có ý nghĩa như thế nào trong việc lan tỏa văn hóa giao thông đến công chúng?

Trung tá, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn:

Việc nghệ sĩ gương mẫu chấp hành Nghị định 168 không chỉ đơn thuần là tuân thủ pháp luật mà còn mang ý nghĩa sâu rộng trong việc lan tỏa văn hóa giao thông đến công chúng. Nghệ sĩ có sức ảnh hưởng lớn, đặc biệt với giới trẻ. Khi một nghệ sĩ thể hiện ý thức tuân thủ giao thông, như không lái xe sau khi uống rượu bia, đội mũ bảo hiểm đúng quy cách, hoặc chấp hành luật khi tham gia giao thông, người hâm mộ sẽ có xu hướng noi theo. Điều này tạo ra hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ hơn so với các hình thức tuyên truyền thông thường.

Bên cạnh việc gương mẫu thực hiện, nghệ sĩ còn có thể lồng ghép thông điệp về văn hóa giao thông vào các tác phẩm của mình, từ bài hát, tiểu phẩm đến các chương trình truyền hình. Điều này giúp Luật Giao thông không chỉ là những quy định khô khan mà còn trở thành một phần của văn hóa, dễ tiếp cận và ghi nhớ hơn.

Phóng viên: Là người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, anh có đề xuất gì để việc thực thi Nghị định 168 đạt hiệu quả cao hơn nữa trong thời gian tới?

Trung tá, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn:

Ví như, giới nghệ sĩ có thể sáng tác các ca khúc, tiểu phẩm, phim ngắn truyền tải thông điệp về an toàn giao thông theo cách gần gũi, dễ nhớ, dễ lan toả. Kết hợp với các nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng để đưa thông điệp này vào các chương trình truyền hình, gameshow, talkshow… giúp người dân tiếp cận một cách tự nhiên. Đưa nội dung giáo dục về văn hóa giao thông vào các chương trình biểu diễn nghệ thuật cộng đồng, đặc biệt là cho giới trẻ.

Các nghệ sĩ nên chủ động chia sẻ trên mạng xã hội về việc tuân thủ Nghị định 168, chẳng hạn như "Không lái xe sau khi uống rượu bia", "Luôn đội mũ bảo hiểm khi ra đường". Tổ chức các chiến dịch truyền thông có sự tham gia của nghệ sĩ để nâng cao ý thức cộng đồng, như thử thách "Đi xe văn minh", "Thử thổi nồng độ cồn cùng thần tượng"… Tổ chức các cuộc thi sáng tác nhạc, vẽ tranh, viết kịch bản liên quan đến an toàn giao thông dành cho học sinh, sinh viên.

Mời nghệ sĩ giao lưu tại các trường học, chia sẻ câu chuyện thực tế về hậu quả của việc vi phạm luật giao thông để tăng tính thuyết phục. Sử dụng nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook, YouTube để lan tỏa các nội dung ngắn về giao thông an toàn theo phong cách vui nhộn, dễ tiếp cận…

Phóng viên: Theo anh, việc tuân thủ nghiêm Nghị định 168 góp phần như thế nào vào việc xây dựng hình ảnh người Hà Nội văn minh, thanh lịch?

Trung tá, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn:

Trong một sáng tác mới nhất của tôi gần đây về Hà Nội hiện đang rất viral đó là ca khúc "Hà Nội đến để yêu" với nội dung về nét hào hoa thanh lịch, tao nhã và lịch sự ngàn năm văn hiến của con người Hà Nội được "hoạ" nên như một bức tranh đầy cổ kính rêu phong nhưng đầy giá trị nghệ thuật cũng như văn hoá của con người Hà Nội. "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An" đã nói lên hết tất cả khí chất, phẩm chất, lối sống và tư duy cũng như ý thức văn minh, nhất là với chủ trương chính sách và pháp luật của Đảng và nhà nước. Đó là những giá trị cốt lõi của người Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến cũng như những người dân trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Phóng viên: Xin cảm ơn anh về cuộc trao đổi!

Phương Bùi (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tái hiện hành trình 30 năm Việt Nam tham gia ASEAN

Tái hiện hành trình 30 năm Việt Nam tham gia ASEAN

Ngày 25/2, Học viện Ngoại giao đã tổ chức Triển lãm ảnh với chủ đề “Hành trình 30 năm Việt Nam tham gia ASEAN” (28/7/1995 - 28/7/2025). Triển lãm là một trong những hoạt động kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và góp phần vào thành công của Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025.
Kịp thời cứu một phụ nữ trầm cảm có ý định tự tử

Kịp thời cứu một phụ nữ trầm cảm có ý định tự tử

Ngày 25/2, Công an thành phố Hà Nội thông tin về việc đã giải cứu an toàn một người phụ nữ có ý định tự tử từ trên tầng 18 tòa nhà chung cư Nguyễn Đức Cảnh (phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội).
Hà Nội bổ sung danh mục 14 dự án thu hồi đất năm 2025 với tổng diện tích 772,5ha

Hà Nội bổ sung danh mục 14 dự án thu hồi đất năm 2025 với tổng diện tích 772,5ha

Ngày 25/2, tại Kỳ họp thứ 21 (Kỳ họp chuyên đề), HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết điều chỉnh, bổ sung danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2025 trên địa bàn Thành phố.
Nộp tiền sử dụng đất đối với loại đất nông nghiệp không có giấy tờ như thế nào?

Nộp tiền sử dụng đất đối với loại đất nông nghiệp không có giấy tờ như thế nào?

Trả lời kiến nghị của cử tri về đất nông nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, Chính phủ đã quy định chi tiết việc tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tại Nghị định số 103/2024/NĐ-CP ngày 30/7/2024 của Chính phủ (điểm b khoản 1 Điều 10 và Điều 8).
Bạn cần biết những lý do không nên sử dụng chế độ tối trên Smartphone

Bạn cần biết những lý do không nên sử dụng chế độ tối trên Smartphone

Chế độ tối hiện nay đã trở thành một tính năng phổ biến trên hầu hết các thiết bị như smartphone và laptop, với mục tiêu giảm mỏi mắt và tiết kiệm pin. Tuy nhiên, không phải ai cũng thấy chế độ này tối ưu, và dưới đây là một số lý do giải thích tại sao bạn có thể cân nhắc trước khi sử dụng chế độ tối trên thiết bị của mình.
Tiêu chí thực hiện đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án sử dụng đất

Tiêu chí thực hiện đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án sử dụng đất

Sáng 25/2, tại kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định các tiêu chí để quyết định thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn Thành phố.
Thông qua Nghị quyết hỗ trợ kinh phí thực hiện chế độ tiền thưởng các cơ sở giáo dục công lập

Thông qua Nghị quyết hỗ trợ kinh phí thực hiện chế độ tiền thưởng các cơ sở giáo dục công lập

Thành phố Hà Nội dự kiến nhu cầu kinh phí thực hiện chế độ 10% tiền thưởng theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP năm học 2024-2025 khoảng 254.741 triệu đồng. Thời gian thực hiện từ năm học 2024-2025 (được tính từ tháng 7/2024 đến hết tháng 8/2025).

Tin khác

Vườn xuân thoang thoảng hương thầm

Vườn xuân thoang thoảng hương thầm

Mùa xuân dịu dàng như thiếu nữ vừa chớm thanh tân, ngọt ngào và đằm thắm. Mỗi độ xuân về, tôi nghe trái tim mình cũng đôi lần lạc nhịp, rộn rã bâng khuâng khi bắt gặp những cánh hoa e ấp nở trong vườn, xao xuyến theo tiếng yến anh lảnh lót say gọi tình yêu sau vòm lá xanh ngăn ngắt. Bất chợt như ai đang hát lời "thì thầm mùa xuân".
Cập nhật tiêu chí môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống tại Hà Nội

Cập nhật tiêu chí môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống tại Hà Nội

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà giao Sở Văn hóa và Thể thao khẩn trương tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo công tác quản lý lễ hội trên địa bàn, trong đó, cần cập nhật "Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống".
Thời gian ơi! Kể chuyện: Cuộc đối thoại đa thế hệ lên sóng truyền hình

Thời gian ơi! Kể chuyện: Cuộc đối thoại đa thế hệ lên sóng truyền hình

Chương trình "Thời gian ơi! Kể chuyện" - nơi những câu chuyện văn hóa và lịch sử được tái hiện qua lăng kính nghệ thuật sáng tạo, sẽ chính thức lên sóng vào 21h15 Chủ nhật hàng tuần trên kênh VTV3, bắt đầu từ ngày 23/2.
Biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội

Biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội

Thực hiện Kế hoạch của Thành ủy Hà Nội về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025), trong các tối 14, 15 và 16/3/2025, các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức chương trình biểu diễn tại trung tâm một số quận, huyện trên địa bàn thành phố.
Liên hoan đồng ca, hợp xướng “Đảng - Mùa xuân - Dân tộc ” - Hà Nội năm 2025

Liên hoan đồng ca, hợp xướng “Đảng - Mùa xuân - Dân tộc ” - Hà Nội năm 2025

Từ ngày 19 - 21/2, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức chung khảo Liên hoan đồng ca, hợp xướng “Đảng - Mùa xuân - Dân tộc” - Hà Nội năm 2025 với sự tham gia của 25 đơn vị quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố.
Triển lãm số về y dược triều Nguyễn: Dấu ấn hội nhập y học Đông - Tây

Triển lãm số về y dược triều Nguyễn: Dấu ấn hội nhập y học Đông - Tây

Triển lãm 3D trực tuyến chủ đề “Y dược triều Nguyễn: Gạch nối nền y học Đông - Tây” được Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tổ chức nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, 130 năm thành lập Viện Pasteur Nha Trang, 100 năm Viện Pasteur Hà Nội.
Giữ gìn văn hóa, ẩm thực của người Mường

Giữ gìn văn hóa, ẩm thực của người Mường

Văn hóa, ẩm thực của người Mường ở xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất, Hà Nội) được tạo lên từ những hoạt động truyền thống, món ăn đơn giản, dân dã mang hương vị của núi rừng, sông suối nhưng vô cùng độc đáo.
Phát huy giá trị truyền thống của Đạo Mẫu và Thiền Trúc Lâm trong đời sống tín ngưỡng

Phát huy giá trị truyền thống của Đạo Mẫu và Thiền Trúc Lâm trong đời sống tín ngưỡng

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, khi những giá trị truyền thống đứng trước nguy cơ mai một hoặc biến tướng, việc bảo tồn và phát huy các tín ngưỡng dân gian như Đạo Mẫu và Thiền phái Trúc Lâm không chỉ nhằm gìn giữ bản sắc văn hóa mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển tinh thần của con người.
Làng dệt lụa Vạn Phúc vươn tầm thế giới

Làng dệt lụa Vạn Phúc vươn tầm thế giới

Là một trong những làng nghề dệt lụa lâu đời với trên 1.000 năm tuổi, mới đây cùng với làng gốm Bát Tràng, làng dệt lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) đã chính thức gia nhập mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo thế giới. Làng dệt lụa Vạn Phúc đã khẳng định vị thế trên bản đồ văn hóa thế giới, đây chính là cơ hội để làng nghề quảng bá hình ảnh và sản phẩm ra thế giới, là tiền đề để các nghệ nhân nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thế giới nhưng vẫn giữ được hồn cốt và văn hóa bản địa.
Tuyên Quang: Đặc sắc Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La năm 2025

Tuyên Quang: Đặc sắc Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La năm 2025

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Tuyên Quang, từ ngày 9/3 đến 15/3/2025 (tức 10/2 đến 16/2 âm lịch), Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Tuyên Quang sẽ tổ chức Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La năm 2025, với chủ đề “Tôn vinh tín ngưỡng thờ Mẫu và bản sắc văn hóa Tuyên Quang”.
Xem thêm
Phiên bản di động