--> -->

Trại chăn nuôi lợn gây ô nhiễm ở huyện Thạch Thất: Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo xử lý

Báo Lao động Thủ đô đã từng có loạt bài phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi gây ra trên địa bàn xã Thạch Hòa, Yên Bình, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Mới đây, Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất đã có công văn gửi Lãnh đạo Trung đoàn 916 – Sư đoàn 371 (Bộ Tư lệnh Phòng không không quân); lãnh đạo Tiểu đoàn 26, Bộ tham mưu Tổng cục Hậu cần, là hai đơn vị cho thuê đất để các hộ chăn nuôi, thông báo về việc thực hiện các biện pháp cải thiện khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi gây ra…
Kỳ cuối: Vì sao các cơ quan liên quan vẫn im lặng? Kỳ 1: Hàng chục năm sống chung với ô nhiễm

Công văn số 541/UBND-TNMT ngày 9/4/2021 do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất Nguyễn Kim Loan nêu: Trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất đã có nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc các ngành, Ủy ban nhân dân xã Thạch Hòa, Yên Bình phối hợp với Trung đoàn 916 và Tiểu Đoàn 26 trong việc chỉ đạo thanh lý hợp đồng liên kết chăn nuôi trong diện tích đất của 2 đơn vị đang quản lý để khắc phục ngay tình trạng ô nhiễm môi trường phát sinh do việc chăn nuôi gây ra. Tuy nhiên, đến nay Ủy ban nhân dân huyện vẫn chưa nhận được kết quả xử lý ô nhiễm của các đơn vị Trung đoàn 916, Tiểu Đoàn 26 cũng như Ủy ban nhân dân xã Thạch Hòa, Yên Bình.

Trại chăn nuôi lợn gây ô nhiễm ở huyện Thạch Thất: Các cơ quan chức năng quyết liệt vào cuộc
Công văn số 541 của Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất

Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất yêu cầu Trung đoàn 916, Tiểu đoàn 26 thực hiện nghiêm túc Thông báo Kết luận số 93/TB - TTr ngày 23/01/2014 của Bộ Quốc phòng về kết quả kiểm tra quản lý sử dụng đất Quốc phòng và các văn bản chỉ đạo của Bộ (liên quan đến việc xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi gây ra – PV).

Báo cáo về Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất, Công an huyện, Ủy ban nhân dân xã Thạch Hòa, Ủy ban nhân dân xã Yên Bình kết quả xử lý khắc phục ô nhiễm môi trường, thanh lý các hợp đồng liên kết, tháo dỡ toàn bộ công trình chăn nuôi chăn nuôi trong khu vực khuôn viên đơn vị gây ô nhiễm môi trường và nhanh chóng sử dụng đất đúng mục đích an ninh quốc phòng theo quy định trước 15/4/2021.

Yêu cầu Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Kinh tế, Công an huyện, Ban chỉ huy quân sự huyện, Ủy ban nhân dân các xã Yên Bình, Thạch Hòa làm việc trực tiếp với các đơn vị về việc kiểm tra tiến độ cải thiện chất lượng môi trường trong và ngoài khu vực chăn nuôi của đơn vị, trường hợp cần thiết đề nghị các đơn vị thuê đơn vị tư vấn thực hiện ngay các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường trong khu vực chăn nuôi theo quy định của pháp luật.

Báo Lao động Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

H.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch công nghệ Hà Nội, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch công nghệ Hà Nội, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ

Sáng nay (18/7), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố thông qua Đề án “Thành lập sàn giao dịch công nghệ Hà Nội” (điều chỉnh Đề án 1442).
Kịp thời thăm hỏi, hỗ trợ gia đình các nạn nhân vụ tai nạn nghiêm trọng ở Dương Nội

Kịp thời thăm hỏi, hỗ trợ gia đình các nạn nhân vụ tai nạn nghiêm trọng ở Dương Nội

Ngay sau vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tối 16/7 trên địa bàn phường Dương Nội (Hà Nội), khiến một người tử vong và nhiều người bị thương, trong đó có hai trẻ nhỏ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Dương Nội đã phối hợp cùng các đoàn thể phường và cán bộ tổ dân phố tổ chức đoàn công tác đến thăm hỏi, động viên các gia đình bị ảnh hưởng.
Nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm đóng góp vào Dự thảo Văn kiện Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội

Nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm đóng góp vào Dự thảo Văn kiện Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội

Ngày 18/7, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý của đại diện văn nghệ sĩ, các nhà khoa học, trí thức, chức sắc tôn giáo Thủ đô; Bí thư, Hiệu trưởng, Chủ tịch hội đồng các trường đại học, cao đẳng, học viện trên địa bàn Thành phố vào Dự thảo Văn kiện Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Bài 1: Cách mạng trưởng thành từ trong gian khó

Bài 1: Cách mạng trưởng thành từ trong gian khó

Trước khi Nhân dân Việt Nam làm nên cuộc khởi nghĩa vĩ đại ngày 19/8/1945, đất nước đã trải qua những tháng ngày bị dồn nén bởi nhiều tầng áp bức, tận cùng của khổ đau, và đồng thời nung nấu trong lòng mình một nội lực đang lớn dần. Bối cảnh trước Cách mạng Tháng Tám là một chuỗi nghịch cảnh dồn dập, nhưng cũng chính là điều kiện cần và đủ - để một cuộc bứt phá lịch sử có thể xảy ra.
Phát huy vai trò Mặt trận trong giai đoạn mới: Khí thế từ Hội nghị đầu tiên tại phường Sơn Tây

Phát huy vai trò Mặt trận trong giai đoạn mới: Khí thế từ Hội nghị đầu tiên tại phường Sơn Tây

Ngày 17/7, Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Sơn Tây tổ chức Hội nghị lần thứ nhất nhằm công bố Quyết định thành lập và công nhận Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Sơn Tây; đánh giá kết quả công tác Mặt trận 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025.
Ngổn ngang rác thải giữa Thủ đô: Bao giờ mới chấm dứt thói quen vứt rác tùy tiện?

Ngổn ngang rác thải giữa Thủ đô: Bao giờ mới chấm dứt thói quen vứt rác tùy tiện?

Dưới gốc cây, chân cột điện, thậm chí ở giữa đường,… bất cứ chỗ nào “tiện” đều có thể trở thành nơi đổ rác lý tưởng. Bất kể đêm hay ngày, thói quen tiện đâu vứt rác đấy của nhiều người dân biến những vỉa hè, lòng đường trở thành điểm tập kết rác bất đắc dĩ, làm xấu đi môi trường và cảnh quan của Thủ đô.
Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/1/2026: Tăng bình quân 7,2%

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/1/2026: Tăng bình quân 7,2%

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, dự kiến sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2026. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng tháng và theo giờ sẽ được điều chỉnh tăng trung bình 7,2%, tương đương khoảng 300.000 đồng/tháng so với năm 2025.

Tin khác

Viện KSND tỉnh Hưng Yên trả lời Báo Lao động Thủ đô về phản ánh của người dân liên quan vụ đánh người tại Chung cư WestBay, KĐT Ecopark

Viện KSND tỉnh Hưng Yên trả lời Báo Lao động Thủ đô về phản ánh của người dân liên quan vụ đánh người tại Chung cư WestBay, KĐT Ecopark

Phản hồi tới Báo Lao động Thủ đô, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên cho biết, vụ việc đánh người xảy ra tại sảnh tầng 1, tòa nhà C, Chung cư WestBay, Khu đô thị Ecopark, thuộc địa phận xã Phụng Công, tỉnh Hưng Yên không khởi tố hình sự vì chưa đủ yếu tố cấu thành tội "Cố ý gây thương tích".
Bài học từ vụ lừa đảo Mr Pips

Bài học từ vụ lừa đảo Mr Pips

Vụ án lừa đảo công nghệ cao liên quan đến đối tượng Phó Đức Nam (biệt danh Mr Pips) đang khiến dư luận đặc biệt quan tâm không chỉ bởi quy mô khổng lồ, thủ đoạn tinh vi mà còn bởi số lượng nạn nhân lan rộng. Hơn 5.300 tỷ đồng bị thu giữ, hàng trăm người sập bẫy “đầu tư ảo”, con số là hồi chuông cảnh tỉnh cho bất kỳ ai còn mơ hồ trước những lời mời gọi làm giàu nhanh chóng trong thời đại số.
Chống hàng giả, hàng nhái: Người dân đồng lòng, kỳ vọng hiệu quả bền vững

Chống hàng giả, hàng nhái: Người dân đồng lòng, kỳ vọng hiệu quả bền vững

Trước thực trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng và môi trường kinh doanh, đợt cao điểm xử lý do lực lượng chức năng triển khai thời gian qua tại Hà Nội đã nhận được sự đồng tình mạnh mẽ từ người dân. Không chỉ ủng hộ về mặt chủ trương, nhiều người còn kỳ vọng chiến dịch lần này sẽ tạo ra chuyển biến thực chất, chấm dứt tình trạng “đánh trống bỏ dùi”.
Hàng giả - hàng nhái ở Hà Nội: Khó xử lý dứt điểm nếu không thường xuyên kiểm tra

Hàng giả - hàng nhái ở Hà Nội: Khó xử lý dứt điểm nếu không thường xuyên kiểm tra

Hàng giả, hàng nhái không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng và doanh nghiệp chân chính, mà còn phá vỡ niềm tin vào thị trường. Sau các đợt cao điểm xử lý, nhiều đối tượng lại tái hoạt động dưới hình thức tinh vi hơn. Những lỗ hổng trong cơ chế hậu kiểm, công nghệ truy xuất và chế tài xử phạt đang khiến cuộc chiến chống hàng giả trở thành một cuộc đua đường dài, đòi hỏi sự kiên trì và quyết liệt.
Hàng giả, hàng nhái tràn lan ở Hà Nội: Ai chịu trách nhiệm?

Hàng giả, hàng nhái tràn lan ở Hà Nội: Ai chịu trách nhiệm?

Từ quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng đến thiết bị điện tử, hàng giả, hàng nhái đang len lỏi khắp các ngõ ngách của Hà Nội. Tình trạng này không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn làm méo mó môi trường kinh doanh, suy giảm lòng tin vào hàng Việt. Trong khi đó, công tác quản lý và xử lý vi phạm vẫn còn nhiều bất cập, đòi hỏi những giải pháp quyết liệt, đồng bộ hơn từ các cơ quan chức năng và sự chung tay của toàn xã hội.
Bùng phát thực phẩm chức năng giả: Lỗ hổng trong quản lý?

Bùng phát thực phẩm chức năng giả: Lỗ hổng trong quản lý?

Vụ triệt phá hơn 100 tấn thực phẩm chức năng và thiết bị y tế giả ngay giữa lòng Thủ đô Hà Nội đang khiến dư luận bàng hoàng và đặt ra nhiều câu hỏi về trách nhiệm quản lý thị trường. Không chỉ là câu chuyện của một đường dây sản xuất tinh vi, đây còn là hồi chuông cảnh tỉnh về lỗ hổng trong kiểm soát chất lượng hàng hóa, cũng như sự chủ quan từ phía người tiêu dùng.
Cần giải quyết dứt điểm việc cư dân Skylight "tố" Ban quản trị liên quan đến phí và Quỹ bảo trì

Cần giải quyết dứt điểm việc cư dân Skylight "tố" Ban quản trị liên quan đến phí và Quỹ bảo trì

Vụ việc "lùm xùm" liên quan đến phí chung cư giữa cư dân chung cư Skylight, 125D Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội với Ban quản trị lẽ ra sẽ được làm sáng tỏ và giải quyết dứt điểm để người dân không phải "vác đơn" đến cơ quan công quyền và báo chí nếu lãnh đạo quận, Phòng Quản lý Đô thị quận Hai Bà Trưng giải quyết đúng quy trình, quy định của pháp luật, cụ thể là Luật Tiếp công dân và Luật Tố cáo.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

"UBND huyện Ba Vì tiếp tục chỉ đạo UBND xã Minh Quang yêu cầu ông Nguyễn Trọng Hiếu múc bỏ toàn bộ đất, đá đã đổ vào lòng hồ Đầm, khắc phục dứt điểm sai phạm theo quy định của pháp luật". Đây là nội dung trong báo cáo gửi thành phố Hà Nội của UBND huyện Ba Vì, sau chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan đến nội dung Báo Lao động Thủ đô phản ánh về tình trạng san lấp trái phép tại hồ Đầm (xã Minh Quang). Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, những vi phạm này chưa được xử lý dứt điểm. Có lẽ đã đến lúc cần phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu ở địa phương này.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Xem thêm
Phiên bản di động