--> -->
Trại chăn nuôi lợn gây ô nhiễm ở huyện Thạch Thất

Kỳ cuối: Vì sao các cơ quan liên quan vẫn im lặng?

Trại lợn gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn xã Yên Bình, huyện Thạch Thất đã khiến cuộc sống người dân xung quanh khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong suốt hơn 10 năm qua. Các cấp các ngành cũng đã vào cuộc xử lý nhưng chưa triệt để.
Kỳ cuối: Vì sao các cơ quan liên quan  vẫn im lặng? Kỳ 1: Hàng chục năm sống chung với ô nhiễm

Không đảm bảo xử lý toàn bộ chất thải, nước thải

Qua tìm hiểu, tại nhiều kỳ tiếp xúc cử tri phục vụ các kỳ họp Hội đồng nhân dân huyện Thạch Thất, Ủy ban nhân dân huyện đã tiếp nhận ý kiến phản ánh của cử tri xã Thạch Hòa và cử tri xã Bình Yên liên quan đến hoạt động chăn nuôi trên địa bàn gây ô nhiễm môi trường.

Kỳ cuối: Vì sao các cơ quan liên quan  vẫn im lặng?
Một xe ô tô chở lợn trước cổng trại chăn nuôi

Các khu chăn nuôi hiện nằm trong khu vực quản lý của Tiểu đoàn 26 - Tổng cục Hậu cần và Trung đoàn 916 - Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân, thuộc hai xã Yên Bình và Thạch Hòa. Ủy ban nhân dân huyện đã nhiều năm liền thành lập tổ công tác liên ngành kiểm tra, đánh giá thực trạng hoạt động và xử lý chất thải chăn nuôi của các khu chăn nuôi. Kết quả kiểm tra cho thấy, hầu hết các hộ chăn nuôi không có đề án bảo vệ môi trường, không chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường làm ảnh hưởng đến môi trường 2 xã theo phản ánh của cử tri là đúng.

Ngày 12/4/2016, Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất có văn bản số 622/UBND-TNMT báo cáo kết quả kiểm tra quan trắc hiện trạng môi trường tại khu vực các trang trại chăn nuôi trong khuôn viên đất Tiểu đoàn 26 tại xã Yên Bình và Trung đoàn 916 tại xã Thạch Hòa gửi Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Phòng không – Không quân và Bộ Tham mưu – Tổng cục Hậu cần.

Theo hồ sơ các đơn vị cung cấp, năm 2006, Tiểu đoàn 26 – Tổng cục Hậu cần, đã thực hiện ký liên kết chăn nuôi với ông Nguyễn Văn Luân và ông Vũ Văn Hùng (thường trú tại xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội). Tổng diện tích đất giao là 8ha thuộc khu đất do Bộ Tham mưu Tổng cục Hậu cần quản lý tại xã Yên Bình, huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình (nay là huyện Thạch Thất, Hà Nội). Sau khi được giao đất, ông Luân và ông Hùng đã cho các hộ gia đình, cá nhân khác xây dựng chuồng trại và chăn nuôi. Số hộ gia đình và cá nhân quản lý chuồng trại trong khu đất thường xuyên thay đổi... Trong nhiều năm liền kểm tra, các công trình của các hộ xây dựng không có chức năng xử lý mà cơ bản chỉ lắng sơ bộ rồi thải ra môi trường.

Về thực trạng chăn nuôi thuộc Trung đoàn 916, năm 2015, Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất thực hiện kiểm tra việc chăn nuôi và xử lý môi trường của chủ chăn nuôi trong khuôn viên đất do Trung đoàn quản lý tại xã Thạch Hòa. Theo báo cáo của tổ công tác, hầu hết các hộ chăn nuôi ký hợp đồng liên kết với Trung đoàn từ năm 2004 đến nay. Ban đầu ký hợp đồng liên kết trồng cây xanh, sau đó năm 2007, một số hộ ký gia hạn hoặc ký mới có bổ sung thêm việc xây dựng chuồng trại chăn nuôi.

Thống kê cho thấy, trong đó 13 hộ chăn nuôi, tổng diện tích Trung đoàn ký với các hộ dân khoảng 35 ha. Trong đó có 33 chuồng lợn và 8 chuồng gà. Tuy nhiên không có hộ nào được đăng ký xác nhận hồ sơ về môi trường theo quy định. Quy mô đầu tư bể chứa của các hộ không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình và không đủ đáp ứng xử lý lượng nước thải, chất thải phát sinh với quy mô chăn nuôi. Do đó, không đảm bảo xử lý toàn bộ chất thải, nước thải phát sinh hàng ngày.

Tiếp tục kiến nghị thành phố

Để giải quyết khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, tại văn bản 622, Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất đề nghị Bộ Quốc phòng chỉ đạo các đơn vị quân đội trên địa bàn huyện thanh lý, chấm dứt hợp đồng liên kết chăn nuôi sản xuất với các tổ chức, cá nhân; sử dụng đất đúng mục đích được giao. Đồng thời chủ động khắc phục và phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình xử lý ô nhiễm môi trường, cải thiện chất lượng môi trường trong khu vực liên kết chăn nuôi. Đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị quân đội, Ủy ban nhân dân huyện, xã khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, phòng chống dịch bệnh do hoạt động chăn nuôi gây ra tại khu vực xã Yên Bình, Thạch Hòa và Bình Yên…

Gần đây nhất, ngày 27/2/2019, Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất có công văn số 212/UBND-TNMT gửi Bộ Quốc phòng đề nghị chỉ đạo các đơn vị quân đội trên địa bàn huyện sử dụng đất đúng mục đích và đảm bảo vệ sinh môi trường. Công văn nêu: Sau khi Bộ Quốc phòng ban hành văn bản 8925/BQP-VP ngày 1/8/2017 về việc xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi của Tiểu đoàn 26, Trung đoàn 916 với các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã Yên Bình, Thạch Hòa, Ủy ban nhân dân huyện đã chủ động làm việc, kiểm tra, nắm tình hình thực tế các nội dung chỉ đạo của Bộ Quốc phòng.

Liên quan đến trại chăn nuôi gây ô nhiễm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất do báo chí phản ánh, ngày 17/12/2015, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có công văn số 8722/VP-TNMT gửi Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất, Sở Tài nguyên và Môi trường, giao các đơn vị kiểm tra giải quyết theo thẩm quyền.

Kết quả cho thấy, Tiểu đoàn 26 đã chỉ đạo các hộ chăn nuôi đầu tư hệ thống xử lý nước thải, cơ bản đáp ứng được việc xử lý nước thải phát sinh của các hộ chăn nuôi. Trung đoàn 916 đã thành lập tổ công tác, kiểm tra xử lý, thanh lý các hợp đồng liên kết chăn nuôi trong đơn vị. Đã thanh lý về mặt hồ sơ với toàn bộ hợp đồng, tháo dỡ 14 chuồng, 21 chuồng dừng chăn nuôi, còn lại 48 chuồng vẫn chăn nuôi...

Tuy nhiên, theo phản ánh của cử tri xã Thạch Hòa và Bình Yên tại kỳ họp thứ 6 Hội đồng nhân dân huyện nhiệm kỳ 2016-2020, các hộ chăn nuôi trong đơn vị trong thời gian qua vẫn tiếp tục nhập giống lợn, không thực hiện tốt biện pháp về bảo vệ môi trường gây ảnh hưởng đến nhân dân xung quanh, không xử lý dứt điểm, triệt để theo chỉ đạo của Bộ Quốc phòng.

Qua thực tế nắm bắt, trên địa bàn xã Yên Bình và Thạch Hòa, các đơn vị quận đội cho thuê mặt bằng để chăn nuôi, xây dựng xưởng sản xuất, lắp đặt trạm bê tông không có giấy phép xây dựng, không có biện pháp bảo vệ môi trường được phê duyệt làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Ủy ban nhân dân huyện đề nghị Bộ Quốc phòng chỉ đạo cơ quan chuyên môn của Bộ thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất; bảo vệ môi trường của các đơn vị. Đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm, đúng pháp luật các trường hợp vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, sử dụng đất…

Trao đổi với phóng viên qua điện thoại, ông Nguyễn Mạnh Hồng – Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất, cho biết: Từ thời điểm Ủy ban nhân dân huyện có văn bản số 212/UBND-TNMT ngày 27/2/2019 gửi Bộ Quốc phòng đến nay, Ủy ban nhân dân huyện chưa nhận được hồi âm từ phía Bộ Quốc phòng. Được biết ngày 20/5, đoàn giám sát đô thị của Hội đồng nhân dân thành phố về kiểm tra thực tế, chúng tôi sẽ có ý kiến kiến nghị với đoàn giám sát về tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Thạch Thất.

H.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

UBND TP Hà Nội yêu cầu làm rõ dấu hiệu lấn chiếm hồ Cầu Cốc do Báo Lao động Thủ đô phản ánh

UBND TP Hà Nội yêu cầu làm rõ dấu hiệu lấn chiếm hồ Cầu Cốc do Báo Lao động Thủ đô phản ánh

UBND thành phố Hà Nội giao phường Tây Mỗ kiểm tra thông tin Báo Lao động Thủ đô phản ánh hồ Cầu Cốc đang có dấu hiệu bị lấn chiếm.
Thanh Hóa: Bắt giữ băng nhóm tội phạm cộm cán, nguy hiểm

Thanh Hóa: Bắt giữ băng nhóm tội phạm cộm cán, nguy hiểm

Công an tỉnh Thanh Hóa vừa ra lệnh tạm giữ hình sự đối với 8 đối tượng trong băng, ổ nhóm tội phạm do Bùi Quốc Ý (tức Ý Ẻng, SN 1981) cầm đầu
MTTQ xã Vân Đình kiện toàn bộ máy, nâng tầm vai trò trung tâm đoàn kết toàn dân

MTTQ xã Vân Đình kiện toàn bộ máy, nâng tầm vai trò trung tâm đoàn kết toàn dân

Ngày 18/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam xã Vân Đình đã tổ chức Hội nghị lần thứ nhất, kiện toàn bộ máy và đề ra phương hướng hoạt động 6 tháng cuối năm. Hội nghị là dấu mốc quan trọng, khẳng định vai trò nòng cốt của MTTQ trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và góp phần phát triển địa phương.
Hà Nội lấy ý kiến cộng đồng về phương án tuyến đường sắt đô thị số 5

Hà Nội lấy ý kiến cộng đồng về phương án tuyến đường sắt đô thị số 5

Ban Quản lý Dự án đường sắt đô thị Hà Nội thông tin, đơn vị vừa phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Quốc Oai tổ chức hội nghị lấy ý kiến người dân về phương án tuyến, vị trí và các hạng mục công trình thuộc Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 5, đoạn Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc.
Thu hút nhân tài gắn với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Thủ đô

Thu hút nhân tài gắn với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Thủ đô

Tham gia góp ý vào Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội, GS.TS Lê Anh Tuấn - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Đại học Bách khoa Hà Nội đã trao đổi về các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để thu hút nhân tài gắn với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Thủ đô và tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho các ngành công nghệ chiến lược, công nghệ lõi.
Khi người dân không còn thấy mình là “khách”

Khi người dân không còn thấy mình là “khách”

Chỉ sau hơn nửa tháng đi vào hoạt động, mô hình chính quyền 2 cấp tại Hà Nội, đặc biệt ở các địa phương ngoại thành đã thắp lên luồng sinh khí mới. Dẫu còn đôi chút bỡ ngỡ, nhưng tinh thần đoàn kết, chủ động và kỷ cương đã nhanh chóng lan tỏa. Một diện mạo hành chính đổi mới, quyết liệt vì dân đang dần hình thành, mở ra kỳ vọng về một đô thị hiện đại, đời sống Nhân dân ngày một nâng cao.
Tiến độ khởi công 2 tuyến metro của Hà Nội trong năm 2025

Tiến độ khởi công 2 tuyến metro của Hà Nội trong năm 2025

Thành phố Hà Nội yêu cầu đảm bảo tiến độ khởi công tuyến metro số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo vào ngày 10/10 và tuyến metro số 5 Văn Cao - Hòa Lạc vào ngày 19/12.

Tin khác

Viện KSND tỉnh Hưng Yên trả lời Báo Lao động Thủ đô về phản ánh của người dân liên quan vụ đánh người tại Chung cư WestBay, KĐT Ecopark

Viện KSND tỉnh Hưng Yên trả lời Báo Lao động Thủ đô về phản ánh của người dân liên quan vụ đánh người tại Chung cư WestBay, KĐT Ecopark

Phản hồi tới Báo Lao động Thủ đô, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên cho biết, vụ việc đánh người xảy ra tại sảnh tầng 1, tòa nhà C, Chung cư WestBay, Khu đô thị Ecopark, thuộc địa phận xã Phụng Công, tỉnh Hưng Yên không khởi tố hình sự vì chưa đủ yếu tố cấu thành tội "Cố ý gây thương tích".
Bài học từ vụ lừa đảo Mr Pips

Bài học từ vụ lừa đảo Mr Pips

Vụ án lừa đảo công nghệ cao liên quan đến đối tượng Phó Đức Nam (biệt danh Mr Pips) đang khiến dư luận đặc biệt quan tâm không chỉ bởi quy mô khổng lồ, thủ đoạn tinh vi mà còn bởi số lượng nạn nhân lan rộng. Hơn 5.300 tỷ đồng bị thu giữ, hàng trăm người sập bẫy “đầu tư ảo”, con số là hồi chuông cảnh tỉnh cho bất kỳ ai còn mơ hồ trước những lời mời gọi làm giàu nhanh chóng trong thời đại số.
Chống hàng giả, hàng nhái: Người dân đồng lòng, kỳ vọng hiệu quả bền vững

Chống hàng giả, hàng nhái: Người dân đồng lòng, kỳ vọng hiệu quả bền vững

Trước thực trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng và môi trường kinh doanh, đợt cao điểm xử lý do lực lượng chức năng triển khai thời gian qua tại Hà Nội đã nhận được sự đồng tình mạnh mẽ từ người dân. Không chỉ ủng hộ về mặt chủ trương, nhiều người còn kỳ vọng chiến dịch lần này sẽ tạo ra chuyển biến thực chất, chấm dứt tình trạng “đánh trống bỏ dùi”.
Hàng giả - hàng nhái ở Hà Nội: Khó xử lý dứt điểm nếu không thường xuyên kiểm tra

Hàng giả - hàng nhái ở Hà Nội: Khó xử lý dứt điểm nếu không thường xuyên kiểm tra

Hàng giả, hàng nhái không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng và doanh nghiệp chân chính, mà còn phá vỡ niềm tin vào thị trường. Sau các đợt cao điểm xử lý, nhiều đối tượng lại tái hoạt động dưới hình thức tinh vi hơn. Những lỗ hổng trong cơ chế hậu kiểm, công nghệ truy xuất và chế tài xử phạt đang khiến cuộc chiến chống hàng giả trở thành một cuộc đua đường dài, đòi hỏi sự kiên trì và quyết liệt.
Hàng giả, hàng nhái tràn lan ở Hà Nội: Ai chịu trách nhiệm?

Hàng giả, hàng nhái tràn lan ở Hà Nội: Ai chịu trách nhiệm?

Từ quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng đến thiết bị điện tử, hàng giả, hàng nhái đang len lỏi khắp các ngõ ngách của Hà Nội. Tình trạng này không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn làm méo mó môi trường kinh doanh, suy giảm lòng tin vào hàng Việt. Trong khi đó, công tác quản lý và xử lý vi phạm vẫn còn nhiều bất cập, đòi hỏi những giải pháp quyết liệt, đồng bộ hơn từ các cơ quan chức năng và sự chung tay của toàn xã hội.
Bùng phát thực phẩm chức năng giả: Lỗ hổng trong quản lý?

Bùng phát thực phẩm chức năng giả: Lỗ hổng trong quản lý?

Vụ triệt phá hơn 100 tấn thực phẩm chức năng và thiết bị y tế giả ngay giữa lòng Thủ đô Hà Nội đang khiến dư luận bàng hoàng và đặt ra nhiều câu hỏi về trách nhiệm quản lý thị trường. Không chỉ là câu chuyện của một đường dây sản xuất tinh vi, đây còn là hồi chuông cảnh tỉnh về lỗ hổng trong kiểm soát chất lượng hàng hóa, cũng như sự chủ quan từ phía người tiêu dùng.
Cần giải quyết dứt điểm việc cư dân Skylight "tố" Ban quản trị liên quan đến phí và Quỹ bảo trì

Cần giải quyết dứt điểm việc cư dân Skylight "tố" Ban quản trị liên quan đến phí và Quỹ bảo trì

Vụ việc "lùm xùm" liên quan đến phí chung cư giữa cư dân chung cư Skylight, 125D Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội với Ban quản trị lẽ ra sẽ được làm sáng tỏ và giải quyết dứt điểm để người dân không phải "vác đơn" đến cơ quan công quyền và báo chí nếu lãnh đạo quận, Phòng Quản lý Đô thị quận Hai Bà Trưng giải quyết đúng quy trình, quy định của pháp luật, cụ thể là Luật Tiếp công dân và Luật Tố cáo.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

"UBND huyện Ba Vì tiếp tục chỉ đạo UBND xã Minh Quang yêu cầu ông Nguyễn Trọng Hiếu múc bỏ toàn bộ đất, đá đã đổ vào lòng hồ Đầm, khắc phục dứt điểm sai phạm theo quy định của pháp luật". Đây là nội dung trong báo cáo gửi thành phố Hà Nội của UBND huyện Ba Vì, sau chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan đến nội dung Báo Lao động Thủ đô phản ánh về tình trạng san lấp trái phép tại hồ Đầm (xã Minh Quang). Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, những vi phạm này chưa được xử lý dứt điểm. Có lẽ đã đến lúc cần phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu ở địa phương này.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Xem thêm
Phiên bản di động