--> -->

TP.HCM: Dự kiến thu gần 33.000 tỷ đồng từ tiền sử dụng đất

Dự kiến trong năm 2024 Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ thu gần 33.000 tỷ đồng từ 3 nguồn gồm bán đấu giá 3 khu đất trong dự án Khu đô thị mới (KĐTM) Thủ Thiêm, thu nghĩa vụ tài chính 8 khu đất khác trong KĐTM Thủ Thiêm và thu nghĩa vụ tài chính bổ sung đối với 32 khu đất khác trên địa bàn.
Quy định mới về thời gian nộp hồ sơ gia hạn sử dụng đất ở thành phố Hà Nội Chuyển công an điều tra dự án nhà ở Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh TP.HCM: Tiến độ giải ngân "rùa bò" tại các dự án trọng điểm

Đây là thông tin đáng chú ý mà Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM vừa báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố về các giải pháp thực hiện chỉ tiêu thu tiền sử dụng đất năm 2024.

TP.HCM: Dự kiến thu gần 33.000 tỷ đồng từ tiền sử dụng đất
Dự kiến TP.HCM sẽ thu gần 33.000 tỷ đồng từ tiền sử dụng đất trong năm 2024.

Cụ thể, dự kiến 3 khu đất trong KĐTM Thủ Thiêm (lô 1-2, 1-3, 3-5) sẽ có nguồn thu hơn 1.705 tỷ đồng. Có 8 khu đất khác trong KĐTM Thủ Thiêm sẽ hoàn thành nghĩa vụ tài chính với số tiền gần 24.000 tỷ đồng. Đó là khu đất làm dự án của Công ty TNHH Nam Rạch Chiếc, hiện đang rà soát lại nghĩa vụ tài chính theo báo cáo 332 năm 2020 của Thanh tra Chính phủ; khu đất của Công ty TNHH Liên danh Thành phố Đế Vương có nguồn thu dự kiến 4.000 tỷ đồng, thực hiện theo Kết luận 1037 năm 2019 của Thanh tra Chính phủ.

Khu đất làm dự án của Công ty CP Tập đoàn Nova có nguồn thu dự kiến 350 tỷ đồng theo chứng thư thẩm định giá, thực hiện theo Quyết định số 1416 năm 2017 của Thanh tra Chính phủ; khu đất của Công ty CP Quốc Lộc Phát hiện đang rà soát lại nghĩa vụ tài chính theo Kết luận số 1037 năm 2019 của Thanh tra Chính phủ. Khu đất làm dự án của Tổng Công ty Xây dựng Công trình hàng không ACC có nguồn thu dự kiến 15 tỷ đồng theo chứng thư thẩm định giá, thực hiện theo Kết luận 757 năm 2021 của Thanh tra Chính phủ.

Tương tự dự án đối ứng với dự án BT trong khu đô thị mới Thủ Thiêm hiện đang rà soát lại nghĩa vụ tài chính theo Kết luận 1037 năm 2019 của Thanh tra Chính phủ; khu đất làm dự án của Công ty CP Bất động sản Nguyên Phương dự kiến có nguồn thu 3.500 tỷ đồng theo chứng thư thẩm định giá, thực hiện theo báo cáo 332 năm 2020 của Thanh tra Chính phủ. Khu đất làm dự án khu phức hợp thông minh Thủ Thiêm Eco Smart ước thu 16.000 tỷ đồng theo chứng thư thẩm định giá, thực hiện theo báo cáo 332 năm 2020 của Thanh tra Chính phủ.

Trong khi đó, 32 khu đất khác trên địa bàn Thành phố dự kiến sẽ đem về nguồn thu nghĩa vụ tài chính bổ sung gần 7.300 tỷ đồng như khu nhà ở Vĩnh Lộc A của Công ty CP Đầu tư và Phát triển An Nhân; dự án 29B Nguyễn Đình Chiểu của Công ty CP NDC An Khang; khu đất số 17 đường số 4, thành phố Thủ Đức của Công ty CP Đầu tư kinh doanh địa ốc Hưng Thịnh; dự án Tropic 1 phường Thảo Điền, thành phố Thủ Đức của Tập đoàn Novaland; khu đất hơn 1ha tại phường Thảo Điền, thành phố Thủ Đức của Công ty CP Bất động sản Sơn Kim…

Liên quan đến vấn đề thu ngân sách từ tiền sử dụng đất, theo Cục Thuế TP.HCM, từ đầu năm 2024 đến ngày 24/9/2024 khoản thu từ tiền sử dụng đất của Thành phố đạt gần 5.700 tỷ đồng, tăng 1.834 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 148%); khoản thu từ tiên thuê đất, thuê mặt nước đạt hơn 4.100 tỷ đồng, tăng 1.641 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 167%); khoản thu từ chuyển nhượng bất động sản đạt gần 6.000 tỷ đồng, tăng 1.661 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 139%)
Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp về công tác giáo dục nghề nghiệp (GDNN), Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tuyên truyền thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng GDNN trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2025 - 2030, định hướng đến năm 2035”.
Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 tập trung vào các mục tiêu chính như: Đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của cả nước.
Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi

Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi

Ngày Dân số thế giới 11/7 năm nay có chủ đề “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”. Thông điệp này nhằm nhấn mạnh đến quyền cơ bản của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ và thanh niên được tiếp cận thông tin, dịch vụ y tế để chủ động, tự do và có trách nhiệm trong quyết định về sinh sản.
EVNHANOI cảnh báo thủ đoạn mạo danh ngành điện lợi dụng sắp xếp tổ chức để lừa đảo

EVNHANOI cảnh báo thủ đoạn mạo danh ngành điện lợi dụng sắp xếp tổ chức để lừa đảo

Hiện nay, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã thực hiện tổ chức lại mô hình các Công ty Điện lực, từ 30 đơn vị cấp quận/huyện, thành 12 Công ty Điện lực khu vực, phù hợp với địa giới hành chính mới của Thủ đô. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội cho những tổ chức lừa đảo, lợi dụng thông tin sáp nhập để giả danh nhân viên ngành điện, thực hiện hành vi lừa đảo tinh vi nhằm chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Hàng tỷ đồng "bốc hơi" vì chiêu trò lừa đảo sàn vàng quốc tế siêu lợi nhuận

Hàng tỷ đồng "bốc hơi" vì chiêu trò lừa đảo sàn vàng quốc tế siêu lợi nhuận

Hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng của nhiều người dân Hà Nội đã "bốc hơi" chỉ sau vài cú nhấp chuột vì tin những lời mời gọi "rót vốn" siêu lợi nhuận vào các sàn giao dịch vàng quốc tế ảo. Công an thành phố Hà Nội tiếp tục cảnh báo về chiêu thức lừa đảo tinh vi này, khi các đối tượng lợi dụng lòng tin và sự thiếu hiểu biết để chiếm đoạt tài sản.
Giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, nổi cộm, đảm bảo đúng quy định pháp luật

Giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, nổi cộm, đảm bảo đúng quy định pháp luật

Thời gian qua tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục được giữ ổn định. Viện Kiểm sát nhân dân hai cấp Thành phố phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư pháp và chính quyền địa phương giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vấn đề phát sinh, nổi cộm, đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.
Thuê chuyên gia làm lãnh đạo trong một số nhiệm vụ cải cách thể chế, hoạch định chính sách công

Thuê chuyên gia làm lãnh đạo trong một số nhiệm vụ cải cách thể chế, hoạch định chính sách công

Hợp đồng thực hiện nhiệm vụ của công chức được áp dụng trong việc thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ của vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý mang tính chất chiến lược, đột xuất, cấp bách, không thường xuyên.

Tin khác

Thuê chuyên gia làm lãnh đạo trong một số nhiệm vụ cải cách thể chế, hoạch định chính sách công

Thuê chuyên gia làm lãnh đạo trong một số nhiệm vụ cải cách thể chế, hoạch định chính sách công

Hợp đồng thực hiện nhiệm vụ của công chức được áp dụng trong việc thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ của vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý mang tính chất chiến lược, đột xuất, cấp bách, không thường xuyên.
Công chứng điện tử có giá trị như văn bản giấy, thuận tiện giao dịch

Công chứng điện tử có giá trị như văn bản giấy, thuận tiện giao dịch

Luật Công chứng 2024 và Nghị định 104/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 với rất nhiều thay đổi, người dân cần nắm rõ để thuận tiện khi thực hiện các giao dịch.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nêu rõ mục tiêu dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nêu rõ mục tiêu dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Nhấn mạnh, vừa qua với việc triển khai một số dự án đường sắt đô thị, có lẽ đã để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tốt hơn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết, nếu sắp tới chúng ta bỏ ra gần 70 tỷ USD (tổng vốn đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam) mà chỉ được công trình như tuyến đường sắt đô thị ở 2 thành phố lớn, thì người dân phấn khởi, nhưng vẫn chưa thành công.
Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm: Cần trách nhiệm của ba bên

Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm: Cần trách nhiệm của ba bên

Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, để kiểm soát an toàn thực phẩm, việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát cần làm “lặng lẽ”, thường xuyên, tránh tình trạng khi có chuyện xảy ra thì cơ quan chức năng ngay lập tức lên đợt cao điểm kiểm tra, rà soát, còn những người vi phạm ngay lập tức giấu biến đi chờ “trời yên biển lặng”...
Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người

Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người

Đoàn Việt Nam sẽ tham gia Phiên đối thoại trên tinh thần cởi mở, chân thành, hợp tác và xây dựng. Phiên đối thoại sẽ tập trung vào một số thông điệp như Việt Nam đang tập trung thực hiện nhiều đột phá có tính cách mạng để đưa đất nước Việt Nam bước vào kỷ nguyên phát triển mới, trong đó có việc đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
Rút ngắn thời gian, giảm chi phí và thủ tục thi hành án dân sự

Rút ngắn thời gian, giảm chi phí và thủ tục thi hành án dân sự

Ngày 4/7, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật đã tổ chức hội thảo khoa học Góp ý dự thảo Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi) năm 2025, do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo.
Bộ Tư pháp công bố các quyết định về công tác tổ chức hệ thống Thi hành án dân sự

Bộ Tư pháp công bố các quyết định về công tác tổ chức hệ thống Thi hành án dân sự

Sáng 4/7, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ công bố các quyết định về công tác tổ chức cán bộ hệ thống Thi hành án dân sự (THADS) và ra mắt phần mềm Biên lai điện tử THADS.
Thành phố Hồ Chí Minh bổ nhiệm lãnh đạo 10 cơ quan báo chí

Thành phố Hồ Chí Minh bổ nhiệm lãnh đạo 10 cơ quan báo chí

Sáng 3/7, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí minh Nguyễn Văn Được đã trao quyết định bổ nhiệm cán bộ và công bố quyết định thành lập các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng Bí thư chỉ đạo 8 nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Tổng Bí thư chỉ đạo 8 nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, ngày 2/7, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao kết quả đạt được trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số 6 tháng đầu năm của Chính phủ, Quốc hội và các bộ, ngành, địa phương.
Đại tá Lưu Nam Tiến nhận nhiệm vụ Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội

Đại tá Lưu Nam Tiến nhận nhiệm vụ Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội

Ngày 2/7, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị bàn giao nhiệm vụ Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô. Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội và Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tham dự hội nghị.
Xem thêm
Phiên bản di động