-->

Tinh gọn bộ máy, cơ hội và thách thức cho bất động sản

Các nhà đầu tư đang kỳ vọng khi tinh gọn bộ máy sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản (BĐS). Điều này giúp giảm thiểu thời gian, chi phí, chính sách pháp lý khiến thị trường BĐS sẵn sàng bước vào chu kỳ mới, thăng hoa và phát triển tốt.
Ngân hàng chỉ đầu tư vốn ngắn hạn cho bất động sản Loại hình bất động sản nào sẽ là cơ hội cho nhà đầu tư? Đồng bộ các giải pháp để lành mạnh hoá thị trường bất động sản

Các yếu tố mới tác động đến thị trường BĐS

Nhiều chính sách mới được ban hành, việc sáp nhập các bộ, ngành, nguy cơ chiến tranh thương mại, áp lực đến hạn thanh toán nợ trái phiếu - hàng loạt yếu tố mới này được đánh giá là sẽ tác động mạnh tới thị trường BĐS trong năm 2025.

Thị trường BĐS có ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế quốc gia, từ tăng trưởng GDP đến việc tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bên cạnh đó, các khoản thu từ thuế và phí BĐS cũng đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách Nhà nước.

Tại tọa đàm “BĐS năm 2025: tìm kiếm cơ hội trong thách thức” tổ chức ngày 11/2 vừa qua, ông Lê Văn Bình, Phó vụ trưởng Vụ Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường phân tích: giai đoạn 2023-2024, thị trường nhà ở thiếu nguồn cung, giá bán tăng đột biến. Hiện tại tìm nhà gá tầm 50 triệu/m2 rất khó, rất hiếm. Cả nhà chung cư cũ, tập thể cũ, giá bán cũng lên gấp 1,5 - 2 lần so với trước đây. Đó là do tác động của thị trường BĐS trong những năm vừa qua.

Tinh gọn bộ máy, cơ hội và thách thức cho bất động sản
Hiện tại tìm nhà gá tầm 50 triệu/m2 rất khó, rất hiếm (Ảnh minh họa: BT)

Tuy nhiên, khi thiết lập khung giá mới, nguồn cung tăng lên, thị trường bắt đầu chững lại. Sắp tới, cùng với các chính sách mới được ban hành, các sản phẩm nhà ở được cung cấp ra thị trường nhiều hơn, giá cả sẽ dần ổn định hơn, từ đó, người lao động có thể tiếp cận mua nhà.

Các BĐS có sẵn trên thị trường hiện nay thường là sản phẩm được tung ra cách đây vài năm, thậm chí 10 năm trước. Do đó, có nhanh thì cũng phải 2-4 năm nữa mới có sản phẩm theo chính sách mới. Một yếu tố nữa cũng được cho là sẽ tác động mạnh tới thị trường BĐS là đề xuất đánh thuế BĐS thứ hai (nếu được triển khai).

Về tác động của hành lang pháp lý mới, nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại rằng sau hơn 6 tháng Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh BĐS 2023 đi vào cuộc sống, với hàng loạt nghị định, thông tư, văn bản, quy định mới… được ban hành, tình trạng thiếu hụt nguồn cung nhà ở giá cả phải chăng chưa có gì chuyển biến.

Trong khi đó, triển khai Luật mới, nhiều địa phương đã ban hành Bảng giá đất điều chỉnh với mức tăng cao so với mặt bằng giá trước đây càng khiến cho giá nhà ở “leo thang”, tình trạng mất cân bằng cung - cầu, thiếu hụt nguồn cung nhà ở giá bình dân ngày càng trầm trọng, đầu cơ đất đai sẽ phổ biến hơn.

Kịch bản BĐS từ sau tinh gọn bộ máy

Việc hợp nhất, tinh gọn bộ máy không làm ảnh hưởng đến công việc và bản chất vốn có. Mặc dù vậy, phần nào đó vẫn có tác động về mặt tâm lý không chỉ với lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương mà còn với doanh nghiệp, nhà đầu tư BĐS. Đây cũng là một thách thức mà thị trường phải đối diện để tìm ra cơ hội trong kỷ nguyên mới.

Ông Vương Duy Dũng, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS, Bộ Xây dựng cho rằng, đây là cơ hội không phải riêng của lĩnh vực BĐS mà còn là của nhiều lĩnh vực khác. Thực tế, đây là cơ hội cho tất cả các lĩnh vực, giúp cho đơn giản hoá các thủ tục.

Sau khi tinh gọn, sắp xếp lại bộ máy, nhiều cơ quan, bộ, ban ngành, liên quan thì thủ tục đầu tư một dự án BĐS sẽ giảm đi rất nhiều. Để đầu tư một dự án BĐS cần phải tính toán từ phương án đầu tư, quy hoạch, đất đai, xây dựng rất nhiều thủ tục hành chính rất nhiều. Về cơ bản để thực hiện một dự án cần phải có 30 - 40 thủ tục lớn còn chưa tính tới các thủ tục nhỏ lẻ.

Tinh gọn bộ máy, cơ hội và thách thức cho bất động sản
Các nhà đầu tư lớn sẽ mở rộng thị trường từ Nam ra Bắc. (Ảnh minh họa: BT)

“Việc sắp xếp tinh gọn bộ máy, đơn giản hoá thủ tục sẽ góp phần triển khai thủ tục dự án nhanh hơn nhiều. Đây chính là thuận lợi của các dự án BĐS và nhiều lĩnh vực khác. Đối với việc phân cấp phân quyền rõ ràng từ trung ương tới địa phương, thì các địa phương phải thích ứng với bộ máy mới, chức năng nhiệm vụ mới. Bây giờ hầu hết được phân cấp phân quyền cho các địa phương.

Ví dụ, việc thẩm tra, thẩm định các dự án cấp 1 trước đây là ở Trung ương, nhưng bây giờ địa phương phải chuẩn bị bộ máy, con người để thẩm định các dự án đó. Khi chúng ta tổ chức tốt, có bộ máy tốt sẽ giúp cho các dự án BĐS triển khai nhanh hơn, dẫn tới tăng được các nguồn cung cho BĐS”, ông Vương Duy Dũng nhận định.

Ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam đã thận trọng đưa ra 2 kịch bản cho thị trường BĐS có thể xảy ra trong thời gian tới. Kịch bản thứ nhất là kịch bản tích cực, khi tinh gọn bộ máy sẽ thúc đẩy thị trường BĐS. Điều này giúp giảm thiểu thời gian, chi phí, chính sách pháp lý khiến thị trường BĐS sẵn sàng bước vào chu kỳ mới, thăng hoa và phát triển tốt. Kịch bản thứ 2, khi những cơ quan, cá nhân sau hợp nhất không được phân công nhiệm vụ cụ thể, không chủ động trong công việc khiến cả bộ máy "dậm chân tại chỗ", nhìn ngó rồi không ai dám ký, dám làm khiến thủ tục đầu tư BĐS tiếp tục bị trì hoãn kéo cả thị trường BĐS đi lùi, thậm chí là "đóng băng".

Đối với những khó khăn cũ và mới của thị trường, cơ hội nào trong năm 2025 để thị trường có thể phục hồi ở các phân khúc và dần đi vào ổn định? Dưới góc độ nhà đầu tư, ông Trần Như Trung -Tổng Giám đốc Công ty BĐS One Mount cho rằng: Thị trường BĐS năm năm 2025 sẽ khác với năm 2024 ở điểm, quy mô tham gia ở thị trường sẽ lớn hơn. Năm trước chỉ có BĐS ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, một phần Hải Phòng “nóng”, còn năm 2025 sẽ phát triển mở rộng, khi TP. Hồ Chí Minh khởi động mạnh, tạo ra tín hiệu, lan tỏa trên cả nước.

“Năm 2025, tín hiệu các thị trường cũng được phát triển, tôi cho rằng năm 2025 là năm đại dự án. Trước đây liên quan đến hành lang pháp lý còn chưa rõ ràng nên doanh nghiệp còn chờ đón, nghe ngóng. Nhưng, giờ hành lang pháp lý đã rõ ràng, thì các nhà đầu tư đầu tư lớn sẽ mở rộng, từ Nam ra Bắc, trong đó có huyện Cần Giờ, Long An… các đại dự án xuất hiện, đâu đó xuất hiện, cải thiện nguồn cung”, đại diện One Mount nhận định.

Cũng theo ông Trung, năm 2025 sẽ là khởi đầu. Về thành phần chủ đầu tư tham gia, có chủ đầu tư không còn xuất hiện nữa, nhiều loại tư duy sản phẩm, tư duy đầu tư không còn phù hợp. Bên cạnh đó, khẩu vị khách hàng, nhà đầu tư, cơ bản theo hành lang pháp lý của Luật. Đầu cơ đất nền trước tràn lan, nay quy định đầu tư của tỉnh/thành về tách thửa cũng đã rõ, dần dần ổn định.

Về phân khúc, theo ông Trung, năm 2025 sẽ đa dạng hơn 2024. “Ví dụ như trong năm 2024 sẽ chỉ có 1-2 món, từ năm 2025 - 2027 sẽ đa dạng menu hơn, nhà đầu tư, người dân có nhiều lựa chọn và cần quyết định đầu tư đúng đắn”, ông Trung nói.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tạo môi trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo bền vững

Tạo môi trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo bền vững

Sáng 16/4, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G 2025) đã diễn ra Diễn đàn Đối thoại chính sách với chủ đề “Khuyến khích đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực chuyển đổi xanh”.
TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn

TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có Văn bản số 9676/CSKT-Đ2 đề nghị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Hóc Môn, Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Hóc Môn tạm dừng cập nhật biến động đối với 1.386 thửa đất chuyển mục đích sử dụng không đúng quy định pháp luật theo Kết luận Thanh tra số 17/KL-TTTP-P3 ngày 25/6/2018 của Thanh tra TP.HCM và các báo cáo liên quan của UBND huyện Hóc Môn.
Tiếp tục rà soát các công trình để khởi công, khánh thành chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

Tiếp tục rà soát các công trình để khởi công, khánh thành chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty tiếp tục rà soát, cập nhật các dự án, công trình để tổ chức lễ khởi công, khánh thành nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Lấy người dân làm trung tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Lấy người dân làm trung tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: “Chúng ta không hy sinh công bằng, tiến bộ xã hội, không hy sinh an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng đơn thuần, tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững”.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thông tin việc sửa đổi Hiến pháp và công tác bầu cử

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thông tin việc sửa đổi Hiến pháp và công tác bầu cử

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 (khóa XIII), sáng 16/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trình bày chuyên đề “Về sửa đổi Hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031”.
Giá vàng tăng phi mã, cán mốc 111 triệu đồng/lượng

Giá vàng tăng phi mã, cán mốc 111 triệu đồng/lượng

Sáng nay (16/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh tăng mạnh giá vàng. Tại một số doanh nghiệp, giá vàng miếng và vàng nhẫn đã lên mức kỷ lục 111 triệu đồng/lượng. Đây là mức giá cao nhất từ trước tới nay.
Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XIII)

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XIII)

Sáng 16/4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XIII). Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị.

Tin khác

Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4

Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4

Thành phố Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố. Khung giá có hiệu lực từ 14/4/2025.
Phát triển BĐS theo định hướng TOD - chiến lược từ Masterise Homes

Phát triển BĐS theo định hướng TOD - chiến lược từ Masterise Homes

Khi TOD trở thành chuẩn quy hoạch mới tại đô thị lớn, Masterise Homes cho thấy năng lực đón đầu hạ tầng, phát triển dự án theo xu hướng, mở ra dư địa tăng trưởng bền vững.
Chung cư cũ và bài toán “tái thiết đô thị”

Chung cư cũ và bài toán “tái thiết đô thị”

Kể từ khi bài toán chung cư cũ được nhắc đến, vô số ý tưởng đã được đưa ra và thực hiện, tuy nhiên đều chưa đạt được hiệu quả nhân rộng như mong muốn. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này, đó chính là cách nhìn nhận từ các góc độ khác nhau thay vì cùng nhau tìm giải pháp giải quyết. Giờ đây, với việc đặt “trách nhiệm của các bên” lên trước, phải làm tròn “nghĩa vụ” và “trách nhiệm” này rồi mới cân nhắc đến “lợi ích” sẽ là cơ sở để hài hoà giữa bài toán chung cư cũ và tái thiết đô thị.
Hà Nội ban hành khung giá mới cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 14/4/2025

Hà Nội ban hành khung giá mới cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 14/4/2025

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 27/2025/QĐ-UBND về khung giá cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng cho các công trình không sử dụng vốn đầu tư công hoặc nguồn tài chính công đoàn. Quyết định này có hiệu lực bắt đầu từ ngày 14/4/2025, với mục tiêu đảm bảo tính công khai, minh bạch và giúp người dân dễ tiếp cận nhà ở xã hội.
Thu nhập không theo kịp giá bất động sản, giới trẻ lựa chọn thuê nhà trọn đời

Thu nhập không theo kịp giá bất động sản, giới trẻ lựa chọn thuê nhà trọn đời

Trước thực trạng giá bất động sản ngày một tăng chóng mặt, nhiều bạn trẻ đang có xu hướng chuyển sang ở trọ, thuê nhà trọn đời thay vì cố gắng sở hữu cho mình một ngôi nhà hay một căn hộ. Theo nhiều người, việc thuê nhà trọn đời sẽ giúp họ bớt áp lực về mặt tài chính và có điều kiện trải nghiệm không gian sống tốt hơn.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM  ​​​​​​​

Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​

Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "ngủ đông" dài

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "ngủ đông" dài

Trong khi nhiều phân khúc bất động sản (BĐS) khác nóng lên từng ngày, thì BĐS nghỉ dưỡng vẫn im lìm “ngủ đông”. Không chỉ các chủ đầu tư lớn mà nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ mua loại hình BĐS này nhằm mục đích cho thuê cũng rơi vào tình cảnh ế ẩm.
Thận trọng trước cơn “sốt ảo” của thị trường bất động sản

Thận trọng trước cơn “sốt ảo” của thị trường bất động sản

Sau gần 2 năm thị trường đất nền “nằm im” vì lãi suất cao và tín dụng bị siết chặt thì đến quý đầu năm 2025, đất nền đã bắt đầu hồi phục và có dấu hiệu bật tăng khi Ngân hàng Nhà nước nới lỏng chính sách tiền tệ. Cơn “sốt ảo” này ngày càng có dấu hiệu vượt đỉnh trước các thông tin về việc sáp nhập địa giới các tỉnh, thành.
Sắp đấu giá 47 lô đất ở huyện Mỹ Đức, từ 3,5 triệu đồng/m2

Sắp đấu giá 47 lô đất ở huyện Mỹ Đức, từ 3,5 triệu đồng/m2

Vào ngày 3/4 tới, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng 47 lô đất thuộc 7 xã trên địa bàn huyện.
Thị trường đất nền Hòa Lạc đang "ấm" dần

Thị trường đất nền Hòa Lạc đang "ấm" dần

Những thông tin tích cực của hạ tầng khu vực đang tạo tiền đề cho sự tăng trưởng của thị trường đất nền Hòa Lạc.
Xem thêm
Phiên bản di động