-->

Chung cư cũ và bài toán “tái thiết đô thị”

Kể từ khi bài toán chung cư cũ được nhắc đến, vô số ý tưởng đã được đưa ra và thực hiện, tuy nhiên đều chưa đạt được hiệu quả nhân rộng như mong muốn. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này, đó chính là cách nhìn nhận từ các góc độ khác nhau thay vì cùng nhau tìm giải pháp giải quyết. Giờ đây, với việc đặt “trách nhiệm của các bên” lên trước, phải làm tròn “nghĩa vụ” và “trách nhiệm” này rồi mới cân nhắc đến “lợi ích” sẽ là cơ sở để hài hoà giữa bài toán chung cư cũ và tái thiết đô thị.
Hà Nội: Sẽ phê duyệt 4 đồ án quy hoạch cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trong tháng 5 Lấy ý kiến người dân về đề án quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại khu tập thể cũ Kim Liên

“Trách nhiệm” được đặt lên trước

Vấn đề cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ đã được đặt ra hàng chục năm nay. Trong đó, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô năm 1998 đã đặt ra vấn đề cải tạo chung cư cũ với các mục tiêu như: Tạo lập diện mạo đô thị mới văn minh, hiện đại; nâng cao chất lượng sống cho người dân. Tuy nhiên, đến nay, chỉ có 19 dự án hoàn thành và 14 dự án đang triển khai.

Các dự án đang triển khai đều lặp lại tình trạng chậm so với tiến độ được phê duyệt. Khó khăn nhất là cân đối lợi ích của 3 bên: Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Phía doanh nghiệp không mặn mà do lợi ích từ việc cải tạo chung cư cũ không hấp dẫn. Phương án bồi thường, hỗ trợ, tạm cư, tái định cư do các chủ sở hữu yêu cầu mức bồi thường quá cao. Yêu cầu đặt ra nữa là không gia tăng mật độ dân cư, điều chỉnh quy hoạch, nâng chiều cao xây dựng không dễ đáp ứng, kéo theo cân đối hiệu quả tài chính càng bất khả thi.

Chung cư cũ và bài toán “tái thiết đô thị”
Các đồ án quy hoạch, tái thiết chung cư cũ được niêm yết công khai trong các buổi đối thoại, lấy ý kiến người dân trong khu vực.

Nhằm khắc phục tình trạng này, giai đoạn 2021-2025, Thành phố tiếp tục lên kế hoạch cải tạo 10 khu chung cư cũ, bao gồm 4 khu nhà cấp D - cấp độ nguy hiểm, nguy cơ sụp đổ, phải di dời khẩn cấp người dân, gồm: Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh, nhà của Bộ Tư pháp; 6 khu có tính khả thi để cải tạo là Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Nghĩa Tân.

Cùng với đó, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua kế hoạch bố trí nguồn vốn ngân sách khoảng 500 tỷ đồng trong giai đoạn 2021-2025 để thực hiện tổng kiểm tra, rà soát, kiểm định và đánh giá chất lượng toàn bộ các chung cư cũ trên địa bàn. Sau nhiều lần “trượt tiến độ”, ngay trong quý I năm 2025, hàng loạt các đồ án quy hoạch chi tiết, cải tạo, xây dựng lại các khu tập thể cũ đã được công bố, lấy ý kiến tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư.

Điểm đặc biệt trong các đồ án này, đó là không gian “lõi” sẽ được nghiên cứu phát triển cao tầng hơn. Đây là khu vực sẽ bố trí chung cư, tái định cư với chiều cao tối đa 45 tầng, áp dụng công trình điểm nhấn cho khu vực TOD bao gồm phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng cùng với đó là tính toán hài hòa diện tích sàn căn hộ thương mại dôi dư, tạo ra quỹ đất “thương phẩm” thương mại dịch vụ lên đến 35%.

Nhiều chuyên gia đánh giá, việc nâng chiều cao tối đa lên 40-45 tầng tại khu chung cư như Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Thành Công… được xem là một bước đi táo bạo, có thể tạo tiền lệ cho việc cải tạo các khu chung cư cũ khác trong tương lai. Những đột phá này sẽ tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo cơ chế đẩy nhanh tiến độ cải tạo các chung cư cũ. Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho biết, phương án nâng chiều cao lên 40 tầng để cải tạo các dự án chung cư cũ tại khu tập thể cũ là hợp lý, phá thế “bế tắc” lâu nay về chủ trương cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố.

Có ý kiến cho rằng, việc cải tạo, xây dựng mới các khu chung cư cũ là trách nhiệm của Thành phố, của các cấp chính quyền và cả của người dân sống trong khu vực. Do đó, trước hết nên xem việc tái thiết các chung cư cũ là nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể đối với Thành phố và sau khi làm tròn các nghĩa vụ và trách nhiệm này, các bên sẽ thu lại được “lợi ích” mà họ mong muốn. Đây chính là yếu tố chủ đạo để cùng tìm biện pháp giải quyết vấn đề.

Đủ “cơ sở” để triển khai

Theo tính toán, thành phố Hà Nội hiện có khoảng 250.000 người dân sinh sống trong gần 1.580 tòa nhà chung cư cũ và nhà tập thể. Trong đó, chỉ riêng các quận, có 20 khu chung cư, 69 nhóm chung cư và 209 tòa nhà chung cư cũ riêng lẻ cần được cải tạo, xây dựng lại. Theo các chuyên gia, nếu như Luật Nhà ở 2023 không quy định về trường hợp các chủ sở hữu nhà chung cư, người sử dụng đất không lựa chọn được chủ đầu tư sẽ phải giải quyết thế nào (theo Điều 67), Luật Thủ đô 2024 đã có những quy định mới tháo gỡ “nút thắt”.

Cụ thể, khoản 3, Điều 29 chỉ rõ: “Trường hợp không lựa chọn được chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định của pháp luật về nhà ở thì UBND Thành phố quyết định thu hồi đất nhà chung cư, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất sau khi có từ 2/3 tổng số chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất trong phạm vi ranh giới dự án trở lên đồng thuận. Số tiền thu được từ việc đấu giá quyền sử dụng đất lớn hơn số tiền chi cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tiếp tục được phân chia và chi trả cho từng chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất”.

Cùng với đó, Luật cho phép phát triển mô hình đô thị nén, đô thị TOD - tích hợp với giao thông công cộng - giúp việc đi lại thuận tiện hơn, đồng thời giải quyết xung đột về giao thông. Áp dụng cơ chế này, các Đồ án quy hoạch chung cư cũ đã được “liên kết” với giao thông công cộng với cơ sở chính là các tuyến đường sắt đô thị. Giờ đây, thay vì chỉ đi cải tạo, xây dựng các tòa nhà, chúng ta sẽ cần quy hoạch hợp lý hơn. Có thể xây dựng ít tòa nhà, nhưng cao tầng hơn, mở rộng một số trục đường nội khu lớn hơn... Điều này cũng đã được thấy rõ trong Đồ án quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Kim Liên và phụ cận, tỷ lệ 1/500 đang được lấy ý kiến.

Bước ngoặt chính sách đã rõ ràng, nhưng để triển khai vào thực tế vẫn còn nhiều vấn đề cần tháo gỡ. Rõ ràng, nếu được thực hiện đúng như định hướng, những khu chung cư cũ sẽ “lột xác” thành những không gian sống hiện đại, an toàn, đáng mơ ước. Còn nếu “đùn đẩy, thiếu trách nhiệm” bài toán cải tạo chung cư cũ vẫn có thể tiếp tục rơi vào vòng luẩn quẩn như trước đây.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khởi tố Giám đốc BHXH huyện Yên Mỹ, Hưng Yên

Khởi tố Giám đốc BHXH huyện Yên Mỹ, Hưng Yên

Công an tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Vũ Chí Toàn (SN 1968, Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) và các đối tượng có liên quan cùng về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” trong vụ án hình sự, xảy ra ở Trung tâm Y tế huyện Yên Mỹ.
LĐLĐ huyện Thạch Thất nhận Bằng khen trong công tác phát triển đoàn viên

LĐLĐ huyện Thạch Thất nhận Bằng khen trong công tác phát triển đoàn viên

Vừa qua, tại Hội nghị Ban Chấp hành khóa XVII lần thứ 8 mở rộng của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, tập thể LĐLĐ huyện Thạch Thất và cá nhân đồng chí Nguyễn Văn Toàn - Chủ tịch LĐLĐ huyện, vinh dự được nhận Bằng khen vì có thành tích trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở (CĐCS) năm 2024.
Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Văn phòng Báo Lao động Thủ đô tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 4/2022. Mặc dù thời gian chưa dài, nhưng với sự nỗ lực của đội ngũ phóng viên, biên tập viên – đã không chỉ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích hoạt động của Báo; mà còn làm tốt việc kết nối với các tỉnh, thành phố để Báo Lao động Thủ đô từng bước ghi dấu ấn trong không khí làm báo sôi động tại vùng đất phương Nam.
Du lịch Tây Ninh: Hút khách ngay từ đầu năm và kỳ vọng lớn với Vesak 2025

Du lịch Tây Ninh: Hút khách ngay từ đầu năm và kỳ vọng lớn với Vesak 2025

Với 2 triệu lượt khách đến núi Bà Đen trong 2 tháng đầu năm, Tây Ninh tiếp tục hứa hẹn trở thành một trong những địa phương dẫn đầu trong ngành Du lịch tại khu vực Nam Bộ.
Tổng Bí thư chủ trì Phiên họp thứ ba Ban Chỉ đạo Trung ương về Nghị quyết 18

Tổng Bí thư chủ trì Phiên họp thứ ba Ban Chỉ đạo Trung ương về Nghị quyết 18

Ngày 14/4/2025, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII, một số vấn đề về tiếp tục đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương chủ trì phiên họp.
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo khi cài đặt phần mềm làm Visa online

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo khi cài đặt phần mềm làm Visa online

Nhu cầu làm Visa để đi nước ngoài ngày càng tăng cao. Nắm bắt được điều này, nhiều đối tượng đã lợi dụng sự cả tin của người dân để thực hiện các chiêu trò lừa đảo bằng thủ đoạn cài đặt phần mềm "làm Visa online".
Tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc sắc nhằm thể hiện ý nghĩa, tầm vóc vĩ đại, giá trị to lớn của Đại thắng mùa Xuân năm 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc ta.

Tin khác

Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4

Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4

Thành phố Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố. Khung giá có hiệu lực từ 14/4/2025.
Phát triển BĐS theo định hướng TOD - chiến lược từ Masterise Homes

Phát triển BĐS theo định hướng TOD - chiến lược từ Masterise Homes

Khi TOD trở thành chuẩn quy hoạch mới tại đô thị lớn, Masterise Homes cho thấy năng lực đón đầu hạ tầng, phát triển dự án theo xu hướng, mở ra dư địa tăng trưởng bền vững.
Hà Nội ban hành khung giá mới cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 14/4/2025

Hà Nội ban hành khung giá mới cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 14/4/2025

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 27/2025/QĐ-UBND về khung giá cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng cho các công trình không sử dụng vốn đầu tư công hoặc nguồn tài chính công đoàn. Quyết định này có hiệu lực bắt đầu từ ngày 14/4/2025, với mục tiêu đảm bảo tính công khai, minh bạch và giúp người dân dễ tiếp cận nhà ở xã hội.
Thu nhập không theo kịp giá bất động sản, giới trẻ lựa chọn thuê nhà trọn đời

Thu nhập không theo kịp giá bất động sản, giới trẻ lựa chọn thuê nhà trọn đời

Trước thực trạng giá bất động sản ngày một tăng chóng mặt, nhiều bạn trẻ đang có xu hướng chuyển sang ở trọ, thuê nhà trọn đời thay vì cố gắng sở hữu cho mình một ngôi nhà hay một căn hộ. Theo nhiều người, việc thuê nhà trọn đời sẽ giúp họ bớt áp lực về mặt tài chính và có điều kiện trải nghiệm không gian sống tốt hơn.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM  ​​​​​​​

Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​

Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "ngủ đông" dài

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "ngủ đông" dài

Trong khi nhiều phân khúc bất động sản (BĐS) khác nóng lên từng ngày, thì BĐS nghỉ dưỡng vẫn im lìm “ngủ đông”. Không chỉ các chủ đầu tư lớn mà nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ mua loại hình BĐS này nhằm mục đích cho thuê cũng rơi vào tình cảnh ế ẩm.
Thận trọng trước cơn “sốt ảo” của thị trường bất động sản

Thận trọng trước cơn “sốt ảo” của thị trường bất động sản

Sau gần 2 năm thị trường đất nền “nằm im” vì lãi suất cao và tín dụng bị siết chặt thì đến quý đầu năm 2025, đất nền đã bắt đầu hồi phục và có dấu hiệu bật tăng khi Ngân hàng Nhà nước nới lỏng chính sách tiền tệ. Cơn “sốt ảo” này ngày càng có dấu hiệu vượt đỉnh trước các thông tin về việc sáp nhập địa giới các tỉnh, thành.
Sắp đấu giá 47 lô đất ở huyện Mỹ Đức, từ 3,5 triệu đồng/m2

Sắp đấu giá 47 lô đất ở huyện Mỹ Đức, từ 3,5 triệu đồng/m2

Vào ngày 3/4 tới, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng 47 lô đất thuộc 7 xã trên địa bàn huyện.
Thị trường đất nền Hòa Lạc đang "ấm" dần

Thị trường đất nền Hòa Lạc đang "ấm" dần

Những thông tin tích cực của hạ tầng khu vực đang tạo tiền đề cho sự tăng trưởng của thị trường đất nền Hòa Lạc.
Thanh Oai (Hà Nội): Thu ngân sách hơn 1.300 tỷ đồng từ đấu giá đất

Thanh Oai (Hà Nội): Thu ngân sách hơn 1.300 tỷ đồng từ đấu giá đất

Trong tháng 3 này huyện Thanh Oai (Hà Nội) đã tổ chức 3 phiên đấu giá đất, thu về ngân sách 1.384 tỷ đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động