Thu hẹp quy mô lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn: Không thể nói bỏ là bỏ được | |
Nghiên cứu đưa lễ hội chọi trâu Đồ Sơn về đúng giá trị gốc | |
Bộ Văn hóa yêu cầu chấn chỉnh lễ hội sau vụ “trâu chọi Đồ Sơn húc chủ nguy kịch” |
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Quốc gia. Bắt nguồn từ một tục lệ cổ xưa của người dân vùng đất Đồ Sơn, năm 1990, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được phục hồi và liên tục được tổ chức đến ngày hôm nay.
Quá trình phục hồi và tổ chức lễ hội chọi trâu Đồ Sơn đã đáp ứng được nguyện vọng và nhu cầu đời sống tinh thần của người dân Đồ Sơn và Hải Phòng, đồng thời giúp quảng bá hình ảnh vùng đất, con người, cũng như đóng góp vào sự phát triển chung của Đồ Sơn nói riêng, Hải Phòng nói chung.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy phát biểu tại tọa đàm. |
Tuy nhiên, cũng giống như nhiều hiện tượng lễ hội được phục hồi khác trong thời gian vừa qua, việc tổ chức, quản lý lễ hội chọi trâu Đồ Sơn cũng gặp phải không ít khó khăn, vướng mắc. Sự việc diễn ra gần đây nhất trong vòng loại chọi trâu ngày 11/7/2017 là một bài học kinh nghiệm sâu sắc cho không chỉ các nhà quản lý ở lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, Hải Phòng, mà còn ở cả các địa phương khác và trên cả nước.
Tại tọa đàm, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học và nhà quản lý đã đánh giá những mặt đã làm được và chưa làm được trong hoạt động quản lý và tổ chức lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Bên cạnh đó, thảo luận về những vấn đề đang tồn tại ở lễ hội chọi trâu Đồ Sơn hiện nay như: Tình trạng thương mại hóa trong hoạt động tổ chức; giết mổ và bán thịt trâu chọi; cá độ, đánh bạc; sử dụng chất kích thích đối với trâu chọi; vai trò của cộng đồng trong việc tổ chức lễ hội, vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn cho hoạt động tổ chức lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn và giải pháp cho các vấn đề trên.
Trước câu hỏi nên hay không nên tiếp tục tổ chức lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn, 100% các ý kiến đều cho rằng cần phải duy trì bởi những giá trị văn hóa độc đáo của nó.
Kết luận tại buổi tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trịnh Thị Thủy nhận định: “Đây là điều đáng mừng cho người dân Đồ Sơn nói riêng và thành phố Hải Phòng nói chung. Tuy nhiên, cơ quan quản lý địa phương cần có giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và tổ chức lễ hội, trong đó đổi mới tổ chức và thu hẹp quy mô lễ hội chọi trâu”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
TRỰC TUYẾN: Khởi động “Hành trình Tết Công đoàn” đưa công nhân về quê đón Tết
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05
Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân
Văn hóa 18/01/2025 15:11