Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Chiêm ngưỡng 3 hiện vật tại Hoàng thành Thăng Long được công nhận là bảo vật quốc gia Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long |
Buổi lễ có sự tham dự của bà Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, bà Lê Thị Hồng Vân - Tổng Thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, ông Jonathan Baker - Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam cùng đông đảo các nhà khoa học, đại diện ngoại giao đoàn và khách quốc tế.
![]() |
Các đại biểu tham gia họat động thả cá chép. |
Tại buổi lễ, ông Jonathan Baker bày tỏ niềm vinh dự khi được tham dự sự kiện ý nghĩa này trong năm thứ hai của nhiệm kỳ Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam. Ông nhấn mạnh: Lễ "Tống cựu nghinh tân" thực sự là một nét đẹp văn hoá truyền thống độc đáo của người Việt bởi lễ hội là khởi đầu một mùa Lễ hội Tết Nguyên đán của Việt Nam, giúp thắt chặt hơn sự gắn kết với tổ tiên và nhắc chúng ta về những phong tục truyền thống chào năm mới.
Ông cũng bày tỏ sự vui mừng khi Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 78 đã chính thức ghi nhận ngày Tết Nguyên đán là ngày lễ của Liên hợp quốc kể từ năm 2024, sau đề xuất của Việt Nam và 11 quốc gia khác vào tháng 8/2023.
![]() |
Lễ dựng cây nêu - một nghi thức không thể thiếu trong dịp Tết được thực hiện trang trọng tại không gian trước Đoan môn. |
Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Trần Đức Cường - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã chia sẻ về ý nghĩa sâu sắc của Tết Nguyên đán: "Tết Nguyên đán là Lễ tiết truyền thống lớn nhất và thiêng liêng nhất trong năm của dân tộc Việt Nam, đánh dấu thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, là lúc khép lại những việc đã trải qua trong năm cũ và chờ đón những điều tốt đẹp trong năm mới với biết bao niềm vui và hy vọng".
Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cũng nhấn mạnh đặc điểm riêng của văn hóa Tết tại Kinh thành Thăng Long: "Đặc biệt, tại mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến, văn hóa Tết Nguyên đán lại càng phong phú và đặc sắc, nơi đây là sự hội tụ và giao thoa giữa nền văn hóa cung đình và văn hóa dân gian truyền thống".
![]() |
Việc tái hiện các nghi lễ truyền thống này không chỉ góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể cung đình mà còn mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. |
Chương trình được tổ chức với nhiều nghi lễ đặc sắc mang đậm dấu ấn văn hóa cung đình và dân gian, bao gồm Lễ tiến lịch, Lễ ông Công, ông Táo, Lễ dựng cây nêu và Nghi thức đổi gác. Đặc biệt, Lễ tiến lịch và ban lịch thể hiện sự coi trọng của triều đình phong kiến đối với việc làm lịch cũng như quan tâm đến các hiện tượng thời tiết, khí hậu, ngày giờ tốt, vấn đề thiên thời địa lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt hằng ngày của triều đình và nhân dân.
Lễ dựng cây nêu - một nghi thức không thể thiếu trong dịp Tết được thực hiện trang trọng tại không gian trước Đoan môn. Theo truyền thống, đích thân nhà vua hoặc một vị quan có phẩm hàm cao được giao nhiệm vụ tổ chức nghi lễ này. Trên ngọn cây nêu có một vòng tròn nhỏ được treo những chiếc khánh hay linh vật để khi gió thổi va đập vào nhau leng keng với ý nghĩa để trừ ma quỷ, mong được một mùa xuân tươi vui, cả năm an lành, mưa thuận gió hòa.
Việc tái hiện các nghi lễ truyền thống này không chỉ góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể cung đình mà còn mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Như PGS.TS Trần Đức Cường nhận định: "Việc nghiên cứu, tái hiện nghi lễ cung đình ngày Tết cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long cần được phát huy, để khơi gợi những mạch nguồn văn hóa truyền thống, gắn kết giữa quá khứ và hiện tại, giữa truyền thống và đương đại, từ đó khích lệ sự quan tâm của du khách và các bạn trẻ đối với văn hóa truyền thống của dân tộc".
Đại diện UNESCO tại Việt Nam cũng khẳng định sẽ tiếp tục đồng hành cùng các cơ quan chức năng trong công tác gìn giữ và phát huy giá trị của các di sản, đề cao vai trò của văn hoá trong các chiến lược phát triển bền vững. Ông Jonathan Baker bày tỏ hy vọng Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long sẽ tiếp tục phát huy các sáng kiến này để giáo dục về di sản, gắn liền di sản với người dân và giúp cho thế hệ trẻ thêm yêu mến và trân trọng các giá trị truyền thống.
Được biết, tại đây sẽ diễn ra chuỗi hoạt động Tết từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc. Điểm nhấn là không gian trưng bày "Tết xưa - Tết thời bao cấp", tái hiện một giai đoạn lịch sử đặc biệt của đất nước. Dù còn thiếu thốn về vật chất nhưng Tết thời bao cấp luôn đầy ắp tình người và thiêng liêng. Không gian trưng bày được chia thành ba khu vực: Gian hàng Mậu dịch quốc doanh, Gian hàng tranh - hoa - pháo Tết và Không gian thờ cúng.
Đặc biệt, nghi lễ Khai xuân sẽ được tổ chức vào ngày Mùng 9 tháng Giêng với nghi thức dâng hương trang trọng, hướng về cội nguồn, tri ân công đức các bậc tiền đế và tôn vinh giá trị truyền thống của Thăng Long - Hà Nội.
Trong dịp Tết Nguyên đán, du khách còn có cơ hội thưởng thức các chương trình múa rối nước đặc sắc vào các ngày mùng 2, mùng 3, mùng 4 và mùng 5 Tết. Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội cũng được trang trí với nhiều không gian hoa, cây cảnh đặc sắc phục vụ khách tham quan.
Chương trình Tết Việt 2025 không chỉ là dịp để người dân và du khách tìm về cội nguồn văn hóa dân tộc mà còn là cơ hội để các thế hệ hôm nay được trải nghiệm, cảm nhận không khí Tết cổ truyền trong không gian di sản nghìn năm của Hoàng thành Thăng Long.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

U23 Việt Nam nhận thưởng "khủng" sau khi giành vé vào chung kết U23 Đông Nam Á 2025

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thăm, tặng quà người có công

“Bữa cơm Công đoàn” ấm áp, gắn kết yêu thương tại Tập đoàn Thái Bình Dương

Lưu ý về ủy quyền nhận lương hưu từ tháng 7/2025

Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club

Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa: Sẵn sàng cho giai đoạn mới 2025 - 2030
Tin khác

Đẩy mạnh tuyên truyền Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch năm 2025
Văn hóa 25/07/2025 18:57

Chính quyền địa phương hai cấp: Chìa khóa nâng tầm du lịch Thủ đô
Văn hóa 25/07/2025 18:51

“Không có vùng cấm" khi xử lý nghệ sĩ sử dụng ma túy
Văn hóa 24/07/2025 18:09

Công bố mẫu biểu trưng quà tặng kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Văn hóa 24/07/2025 18:09

Công bố Thể lệ Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp phát triển Văn hoá Việt Nam" lần thứ 3
Văn hóa 24/07/2025 13:53

Lộ diện dàn đại sứ của MC nhí toàn quốc 2025
Văn hóa 23/07/2025 15:12

Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt dịp Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Văn hóa 23/07/2025 12:51

“Đi tìm” báo in giữa thời đại 4.0
Văn hóa 21/07/2025 19:18

Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3
Văn hóa 21/07/2025 17:30

Seeds of Hope - Những hạt giống hy vọng cho sức khỏe tâm thần học đường Việt Nam
Media 19/07/2025 13:26