--> -->
Xây dựng nếp sống văn hóa tại chung cư

Xây dựng nếp sống văn hóa tại chung cư

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội, số lượng chung cư ngày càng nhiều. Từ thực tế của những chung cư có nếp sống văn hóa, văn minh cho thấy, để xây dựng văn hóa chung cư rất cần sự đoàn kết, đồng lòng vì môi trường sống thân thiện, hạnh phúc của mỗi cư dân và cả cộng đồng.
Tạo sức sống mới cho làng nghề

Tạo sức sống mới cho làng nghề

Hà Nội là một trong những địa phương có nhiều làng nghề nhất cả nước. Do biến đổi của thời gian, nhiều sản phẩm làng nghề nay không còn phù hợp, hoặc bị cạnh tranh nên đã mai một. Làm sao để những giá trị văn hóa, tinh hoa của làng nghề được gìn giữ, đời sống kinh tế xã hội của làng nghề phát triển, bên cạnh những đòi hỏi vào sự tâm huyết của người yêu nghề truyền thống còn cần sự thích ứng, tìm lối ra mới cho các sản phẩm.
Kỳ cuối: Để “chất” Hà Nội không phôi phai

Kỳ cuối: Để “chất” Hà Nội không phôi phai

Văn minh, thanh lịch là nét đẹp đặc trưng của người Tràng An xưa và người Hà Nội nay. Hà Nội nay đã khác nhiều song nét đẹp ấy vẫn tồn lưu bởi nó vừa là mẫu số chung, vừa là điểm nhấn văn hóa mà bất cứ người Hà Nội nào cũng có ý thức thường trực giữ gìn. Lời nói, ngôn ngữ giao tiếp chỉ là một khía cạnh nhỏ trong giá trị nhân cách người Hà Nội, song đó lại là khía cạnh sâu sắc và tinh tế nhất. Làm sao để ngôn ngữ giao tiếp dẫn dắt văn hóa ứng xử, từ đó khẳng định “chất” Hà Nội không bị mờ phai là việc mà mỗi người con gắn bó với mảnh đất nghìn năm văn hiến này đã, đang và sẽ phải làm để giữ nền, xây nếp văn minh.
Công an quận Nam Từ Liêm tặng xe máy mới cho nữ công nhân bị cướp trong đêm

Công an quận Nam Từ Liêm tặng xe máy mới cho nữ công nhân bị cướp trong đêm

Sáng 4/8, Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã trao tặng một chiếc xe máy cho chị Lê Thị Trâm (sinh năm 1982, nữ lao công của tổ môi trường Đại Mỗ, chi nhánh Cầu Diễn thuộc Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội) là nạn nhân của vụ cướp xảy ra rạng sáng 3/8 trên địa bàn phường Đại Mỗ. Chiếc xe máy được mua từ đóng góp của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.
Kỳ 3: Khép lại sự dung tục, trả lại nét hào hoa

Kỳ 3: Khép lại sự dung tục, trả lại nét hào hoa

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An. Hà Nội là vậy. Xưa là thế và nay cũng thế, Hà Nội đẹp từ sự bặt thiệp của mỗi con người. Hẳn nhiên, trong một môi trường lành mạnh và đậm chất nhân văn, không lý do gì để mỗi con người tự biến mình thành kẻ thô lỗ, tục tằn. Với nạn nói tục, chửi thề, những hành vi thiếu văn hóa... để “dẹp loạn” ngay hẳn là không dễ song không vì thế mà không làm. Hơn hết, nếu Hà Nội quyết tâm, nỗ lực đẩy lùi sự dung tục, trả lại nét hào hoa thì chắc hẳn sẽ nhận được sự đồng thuận của xã hội, đặc biệt là của những người yêu Hà Nội.
Kỳ 2: Vì sao “vi rút” nói bậy, văng tục sống lâu và lan nhanh?

Kỳ 2: Vì sao “vi rút” nói bậy, văng tục sống lâu và lan nhanh?

Nói tục không chỉ là hành vi không đẹp, “căn bệnh” này ngày càng phổ biến đến nỗi ta có thể dễ dàng bắt gặp những câu nói tục, chửi thề hoặc những biến thể của nó ở bất cứ đâu. Đáng nói, người thường xuyên sử dụng phần đông lại là những người trẻ. Họ hồn nhiên coi việc nói tục, chửi thề như một phương pháp để giải tỏa căng thẳng, giảm stress, thậm chí đơn thuần là cách để “hòa nhập” với một nhóm bạn.
Xe khử khuẩn lưu động: Sáng kiến hay trong phòng, chống dịch

Xe khử khuẩn lưu động: Sáng kiến hay trong phòng, chống dịch

“Việc không phải đi bộ với 35kg máy móc, thiết bị trên vai trong nhiều tiếng đồng hồ giúp cho lực lượng chống dịch sẽ có nhiều thời gian và sức lực hơn để làm các nhiệm vụ khác. Đồng thời chiếc xe còn rút ngắn được thời gian lực lượng chống dịch phải lưu lại trong vùng dịch bệnh, hạn chế được nguy cơ lây nhiễm... Thượng tá Chu Minh Đạo, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết.
Kỳ 1:  Khi nói bậy, văng tục len lỏi khắp nơi

Kỳ 1: Khi nói bậy, văng tục len lỏi khắp nơi

"Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An". Chính vì thế, người Tràng An xưa bao giờ cũng chú trọng đến vấn đề: "Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Ngôn ngữ giao tiếp luôn được "tôn thờ" để đánh giá văn hóa con người. Cùng với sự mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, chưa bao giờ kinh tế phát triển như hiện tại và cũng chưa khi nào đời sống nhân dân Thủ đô được ấm no, hạnh phúc như hiện nay. Song phải thẳng thắn nhìn nhận, chưa bao giờ nói bậy lại len lỏi vào khắp các ngõ ngách, vào một bộ phận cơ quan, đơn vị, nơi công cộng... như hiện tại, nó làm xấu đi nét hòa hoa của người Tràng An xưa, Hà Nội nay. Vì thế "loại bỏ" thứ văn hóa dung tục này ra khỏi ngôn ngữ giao tiếp là bổn phận của mỗi chúng ta.
Công an trực chốt phòng, chống dịch Covid-19 giúp đỡ sản phụ sinh con

Công an trực chốt phòng, chống dịch Covid-19 giúp đỡ sản phụ sinh con

Cảm kích trước sự giúp đỡ kịp thời của các chiến sĩ Công an, sản phụ và gia đình đã quyết định đặt tên cho em bé là “Công An”.
Kỳ 2: Rác thải, nguy hại khôn lường

Kỳ 2: Rác thải, nguy hại khôn lường

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước. Theo đó, lượng rác thải phát sinh trong mùa dịch gia tăng đáng kể, rác y tế từ các bệnh viện, khu cách ly... tăng nhanh, gây áp lực lên hệ thống xử lý rác thải của các địa phương. Cùng với đó, ý thức của một bộ phận người dân còn kém; các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn trong công tác xử lý, nên tình trạng người dân xả rác bừa bãi ở nhiều nơi, từ đô thị đến vùng nông thôn vẫn diễn ra, gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến môi trường.
Xuyên đêm bám chốt kiểm soát trên các tuyến đường nội đô

Xuyên đêm bám chốt kiểm soát trên các tuyến đường nội đô

Những ngày này, lực lượng chức năng trên địa bàn Thành phố đã lập chốt, tăng cường tuần tra trên một số tuyến đường, thực hiện kiểm tra, kiểm soát bất kể ngày đêm các trường hợp ra ngoài đường khi không có nhiệm vụ cần thiết. Qua đó đã xử lý một số trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch, đảm bảo thực hiện nghiêm Chỉ thị 17 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Kỳ 1: Nhìn từ những khu phố văn minh

Kỳ 1: Nhìn từ những khu phố văn minh

Những năm qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh, đời sống của người dân ngày càng nâng cao. Tuy nhiên, môi trường sống ở Thủ đô đang bị đe dọa bởi nhiều tác nhân gây ô nhiễm, trong đó có việc xả rác bừa bãi, thiếu ý thức của một bộ phận người dân. Vì vậy, chung tay bảo vệ môi trường để Thủ đô xanh, sạch, đẹp, văn minh là trách nhiệm của mỗi công dân.
Kỳ cuối: Để tiếng Việt được “tỏa sáng” ở các tuyến phố, đô thị Hà Nội

Kỳ cuối: Để tiếng Việt được “tỏa sáng” ở các tuyến phố, đô thị Hà Nội

Một trong những quan điểm chủ đạo và 6 nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XIII được Đảng ta xác định là: “Khơi dây mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh… Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”. Và để văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh, nên chăng các tầng lớp doanh nhân… cần tiên phong trong việc bảo vệ tiếng mẹ đẻ, để tiếng Việt “tỏa sáng” trên những con phố, tòa nhà, thương hiệu sản phẩm đi khắp năm châu!
Tuân thủ quy định, loại "vắc xin" hữu hiệu đẩy lùi dịch bệnh

Tuân thủ quy định, loại "vắc xin" hữu hiệu đẩy lùi dịch bệnh

Những ngày này, tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp. Tại Hà Nội, các biện pháp chống dịch đã được nâng lên ở mức cao nhất. Hơn lúc nào hết, ý thức và tinh thần trách nhiệm, sự tự giác… của mỗi cá nhân cần được nêu lên hàng đầu. Tuân thủ quy định chính là hành động góp sức thiết thực nhất của mỗi cá nhân trong việc đẩy lùi dịch bệnh.
Phụ nữ  Hà Nội “ra quân” tiếp sức các lực lượng chống dịch

Phụ nữ Hà Nội “ra quân” tiếp sức các lực lượng chống dịch

Hà Nội và cả nước đang trải qua đợt cao điểm thực hiện các biện pháp giãn cách, phong tỏa quyết liệt để phòng, chống dịch Covid-19. Để chung tay chia sẻ những khó khăn mà người dân Thành phố đang đối mặt, phụ nữ Thủ đô đã “ra quân” thực hiện nhiều mô hình chung tay chống dịch thiết thực và hiệu quả.
Kỳ 2: Chữ Việt thân thương sao nỡ ít dùng!

Kỳ 2: Chữ Việt thân thương sao nỡ ít dùng!

Như đã nói “thành phố là cuốn sách mở”, đô thị là bộ mặt của thành phố. Nhìn đô thị, chúng ta có thể biết được sự phát triển của thành phố đó và rộng hơn là văn hóa của nơi đó ra sao. Chúng ta tự hào chưa bao giờ Thủ đô phát triển như hiện tại, nhưng cũng có dấu “chấm lặng” chưa bao giờ mà việc sử dụng ngôn ngữ bị lạm dụng như hiện tại.
Kỳ 1: Để tiếng Việt là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam

Kỳ 1: Để tiếng Việt là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam

Đại thi hào Victor Hugo từng nói “thành phố là cuốn sách mở”. Du khách khi bước chân xuống bất kỳ thành phố nào trên thế giới nói chung, Hà Nội nói riêng sẽ hình dung được bản sắc văn hóa nơi đó, quốc gia đó qua những con phố, tòa nhà. Nghị quyết Đại hội Đảng chỉ rõ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam; trong đó giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Song tiếc thay, do “sức ép” về kinh tế thời hội nhập, hiện nay trên bình diện ngôn ngữ đô thị đang rất sính tiếng Tây!
“Hồn” đá xứ Đoài…

“Hồn” đá xứ Đoài…

Qua những biến động thời gian, trải qua hàng trăm năm, cho đến bây giờ không ít người ở Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội vẫn duy trì nghề và gắn mình với đá ong. Hơn thế, không chỉ sử dụng đá ong trong xây dựng, qua đôi bàn tay khéo léo của những người thợ, đá ong từng bước nâng tầm thành một nghệ thuật…
Phố cổ Hà Nội vắng lặng trong ngày thứ 2 giãn cách xã hội

Phố cổ Hà Nội vắng lặng trong ngày thứ 2 giãn cách xã hội

Có lẽ, không ai có thể hình dung một tối Chủ nhật vắng lặng đến thế ở phố cổ Hà Nội - trung tâm mua bán sầm uất nhất Thủ đô. Ngày thứ 2 Thành phố thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch, ý thức của người dân khu vực 36 phố phường cho thấy quyết tâm đẩy lùi dịch Covid-19 của nhân dân Thủ đô.
    Trước         Sau    
Phiên bản di động