--> -->
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt: Góc nhìn từ đô thị Thủ đô thời hội nhập

Kỳ cuối: Để tiếng Việt được “tỏa sáng” ở các tuyến phố, đô thị Hà Nội

Một trong những quan điểm chủ đạo và 6 nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XIII được Đảng ta xác định là: “Khơi dây mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh… Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”. Và để văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh, nên chăng các tầng lớp doanh nhân… cần tiên phong trong việc bảo vệ tiếng mẹ đẻ, để tiếng Việt “tỏa sáng” trên những con phố, tòa nhà, thương hiệu sản phẩm đi khắp năm châu!
Kỳ 2: Chữ Việt thân thương sao nỡ ít dùng! Kỳ 1: Để tiếng Việt là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam

Người Việt hãy sử dụng tiếng Việt

Là người dân Việt Nam, việc giữ gìn ngôn ngữ mẹ đẻ là giữ gìn cội nguồn và một nét văn hóa của dân tộc. Tại sao tại các đất nước như Trung Quốc, Nhận Bản, Hàn Quốc, Lào... các biển quảng cáo, tên các khu chung cư, quán ăn lại rất ít tiếng nước ngoài mà chỉ có tiếng phổ thông? Bởi họ rất tôn trọng tiếng mẹ đẻ. Tôn trọng văn hóa nước họ.

Kỳ cuối: Để tiếng Việt được “tỏa sáng” ở các tuyến phố, đô thị Hà Nội
Từ biển hiệu đến tên khu chung cư cũng đều sử dụng tiếng Anh. (Ảnh: P.Linh)

Ở nước ta, về quy định biển hiệu, theo Luật Quảng cáo: “Trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt”. Quy định là vậy, song hầu hết các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hộ kinh doanh nào thực hiện. Các biển hiệu, biển quảng cáo trên các tuyến phố của Thủ đô vẫn sính sử dụng tiếng Tây, trong đó đa số sử dụng tiếng Anh…

Đối với các khu chung cư, khu đô thị mới các nhà đầu tư cũng sính đặt tiếng Anh cho “tây hóa” để thể hiện sự đẳng cấp. “Đẳng cấp” chưa thấy đâu, nhưng sâu xa có thể là sự “xấu hổ”. “Mang chuông đi đánh xứ người”, chẳng cần nói đâu xa, chỉ cần ở một hội chợ thương mại nào đó, nếu các sản phẩm các nước đều đề tiếng nước họ, còn sản phẩm nước nhà cứ “mặc sức” đề tiếng Tây (thương hiệu) thì các bạn quốc tế sẽ nghĩ thế nào? Tương tự, các du khách nước ngoài, bạn bè quốc tế đi dạo phố mà cứ đập vào mắt những biển hiệu, cửa hàng, khu đô thị chỉ toàn thấy tiếng Tây… Ừ thì tiện ích đối với họ, song liệu trong sâu thẳm họ sẽ nghĩ về chúng ta ra sao?

Nhớ lại gần Tết năm 2019, trong lần dự Tất niên với các bạn học cũ, vô tình tại đây cũng có một nghiên cứu sinh đến từ Nhật Bản được mời tham gia, sau đủ thứ câu chuyện cuối năm, khi bàn đến vấn đề văn hóa, bạn nghiên cứu sinh Nhật nhận xét: “Ở các đô thị của Việt Nam nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng quá dễ dãi trong việc sử dụng tiếng nước ngoài. Điều này chưa hẳn đã hay đâu! Vì văn hóa là hồn cốt của một dân tộc; đô thị là bộ mặt của thành phố, cũng là nơi “dẫn dắt” câu chuyện về văn hóa đất nước”. Một nhận xét ngắn, đủ và rất đắt khiến tôi không khỏi nhói lòng!

Kỳ cuối: Để tiếng Việt được “tỏa sáng” ở các tuyến phố, đô thị Hà Nội
Các quán, các cơ sở làm đẹp cũng đều sử dụng tiếng Tây. (Ảnh: P.Linh)

Trong bài nói chuyện của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1996 cũng đã khái quát việc cần làm để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, đó là: Phải “giữ gìn và phát triển vốn chữ của ta; phải “nói và viết đúng phép tắc của tiếng ta; phải “giữ gìn bản sắc, tinh hoa, phong cách của tiếng ta trong mọi thể loại văn (văn nghệ, chính trị, khoa học, kĩ thuật...).

Để bảo vệ tiếng mẹ đẻ, tháng 11 năm 2016, tại Hội thảo khoa học "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng" do Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Hội Ngôn ngữ học, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức nhiều đại biểu đã đề xuất cần thiết phải có Luật ngôn ngữ để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như ngoài xã hội. Song đến nay, Luật ngôn ngữ vẫn chưa được ban hành.

Trao đổi về vấn đề chuẩn hóa sử dụng ngôn ngữ, Tiến sĩ Lê Thị Thanh Tâm (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết: “Trên thế giới, nhiều nước đã ban hành Luật ngôn ngữ (liên quan đến ngôn ngữ hành chính, ngôn ngữ chính thức, ngôn ngữ trong dịch vụ dân sự) như Bỉ, Belarus, Canada, Ấn Độ, Ireland, Kyrgyzstan, New Zealand, Phần Lan, Malta, Na Uy… trong khi Việt Nam chưa có bộ luật nào liên quan đến lĩnh vực này”. Một số học giả cũng đồng ý quan điểm trên và đề nghị khi chưa luật thì cũng sớm ban hành văn bản quy phạm pháp luật về sử dụng tiếng nước ngoài. Không thể để xảy ra tình trạng hỗn tạp trong việc sử dụng ngôn ngữ nước ngoài như hiện tại. Đối việc đặt tên biển hiệu, biển quảng cáo, chung cư, đô thị cũng vậy. Đã đến lúc phải có quy chuẩn, đưa vào khuôn khổ.

“Việc giữ gìn tiếng mẹ đẻ không chỉ là bảo vệ một nền văn hóa của dân tộc mà còn thể hiện được tình yêu nước, như lời thề trịnh trọng của nhà văn Phạm Quỳnh: “Tiếng ta còn, nước ta còn”. Doanh nhân là những người có tinh thần yêu nước nồng nàn càng phải tiên phong trong việc giữ gìn, phát huy giá trị tiếng mẹ đẻ”, một chuyên gia ngôn nữ bình luận.

Thủ đô nên tiên phong ban hành chế tài về sử dụng tiếng, chữ viết nước ngoài

Hà Nội là thành phố trên 1.000 năm tuổi, vì vậy phải xây dựng văn hóa Thủ đô xứng tầm với truyền thống nghìn năm văn hiến. Không những thế, Hà Nội là Thủ đô của cả nước lại càng phải coi trọng yếu tố văn hóa để du khách nước ngoài khi đặt chân đến thành phố không chỉ hiểu về văn hóa Hà Nội mà chỉ “nhìn” qua Hà Nội, trong đó có bộ mặt đô thị còn hiểu hơn về văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Kỳ cuối: Để tiếng Việt được “tỏa sáng” ở các tuyến phố, đô thị Hà Nội
Mong rằng khi đô thị Hà Nội càng phát triển, một ngày không xa ta lại được nhìn thấy tiếng Việt, chữ Việt "tỏa sáng" tại các tòa chung cư, các khu đô thị, các tuyến phố của Thủ đô. (Ảnh Bắc - Quế).

Trong các lần đến thăm, làm việc với Đảng bộ và chính quyền Thành phố, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều tin tưởng và kỳ vọng: “Hà Nội là Thủ đô của cả nước nên phải đi trước, về trước trong các phong trào”. Thấm nhuần tư tưởng của Đảng, Nhà nước về phát triển văn hóa, Hà Nội luôn tiên phong và đề cao sự nghiệp xây dựng, phát triển và gìn giữ văn hóa. Trong nhiệm kỳ 2010-2015, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố đã đề phương hướng phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Nhằm cụ thể hóa phương hướng này, năm 2017, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành “Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan thuộc thành phố” và “Quy tắc ứng xử nơi công cộng”, nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa người Hà Nội”. Với việc banh hành hai Bộ Quy tắc này, Hà Nội là địa phương đầu tiên cả nước ban hành các bộ quy tắc liên quan đến văn hóa, ứng xử văn hóa.

Tiếp tục mục tiêu phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”.

Thiết nghĩ, để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bản năng văn hóa Thăng Long - Hà Nội cũng như thiết lập lại trật tự, văn minh đô thị, bên cạnh việc thực hiện các Bộ Quy tắc trên, nên chăng Hà Nội cần phải tiên phong bằng việc ban hành chế tài về quy định sử dụng tiếng nước ngoài, chữ nước ngoài trên địa bàn Thành phố, trong đó có các công trình xây dựng, bảng quảng cáo, biển hiệu cửa hàng, cơ quan, doanh nghiệp, các khu đô thị, chung cư… Kiên quyết nói không với việc lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài, chữ nước ngoài tại các công trình kiến trúc, các khu đô thị, các tuyến phố. Đồng thời, phải chuẩn hóa giữa sử dụng chữ viết tiếng Việt, tiếng Tây tại các biển hiệu siêu thị, cửa hàng, đơn vị, doanh nghiệp.

Hà Nội là Thủ đô của cả nước, Hà Nội sẽ đi trước trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Nếu làm được điều này, chúng ta tin tưởng rằng không lâu nữa đi trên các con phố của Thủ đô thân yêu bên cạnh tự hào về Thành phố phát triển ta càng thêm tự hào vì đâu đâu, từ các tòa chung cư đời mới, các khu đô thị, biển hiệu, cửa hàng tiếng Việt “lấp lánh” tỏa sáng trong ánh đèn đêm! Hà Nội càng trở nên đẹp hơn, tự hào hơn!

P.Linh - L.Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Chi bộ Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Cầu Giấy vừa tổ chức thành công Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Phòng Cảnh sát kinh tế Công an thành phố Hà Nội vừa triệt phá thành công đường dây mua bán thuốc lá điện tử lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn. Với quy mô lên tới 127.000 sản phẩm, trị giá ước tính 40 tỷ đồng, Công an đã bắt giữ 15 đối tượng liên quan.
Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Tối 23/7, Công an thành phố Hà Nội cho biết, liên quan đến vụ tai nạn liên hoàn tại trước số nhà 87 phố Khâm Thiên, phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), cơ quan chức năng xác định xe ô tô bán tải đã va chạm với 8 xe mô tô, 1 xe máy điện và một nam giới đang đứng dưới lòng đường (được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức)...
Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Trong không khí trang trọng của tháng Bảy lịch sử, cùng với cả nước và thành phố Hà Nội, phường Đống Đa đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025). Đây là sự kiện thể hiện sâu sắc đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Sau hai ngày làm việc nghiêm túc, Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố (CATP) Hà Nội lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã thành công tốt đẹp, tạo nền tảng chính trị vững chắc, góp phần xây dựng lực lượng Công an Thủ đô trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Uống nước nhớ nguồn

Uống nước nhớ nguồn

Mỗi năm vào tháng Bảy, nhân dân ta lại dành những tình cảm thiêng liêng và sâu lắng nhất để tưởng nhớ, tri ân những người hy sinh vì non sông đất nước, các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh -những người đã không tiếc máu xương, tính mạng vì nền độc lập, tự do và sự bình yên của Tổ quốc. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chiều ngày 23/7, tại Hà Nội, Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.

Tin khác

Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Trong không khí trang trọng của tháng Bảy lịch sử, cùng với cả nước và thành phố Hà Nội, phường Đống Đa đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025). Đây là sự kiện thể hiện sâu sắc đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Phường Giảng Võ tri ân gần 1.200 người có công với cách mạng

Phường Giảng Võ tri ân gần 1.200 người có công với cách mạng

Hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7), phường Giảng Võ đang tích cực triển khai các chính sách ưu đãi, chăm sóc chu đáo cho gần 1.200 người có công với cách mạng và thân nhân. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của các gia đình chính sách trên địa bàn được nâng cao rõ rệt, không còn hộ nghèo theo chuẩn chính sách, góp phần lan tỏa sâu rộng phong trào "Đền ơn đáp nghĩa".
Phường Đông Ngạc: Nhiều hoạt động tri ân người có công

Phường Đông Ngạc: Nhiều hoạt động tri ân người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), phường Đông Ngạc đã triển khai chuỗi hoạt động ý nghĩa. Từ khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho hơn 700 đối tượng chính sách, đến việc tổ chức các đoàn thăm hỏi, tặng quà gia đình người có công tiêu biểu, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" và sự quan tâm toàn diện của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường.
Hà Nội trong mắt những "lữ khách đường xa"

Hà Nội trong mắt những "lữ khách đường xa"

Giữa dòng chảy không ngừng của thời gian, Hà Nội vẫn giữ cho mình vẻ đẹp riêng vừa cổ kính, trầm mặc, lại vừa sôi động, hiện đại. Nơi đây không chỉ là Thủ đô ngàn năm văn hiến, mà còn là điểm hẹn của ký ức, của văn hóa, của những trái tim yêu khám phá. Mỗi bước chân du khách đến Hà Nội là một hành trình riêng để cảm nhận và thấu hiểu vẻ đẹp của mảnh đất và con người nơi đây. Trong mắt họ, Hà Nội hiện lên như thế nào? Điều gì khiến họ yêu, ấn tượng, hoặc bất ngờ? Hãy cùng chúng tôi lắng nghe những chia sẻ chân thật, những ấn tượng và câu chuyện nhỏ đầy cảm xúc từ những du khách đã và đang trải nghiệm Hà Nội theo cách của riêng mình.
Xã Thanh Trì: Diện mạo mới, động lực mới

Xã Thanh Trì: Diện mạo mới, động lực mới

Xã Thanh Trì mới ra đời, mang trong mình sứ mệnh trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chính phía Nam Thủ đô Hà Nội. Hình thành từ sự hợp nhất nhiều đơn vị hành chính, Thanh Trì không chỉ rộng lớn về diện tích mà còn giàu về truyền thống, đa dạng về bản sắc và tràn đầy tiềm năng phát triển.
Cận cảnh công trình đập dâng với đài vọng cảnh trên sông Tô Lịch sắp hình thành

Cận cảnh công trình đập dâng với đài vọng cảnh trên sông Tô Lịch sắp hình thành

Đến thời điểm hiện tại, công trình đập dâng tại Cầu Quang, 1 trong 3 đập dâng trên sông Tô Lịch đã hoàn thành cơ bản phần xây lắp với thiết kế ấn tượng.
Cổng làng trong lòng phố

Cổng làng trong lòng phố

Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội hôm nay, nơi những dòng xe cuồn cuộn lao đi như chẳng kịp níu giữ thời gian, đôi khi ta bắt gặp một khoảnh khắc chùng lại: một cổng làng cũ kỹ, rêu phong, âm thầm nép mình bên góc phố. Cổng làng - như dấu lặng giữa bản nhạc ồn ào của đô thị, như nét chấm phá trầm mặc giữa bức tranh rực rỡ sắc màu hiện đại.
Trà sen Tây Hồ: Hương sắc thanh tao giữa phố thị vội vã

Trà sen Tây Hồ: Hương sắc thanh tao giữa phố thị vội vã

Mỗi khi mùa sen nở, bên những hồ nước Tây Hồ phẳng lặng, lại thấp thoáng hình bóng những người nghệ nhân lặng lẽ gom từng hạt hương sắc của mùa hạ. Không máy móc, không dây chuyền, chỉ có đôi bàn tay khéo léo, khứu giác tinh tế và những bí quyết được giữ gìn qua nhiều thế hệ. Trà sen Tây Hồ vì thế trở thành một lát cắt tinh tế trong bức tranh văn hóa Hà Nội ngàn năm.
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học: "Tôi viết, để giữ lại điều đẹp đẽ"

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học: "Tôi viết, để giữ lại điều đẹp đẽ"

Có những con người, dù cuộc sống mang đến bao nhiêu thử thách, bão giông, vẫn kiên cường bước tiếp, dùng ngòi bút như ánh đuốc soi đường, thắp lên hy vọng giữa những ngày đen tối nhất. Nguyễn Văn Học chính là một trong số đó - người viết không chỉ bằng lý trí mà còn bằng cả trái tim rung động trước những cảnh đời khốn khổ, trước những mảng xanh ngỡ như mỏng manh, dễ vỡ.
Nâng cao nếp sống văn hóa từ mô hình di tích lịch sử kiểu mẫu

Nâng cao nếp sống văn hóa từ mô hình di tích lịch sử kiểu mẫu

Thời gian qua, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội đã triển khai hiệu quả mô hình di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn gắn với thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, qua đó góp phần tạo sự văn minh trong ứng xử đối với người quản lý di tích cũng như người dân, du khách.
Xem thêm
Phiên bản di động