--> -->
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt: Góc nhìn từ đô thị Thủ đô thời hội nhập

Kỳ 2: Chữ Việt thân thương sao nỡ ít dùng!

Như đã nói “thành phố là cuốn sách mở”, đô thị là bộ mặt của thành phố. Nhìn đô thị, chúng ta có thể biết được sự phát triển của thành phố đó và rộng hơn là văn hóa của nơi đó ra sao. Chúng ta tự hào chưa bao giờ Thủ đô phát triển như hiện tại, nhưng cũng có dấu “chấm lặng” chưa bao giờ mà việc sử dụng ngôn ngữ bị lạm dụng như hiện tại.
Kỳ 1: Để tiếng Việt là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam Hãy trân quý Tiếng Việt! Phải khơi dậy tinh thần tự tôn dân tộc

Từ nhìn sang các nước nghĩ đến cách “dùng chữ” của ta...

Mọi so sánh đều khập khiễng. Trong sâu thẳm mỗi người dân Việt Nam ai cũng yêu Tổ quốc mình, song phải thừa nhận một điều, nếu có dịp sang các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Lào… họ rất đỗi trân quý tiếng nước họ. Đi trên các con phố, ngắm những đô thị, tòa nhà cao chọc trời… đâu đâu cũng thấy đề tiếng nước họ. Nếu có đề tiếng Anh thì bao giờ cũng nhỏ hơn tiếng mẹ đẻ.

Kỳ 2: Chữ Việt thân thương sao nỡ ít dùng!
Những chung cư, khu đô thị mới ở Hà Nội thường sử dụng tiếng Anh. (Ảnh minh họa: Phương Linh)

Cũng có có thể liên quan đến vấn đề đặt tên, các nước họ cũng đã luật hóa, song trên bình diện văn hóa chính là mỗi doanh nghiệp, đơn vị, hộ kinh doanh các nước kể trên họ luôn đề cao tinh thần dân tộc, văn hóa dân tộc, trong đó có sử dụng chữ viết.

Còn ở nước ta nói chung, Hà Nội nói riêng không khó để thấy trên các tuyến phố, biển hiệu đa số là sử dụng tiếng Anh. Từ những quán ăn cho đến cửa hàng quần áo, từ các ngóc ngách nhỏ đến các con phố lớn như Tạ Hiện, Hàng Bè… các con phố ở các quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm... ngập tràn tiếng Anh và tiếng Hàn.

Tương tự, các khu chung cư đời mới, các khu đô thị ở bất kỳ đâu trên địa bàn Thủ đô phần lớn đều sử dụng tiếng Anh với những cái tên rất mỹ miều như Mandarin Garden trên đường Hoàng Minh Giám, Gold Tower trên đường Nguyễn Trãi... Hay các nhà nghỉ lớn nhỏ cũng lấy tên Tây…

Thậm chí vào mạng cũng thấy quảng cáo rầm rộ các dự án sẽ triển khai, đang triển khai toàn mang tên Tây. Ban đêm đi giữa đất trời Thủ đô lộng gió, nhìn những khu đô thị hiện đại lung linh ánh đèn cảm giác thật xốn xang, mừng cho Thành phố ngày càng văn minh, hiện đại, nhưng cũng chính những ánh đèn “lung linh” hiện các “con chữ Tây” gợi cho ta thoáng suy tư, sống giữa Thủ đô hơn ngàn năm tuổi, tại sao chúng ta cứ “sính” chữ Tây đến vậy?!

Nên nhớ sử dụng chữ không chỉ tôn trọng tiếng mẹ đẻ mà cũng là để thể hiện tinh thần của một dân tộc. Ví khi một du khách bước xuống Sân bay Nội Bài lên xe vào Thành phố, đi trên đường, nhìn qua cửa kính ngắm phố phường, sẽ tuyệt biết bao nếu những khu đô thị, khu chung cư, tuyến phố được đặt tên biển bằng tiếng Việt. Cho dù họ không hiểu, song sẽ gợi cho họ rằng, chắc chắn đó là tiếng Việt, do người Việt xây dựng mà nên. Tự hào lắm thay!

...Đến vì sao lại có tình trạng “sính” chữ Tây?

Biết và phải biết ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh trong thời buổi hội nhập kinh tế quốc tế là chuyện đương nhiên. Không biết tiếng Anh, không giỏi ngoại ngữ là thiệt thòi lớn không những trên phương diện tìm kiếm cơ hội việc làm mà còn bất lợi trong đàm phán, kinh doanh.

Ngoại ngữ quan trọng là vậy, song sử dụng tiếng Tây thế nào lại là vấn đề khác. Vì sao các biển hiệu cửa hàng, khách sạn, nhà hàng, chung cư đời mới, các khu đô thị lại “sính” tiếng Tây là vấn đề cần bàn.

Kỳ 2: Chữ Việt thân thương sao nỡ ít dùng!
Những cửa hàng, cửa hiệu cũng hay sử dụng tiếng Tây. (Ảnh minh họa: Phương Linh)

Trao đổi với chúng tôi, một số người cho rằng, đối với những tuyến phố sầm uất (như phố cổ) các biển hiệu sử dụng tiếng Tây, chủ yếu là tiếng Anh nhằm phục vụ du khách tốt hơn. Vì trên các phố này, đa số phục vụ khách du lịch. Còn các tuyến phố có đông người Hàn sinh sống như ở quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm là để phục vụ người Hàn Quốc.

Bên cạnh đó, một số người cũng cho rằng đấy chỉ là những lý do mang hơi thở “quán tính”, còn thực chất việc “sính” sử dụng chữ Tây là để phục vụ mốt “thời thượng” của khách hàng. Ví dụ, cũng một loại quần, áo do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất nếu để tiếng Việt bán không chạy, thậm chí bị chê hàng “quê”, nhưng khi sử dụng tiếng Anh thì thương hiệu và đẳng cấp sẽ được nhân lên gấp bội. Tương tự, các quán, các cửa hàng, nhà hàng, khách sạn cũng phải thế.

Thế còn các khu chung cư, khu đô thị mới tại sao chủ đầu tư vẫn cứ thích “thêu hoa, dệt gấm” những tên Tây? Về vấn đề này một số người cho rằng, đặt tên Tây giá trị thương hiệu của khu chung cư, khu đô thị sẽ cao hơn. Nói thẳng ra giá bán sẽ cao hơn, người mua sẽ thích hơn!

Cách đặt vấn đề này chưa hẳn đúng. Khác với hệ thống nhà hàng, khách sạn, cửa hàng có thể biện minh việc đặt tiếng Tây để thu hút khách “Tây”, song bất động sản là phụ thuộc vào cung cầu, chất lượng sản phẩm, giá trị về vị trí địa lý. Ví dụ, một khu chung cư cao cấp nếu nằm ở các quận nội đô, tuyến phố chính như Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Ba Đình chẳng cần đặt tên Tây giá một mét vuông cũng được các chủ đầu tư rao bán với giá từ 40 triệu đồng đến 100 triệu đồng .

Kỳ 2: Chữ Việt thân thương sao nỡ ít dùng!
Nhũng dự án đã và sẽ "trình làng" cũng sử dụng tiếng Tây, (Ảnh chụp qua website)

Anh Nguyễn Văn Thọ (một chuyên gia tài chính) làm phép so sánh: Nếu trên cùng một trục đường, một khu chung cư mang thương hiệu Tây bán với giá khá cao, song không có không gian (diện tích khuôn viên ở dưới) so với một khu tuy mang tiếng Việt, giá cũng ngang bằng nhưng có đầy đủ bể bơi, khuôn viên rộng rãi, vườn cây… chắc chắc người mua sẽ chọn khu chung cư tiếng Việt. Xét về mặt giá trị khu đề tiếng Tây với tiếng ta chẳng có gì khác biệt. Người mua bao giờ cũng chỉ quan tâm đến chất lượng, giá thành và sự tiện ích mà thôi.

Viết đến đây lại nhớ có lần đi dự một sự kiện khai trương khu chung cư đời mới, chủ một doanh nghiệp dõng dạc nói: “Một dân tộc đã ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông; đánh đổ chế độ thực dân Pháp để giải phóng dân tộc; đánh đuổi sự can thiệp của đế quốc Mỹ thống nhất đất nước. Ông cha ta vĩ đại là thế. Vì vậy, chúng ta hiện nay phải thắp nên “ngọn lửa” tự hào dân tộc để làm nên kỳ tích trên bình diện kinh tế”. Nghe rất đúng! “Khơi dậy lòng tự tôn dân tộc”, nhưng hầu hết khu chung cư của doanh nhân này cũng đều đặt tên Tây!

Vẫn biết, doanh nhân là người làm nên của cải vật chất cho xã hội, tạo việc làm cho người lao động, đóng thuế cho Nhà nước, là chủ thể cạnh tranh của nền kinh tế. Sự hưng thịnh của quốc gia ngoài sự lãnh đạo của Đảng, các cơ chế, chính sách pháp luật của Nhà nước, sự điều hành của Chính phủ, của hệ thống chính quyền và toàn thể hệ thống chính trị, người dân thì đội ngũ doanh nhân góp phần rất quan trọng.

Trong “huyết quản” của mỗi doanh nhân Việt đều thấm nhuần tình yêu đất nước và tinh thần tự tôn dân tộc mãnh liệt, song có lẽ vì lý do kinh tế hoặc sự “vô tư” của chủ đầu tư hiểu theo hướng đơn thuần cứ “sử dụng” tiếng Tây cho sang mà vô tình ảnh hưởng đến việc giữ gìn “sự trong sáng của tiếng Việt” mà cha ông bao đời gìn giữ, bảo tồn.

Kỳ 2: Chữ Việt thân thương sao nỡ ít dùng!
Tiến sĩ Lê Thanh Tâm cho rằng, cần phải có những giải pháp nhất định để giữ cho tiếng Việt ngày càng trở nên trong sáng và giàu đẹp. (Ảnh: Phương Linh)

Hãy nhìn sang các nước như đã đề cập hoặc nhìn vào những thương hiệu mà các nhà đầu tư nước ngoài đang đầu tư vào Việt Nam đa số đều sử dụng tiếng nước họ. Xe hơi Hàn đề tiếng Hàn, xe hơi Nhật đề tiếng Nhật; siêu thị do người Nhật đầu tư đề tiếng Nhật; chung cư do người Hàn làm chủ đầu tư đề tiếng Hàn… Họ không đề tiếng Tây mà sản phẩm vẫn đắt như “tôm tươi”! Lòng tự tôn dân tộc, tự hào dân tộc hơn nhau là chỗ đó. Và đây cũng chính là sức mạnh “nội sinh” về văn hóa để tạo nên sức mạnh của dân tộc. Chỉ phạm trù nhỏ về ngôn từ tưởng chừng không quan trọng nhưng mang ý nghĩa lớn cho công cuộc dựng xây đất nước. Đặc biệt là lòng tự tôn dân tộc. Chúng ta có thể có tất cả, nào tài nguyên, nào nguồn nhân lực nhưng thiếu đi lòng tự hào dân tộc thì sẽ khó có động lực để tiến lên. Ngôn ngữ cũng là bộ phận cấu thành lòng tự tôn dân tộc.

Trao đổi thêm về nguyên nhân khiến cho người Việt “sính” tiếng Tây, tiến sĩ Lê Thị Thanh Tâm, (Phó Trưởng Khoa Việt Nam học và tiếng Việt, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng: Hệ quả nặng nề nhất và có sức công phá kín đáo nhất của sự pha tạp cực đoan, thiếu trí tuệ là làm mất đi sự chuẩn mực của ngôn ngữ mẹ đẻ, xói mòn văn hoá (ngôn ngữ là một tấm gương soi văn hoá). Cạnh đó, tạo ra một xu thế lệch chuẩn trong ngôn ngữ mạng, khẩu ngữ “chiếm sóng” và lược bỏ sự tinh tế, sâu sắc vốn có và cần có trong tiếng Việt, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tư duy (nhất là tư duy đại cục, tư duy hệ thống, tư duy phân tích). Có một điều rất cần lưu tâm, tư duy thế nào thì ngôn ngữ biểu thị thế ấy. Ngôn ngữ có vấn đề nghĩa là tư duy đang bị thế nào đó. Tư duy của cả một nhóm người, một thế hệ, một xu thế thì lại càng phải nghĩ.

“Đứng trước hệ quả nặng nề nhất đó là mất đi sự chuẩn mực của ngôn ngữ mẹ đẻ, cần phải có những giải pháp nhất định để giữ cho tiếng Việt ngày càng trở nên trong sáng và giàu đẹp. Đó là cả một quá trình lâu dài và cần sự chung tay của tất cả mọi người”, tiến sĩ Thanh Tâm cảnh báo.

P.Linh - L.Hà

(Còn tiếp)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phường Long Biên khám sức khỏe, tặng quà tri ân người có công

Phường Long Biên khám sức khỏe, tặng quà tri ân người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Long Biên phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Đức Giang và Trạm Y tế phường tổ chức chương trình khám, tư vấn sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn.
Quân đội tổ chức thêm 4 chuyến bay chuyển hàng cứu trợ đến vùng lũ Nghệ An

Quân đội tổ chức thêm 4 chuyến bay chuyển hàng cứu trợ đến vùng lũ Nghệ An

Dự kiến trong ngày 25/7, Cục Cứu hộ - Cứu nạn (Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam) sẽ tiếp tục tổ chức 4 chuyến bay vận chuyển hàng cứu trợ đến vùng lũ Nghệ An.
Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam chốt danh sách 14 VĐV dự SEA V.League 2025

Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam chốt danh sách 14 VĐV dự SEA V.League 2025

Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam vừa công bố danh sách chính thức 14 vận động viên sẽ tham dự chặng 1 giải SEA V.League 2025, diễn ra từ ngày 1 đến 3/8 tại Nakhon Ratchasima, Thái Lan. So với đội hình vừa hoàn thành VTV Cup 2025, danh sách lần này ghi nhận một điều chỉnh đáng chú ý - sự trở lại của libero Lưu Thị Ly Ly thay cho chủ công trẻ Nguyễn Thị Phương.
Lật xe khách trên Quốc lộ 1 qua Hà Tĩnh, 9 người tử vong, 15 người bị thương

Lật xe khách trên Quốc lộ 1 qua Hà Tĩnh, 9 người tử vong, 15 người bị thương

Một vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra vào rạng sáng 25/7 trên Quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn phường Sông Trí, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã khiến 9 người tử vong và 15 người khác bị thương. Đây là một trong những vụ tai nạn nghiêm trọng nhất trong thời gian gần đây trên tuyến Quốc lộ 1.
Nottingham Forest vs Fulham: Màn “tổng duyệt” trước mùa giải mới

Nottingham Forest vs Fulham: Màn “tổng duyệt” trước mùa giải mới

Trận giao hữu giữa Nottingham Forest và Fulham, diễn ra vào lúc 02h00 ngày 27/7 tại sân Estádio de São Luís (Faro, Bồ Đào Nha), không chỉ là một màn “làm nóng” thông thường mà còn là cuộc chạm trán đầy hứa hẹn giữa hai đại diện Premier League.
Hoạt động hiệu quả chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Hoạt động hiệu quả chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Sau hơn 2 tuần đi vào hoạt động, mô hình chính quyền 2 cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã ổn định, phát huy hiệu quả, tạo sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.
Lãnh đạo xã Thượng Phúc thăm, tặng quà các gia đình chính sách

Lãnh đạo xã Thượng Phúc thăm, tặng quà các gia đình chính sách

Nằm trong chuỗi các hoạt động thiết thực kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025) của xã Thượng Phúc (Hà Nội) đồng chí Tạ Hữu Thọ - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) xã đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, thương binh, người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hoá học trên địa bàn xã.

Tin khác

Phường Long Biên khám sức khỏe, tặng quà tri ân người có công

Phường Long Biên khám sức khỏe, tặng quà tri ân người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Long Biên phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Đức Giang và Trạm Y tế phường tổ chức chương trình khám, tư vấn sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn.
Lãnh đạo xã Thượng Phúc thăm, tặng quà các gia đình chính sách

Lãnh đạo xã Thượng Phúc thăm, tặng quà các gia đình chính sách

Nằm trong chuỗi các hoạt động thiết thực kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025) của xã Thượng Phúc (Hà Nội) đồng chí Tạ Hữu Thọ - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) xã đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, thương binh, người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hoá học trên địa bàn xã.
Hà Nội sẽ bắn pháo hoa vào tối 10/8

Hà Nội sẽ bắn pháo hoa vào tối 10/8

Màn bắn pháo hoa sẽ diễn ra từ 22h đến 22h08 ngày 10/8, với quy mô gồm 300 quả pháo hoa tầm cao và 60 giàn pháo hoa tầm thấp. Thời gian kéo dài 8 phút tại khu vực đường đua F1, phường Từ Liêm.
Hà Nội mở rộng đường Hùng Vương phục vụ các sự kiện quan trọng

Hà Nội mở rộng đường Hùng Vương phục vụ các sự kiện quan trọng

Từ nay đến cuối tháng 8/2025, Hà Nội sẽ chặt hạ, dịch chuyển hàng chục cây xanh trên tuyến đường Hùng Vương (phường Ba Đình).
Phường Hoàn Kiếm dâng hương kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ

Phường Hoàn Kiếm dâng hương kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), ngày 24/7, Đảng ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ phường Hoàn Kiếm tổ chức dâng hương tại phù điêu "Hà Nội - Mùa Đông 1946" và 12 nhà bia tưởng niệm liệt sĩ trên địa bàn phường.
Phát triển vùng phát thải thấp trong nội đô Hà Nội theo “vết dầu loang”

Phát triển vùng phát thải thấp trong nội đô Hà Nội theo “vết dầu loang”

Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn cho hay xây dựng vùng phát thải thấp tại Hà Nội sẽ triển khai như “vết dầu loang”, từ khu vực trung tâm và mở rộng dần ra. Theo đó, phường Cửa Nam sẽ thí điểm và nhân rộng ra khu vực khác để đạt mục tiêu cả Vành đai 1 đạt phát thải thấp.
Chuyển đổi số - cầu nối “sống còn” giữa hai cấp chính quyền địa phương

Chuyển đổi số - cầu nối “sống còn” giữa hai cấp chính quyền địa phương

Sau hơn 3 tuần vận hành, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá hoạt động trơn tru, thông suốt, bước đầu có kết quả tích cực. Tuy nhiên với khối lượng công việc lớn, việc ứng dụng chuyển đổi số chính là cầu nối “sống còn”, nền tảng kiến tạo mô hình chính quyền mới - minh bạch, linh hoạt, gần dân và vì dân.
HĐND phường Ô Chợ Dừa thông qua nhiều nghị quyết quan trọng

HĐND phường Ô Chợ Dừa thông qua nhiều nghị quyết quan trọng

Ngày 24/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) phường Ô Chợ Dừa khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ hai để xem xét nhiều nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Theo chân cán bộ phường tri ân những người có công

Theo chân cán bộ phường tri ân những người có công

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), nhiều xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổ chức đồng loạt các hoạt động tri ân sâu sắc tới các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài gửi Thư thăm hỏi Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Nghệ An

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài gửi Thư thăm hỏi Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Nghệ An

Trước tình hình lũ lụt nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống người dân một số địa phương miền núi tỉnh Nghệ An, ngày 24/7, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã có Thư thăm hỏi gửi Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Nghệ An.
Xem thêm
Phiên bản di động