Kỳ 1: Khi nói bậy, văng tục len lỏi khắp nơi
Có một Hà Nội như thế! Phát huy nét đẹp người Hà Nội Người Hà Nội ngộp thở trong… khói xe |
Hà Nội 24 giờ
Tôi từng có may mắn được đi và đến nhiều nơi trên dải đất hình chữ S. Mỗi nơi, mỗi vùng miền lại đọng trong tôi những nét rất riêng khác trong tính cách. Chẳng hạn, người Huế lịch thiệp và kín kẽ, người Sài Gòn hào sảng, phóng khoáng, người Hà Nội lại gieo vào lòng cảm giác thanh lịch. Sự thanh lịch của người Hà Nội có lẽ xuất phát từ việc sống và hấp thu giá trị văn hóa của mảnh đất nghìn năm văn hiến Thăng Long. Trân quý và đầy tự hào là vậy, song hiện nay dù chúng ta có nói thế nào vẫn phảo khẳng định vấn nạn nói tục, chửi thề đang trở thành "công cụ" giao tiếp của một bộ phận người dân.
Khi ngày mới bắt đầu, Hà Nội lại bắt đầu nhồn nhịp như nó vốn có, trong bản hòa âm của ngày mới hối hả, trong những âm điệu của người Hà Nội thời 4.0, dỏng tai nghe kỹ trong khắp các ngõ ngách, nẻo đường, góc phố... dù có lạc quan đến mấy vẫn không khỏi ngao ngán bởi những ngôn từ phát ra.
18h 30 khi Công ty Xổ số kiến thiết quay xong kết quả xổ số trong ngày cũng là lúc "giới chơi" lô, đề đối chiếu để biết mình có trúng lô, đề hay không. Vào cái gọi là "giờ thiêng" này, ôi thôi có dịp vào các ngõ ngách của Hà Nội mới thấy sự văng tục lên cao điểm đến mức nào. Người trúng cũng "đ... con mẹ, nay đánh con này cho vui mà cũng trúng"; kẻ thua cũng "đ... con mẹ qua tính toán kỹ thế rồi vẫn trượt"! Ngôn ngữ giao tiếp lúc này chỉ văng tục và cảm thán.
Ở chợ, nhiều tiểu thương không biết từ khi nào, chẳng phải chửi nhau, nhưng khi trò chuyện về một vấn đề gì đó của xã hội, cũng văng, đại loại: "Bà thì biết cái đ... gì, hôm qua nghe nói mai trời mưa to". Chỉ câu chuyện vui vui, nhưng cũng bị dẫn dắt bởi những câu đệm rất đỗi khó nghe.
Quay sang trưa và chiều tối, lang thang các quán nhậu, đặc biệt là quán bia hơi, ở đây trong sự hỗn tạp của đủ giọng nói, đủ câu chuyện "chén chú, chén anh" mới thấy hết "sự khủng khiếp" của ngôn từ. Đủ mọi thành phần, lao động chân tay có, làm doanh nghiệp có, viên chức, công chức nhà nước có, tri thức có và với tất cả mọi câu chuyện trên trời, dưới đất. Nhưng thay vì "miếng trầu là đầu câu chuyện" là cả những tràng văng tục. Đại loại như "anh quan tâm làm đ... gì"; "đ...con cụ nó chứ, đâu sẽ vào đấy...". Ai có môi trường sống và giao tiếp như người Tràng An xưa "lạc" vào nơi đây có lẽ phải nổi da gà, choáng với ngôn ngữ thời hiện đại.
Không những thế ngôn ngữ nói bậy, còn len lỏi vào tận chống công sở. Nói bậy giờ đây như một trọng những vấn đề rất bình thường của giao tiếp. Song những điều này còn chưa đáng sợ, cái đáng sợ nhất là ngôn ngữ nói bậy đã len lỏi vào chốn học đường, những cháu học sinh cấp 1 đến cấp 3 giờ "cũng biết" nói bậy, chửi thề. Tất nhiên là không nhiều, nhưng cũng không phải là ít khi vào giờ tan tầm, chúng ta bắt gặp từng tốp, từng tốp học sinh túm tụm nói chuyện. Trong những câu chuyện ta thoáng nghe những từ rất người lời: "Đ.. con cụ thằng kia"; hay chê, khen điều gì thì văng "vãi lều". Kể ra đây nghe có vẻ hơi thô tục, song nếu chúng ta không đề cập thì không có cơ hội để nhà trường, gia đình và toàn xã hội nhìn nhận lại vấn đề để cùng nhau uốn nắn.
Người Hà Nội luôn gắn với hình ảnh thanh lịch, đây là điều cần phải gìn giữ và phát huy. |
Ngay trong lúc cả Thủ đô căng mình chống đại dịch, Thành phố thực hiện giãn cách xã hội, một số người vi phạm, bị lực lượng chức năng nhắc nhở cũng văng tục, chưởi thề. Người xưa từng dạy: “Lời nói không mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” và cao xa hơn là câu “Lời nói đọi máu” để thấy được những ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực từ lời ăn tiếng nói.
“Văng” trên không gian mạng
Văng tục hiện hữu ngoài thực tế đã đành, rảo qua các diễn đàn trên mạng xã hội cũng dễ dàng thấy và trải nghiệm. Chẳng khó khi tìm kiếm những hiện tượng mạng xã hội như: Khá “bảnh”, Dương Minh Tuyền, Huấn Hoa Hồng… thông qua mạng xã hội như Facebook, YouTube có những clip, video đan xen không ít câu nói tục, chửi bậy. Đáng nói, những ngôn từ “Đ… mẹ”, được phát ra hết sức bản năng, và bản thân người nói cũng không hề ý thức được sức lan truyền từ những câu nói vô ý đó.
Người xưa từng dạy: Học ăn, học nói, học gói, học mở để thể hiện rằng chính lời ăn, tiếng nói đã làm nên “thương hiệu” của người Tràng An. Để vun bồi điều này, việc truyền dạy những điều hay, lẽ phải cho thế hệ măng non là hết sức cần thiết. |
Phải khẳng định, đã và đang có hàng trăm biểu hiện lệch lạc khác đang xảy ra trên các trang mạng xã hội. Không ít người sử dụng mạng xã hội như một cách giải tỏa những căng thẳng, áp lực cuộc sống. Một bộ phận khác lại thỏa sức dùng những “uế từ” không mấy hay ho nhằm mục đích câu like, muốn thể hiện sức mạnh bản thân. Cá biệt, có những cá nhân đã nghĩ ra vô vàn cách để “lách” nhằm thỏa mãn tối đa cái thú văng tục trên môi trường ảo này. Và thế là những từ ngữ văng tục kỳ quái ra đời.
Lược qua có thể thấy, chúng chủ yếu là biến âm của những ngôn ngữ thô tục như: “Đ...” thành “éo”, “mẹ” thành “mịa”... Như một sự lan truyền âm ỉ của dịch bệnh, cũng chính từ những biến âm mang tính đối phó ấy, những từ ngữ văng tục biến thể này lại từ thế giới ảo ùa vào cuộc sống thực. Chúng biến thành những thứ tân ngôn ngữ văng tục được đón nhận và nhiều người thỏa sức vung ra nơi cửa miệng.
Phải chăng là thói quen?
Phải khẳng định, nói năng là một hành vi ứng xử. Nói thế nào, nói cái gì và nói với ai là quyền của cá nhân nhưng vẫn đòi hỏi phải theo những chuẩn mực. Chẳng thế mà, trước đây, ngay trên mảnh đất Tràng An, trong các gia đình dù giàu có hay bần hàn đều dạy dỗ con cái những ngôn từ giao tiếp chuẩn mực, có thể dễ dàng làm “mát lòng, hả dạ” người nghe.
Chẳng hạn, trong chào hỏi, giao tiếp thì người xưa chuộng từ “ạ” và “dạ”. Những từ này gần như không vắng bóng trong các câu thoại, trong giao tiếp thường nhật. Dễ thấy như: Ông ạ, bà ạ, anh ơi, chị ơi…! Dạ thưa cụ, thưa cha, thưa mẹ…!
Hẳn nhiên, việc giao tiếp thân thiện, nhã nhặn như vậy được ngầm hiểu là thước đo để nhận định người nói là được giáo dục tử tế, có văn hóa, có lịch sự hay không. Và tuyệt nhiên, người ta sẽ không dùng những lời lẽ thiếu văn hóa ở chỗ đông người.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Đình Đức, một nhà Hà Nội học được không ít người biết đến thì người Tràng An cần cù, cứng rắn. Hơn hết là vẻ thanh lịch đôi lúc hào hoa, yêu văn, yêu hoa, sành mỹ thuật, ăn mặc trang nhã, luôn nói lời văn vẻ dễ nghe, dễ hòa hợp với bà con phường, xóm.
Thanh lịch, chu đáo là nét đẹp văn hóa đã được định danh của người Hà Nội. |
Chia sẻ với tôi quanh câu chuyện lời ăn, tiếng nói, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Đình Đức bảo, bản thân ông đã từng viết rất nhiều bài viết về câu chuyện “Ai là người Hà Nội?”.
Theo quan điểm của ông, người Hà Nội là những người sinh sống, làm việc, gắn bó và cống hiến cho sự phát triển của Thủ đô. Một phần Hà Nội là đất kẻ chợ, là người khắp nơi tụ về, có sinh hoạt, ngôn ngữ riêng của họ. Do vậy, để phát triển và tồn tại, Hà Nội phải chấp nhận văn hóa vùng miền.
Theo sự quan sát của ông, từ rất nhiều năm nay, một phần những người từ tỉnh ngoài đến đều theo nếp ăn nói của người Hà Nội, tròn vành, rõ tiếng, đúng chính tả. Những người ở Hà Nội lâu hơn, họ có quy tắc bất thành văn là giao thiệp một cách lịch lãm. Họ không nhún nhường, không kiêu ngạo, càng không cáu gắt, chửi mắng…
“Dân Thủ đô ta xưa hay tự hào mình ở Thủ đô một nước văn hiến, ở đất nghìn năm văn vật. Các cụ sống theo nền nếp lễ giáo từ nghìn xưa để lại. Ai cũng lo dạy con. Họ dạy con bắt đầu từ hiếu, rồi lễ, trung với nước, tín với bạn bè. Ngoài lối giáo dục ấy, người ta cũng học đạo đức bác ái của nhà Phật và tính thanh tao của Lão giáo”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Đình Đức chia sẻ.
Đau đáu bởi câu chuyện nếp xưa đang ít nhiều mờ phai, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Đình Đức bộc bạch, nói tục, chửi bậy không phải là “căn bệnh” mới của người Hà Nội, người Việt Nam hiện nay mà đã xuất hiện từ rất lâu. Tuy nhiên, hiện nay, sự phát triển của internet đã khiến “nạn” này trở thành vấn đề nghiêm trọng.
Những ngôn từ tục tĩu từ chợ búa, phố phường ùa vào công sở, trường học... hiện hữu khắp mọi nơi với rất nhiều lý do. Đáng báo động là, ngày càng có nhiều người trẻ nói bậy, chửi thề. Thậm chí, họ văng tục như một phản ứng tự nhiên, như câu cửa miệng mà không cần biết điều mình nói mang ý nghĩa gì.
“Hệ lụy nói tục, chửi bậy lắm rồi thành quen miệng. Nói tục nhiều “ăn” vào tính cách. Khi nạn nói tục, chửi thề, sử dụng tiếng lóng một cách thiếu văn hóa không chỉ thể hiện trong môi trường giao tiếp thông thường mà lan truyền như một thứ “vi rút độc hại” thì không thể xem đây là chuyện bình thường”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Đình Đức nhấn mạnh.
Kim Tiến - Giang Nam
(Còn nữa…)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở
Tôi yêu Hà Nội 16/01/2025 22:43
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 15:09
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 12:29
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30