--> -->

Phát huy nét đẹp người Hà Nội

Xây dựng văn hóa, con người luôn là một trong những ưu tiên của Hà Nội. Trong nhiệm kỳ này, Thành ủy ban hành Chương trình 06-CTr/TU về “Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”. Chương trình đã phát huy những thành tựu, kết quả đáng ghi nhận trong tổ chức thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU của nhiệm kỳ trước, đồng thời có nhiều nét mới, đột phá, chuyên sâu hơn, đáp ứng những yêu cầu, mục tiêu của giai đoạn mới.
Văn hoá ứng xử người Hà Nội: Góc nhìn từ tuân thủ pháp luật giao thông Chất thanh lịch của người Hà Nội

Những năm qua, cùng với mục tiêu phát triển kinh tế, mục tiêu phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống nhân dân luôn được Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố quan tâm đặc biệt, coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Kế thừa, phát huy những kết quả đạt được của nhiệm kỳ trước, Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025” tiếp tục đặt ra nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên cho cả hệ thống chính trị. Đó là phát triển văn hóa, con người Hà Nội thực sự trở thành giá trị tinh thần to lớn, là sức mạnh, nguồn lực nội sinh quyết định sự phát triển bền vững của Thủ đô.

Phát huy nét đẹp người Hà Nội
Chương trình số 06-CTr/TU đặt mục tiêu phát triển văn hóa Thủ đô xứng tầm với truyền thống nghìn năm văn hiến, Thành phố vì hòa bình, Thành phố sáng tạo và tiếp thu tinh hóa văn hóa của nhân loại.

Đáng chú ý, các mục tiêu đặt ra đều nêu rõ “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước và Thủ đô”. Nói nôm na, văn hóa được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Trong đó ưu tiên phát triển văn hóa Thủ đô xứng tầm với truyền thống nghìn năm văn hiến, Thành phố vì hòa bình, Thành phố sáng tạo và tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Khơi dậy lòng tự hào, tình yêu Hà Nội và ý chí khát vọng vươn lên của nhân dân Thủ đô.

Cụ thể, Thành phố phấn đấu đến năm 2025, từ 86 đến 88% số hộ gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa; tỷ lệ thôn, làng được công nhận và giữ vững danh hiệu Làng văn hóa đạt 65%, tỷ lệ tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu Tổ dân phố văn hóa đạt 75%, 100% thôn, làng có nhà văn hóa. Trong giai đoạn 2021 - 2025, có thêm 15 di sản được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, ba di tích Quốc gia đặc biệt. Số trường học công lập đạt tiêu chuẩn quốc gia từ 80 – 85%. Đầu tư xây dựng từ 3-5 trường liên cấp có diện tích tối thiểu 5ha và có cơ sở vật chất ngang tầm các nước trong khu vực...

Để hoàn thành nhiệm vụ này, Chương trình số 06-CTr/TU xác định ưu tiên đầu tư từ ngân sách Thành phố cho phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Triển khai tích cực, có hiệu quả xã hội hóa đầu tư lĩnh vực văn hóa, thể thao. Tăng cường các nguồn lực cho phát triển văn hóa phải tương xứng với tăng trưởng và phát triển kinh tế Thủ đô. Đẩy mạnh khuyến khích xã hội hóa, huy động sự tham gia của cộng đồng xã hội, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân đóng góp trí tuệ, cơ sở vật chất, công nghệ trong việc phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Các nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra là chú trọng quan tâm yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế. Nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Làm tốt công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, bảo đảm hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển; có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân dân gian, văn nghệ sĩ… Triển khai số hóa tư liệu di sản. Triển khai thực hiện các nội dung gia nhập mạng lưới các “Thành phố sáng tạo” theo tiêu chí, lộ trình đã cam kết với UNESCO. Phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa. Bổ sung các cơ chế chính sách khuyến khích hoạt động sáng tạo, thu hút đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến phục vụ xây dựng và phát triển thị trường văn hóa và các ngành công nghiệp văn hóa.

Đối với nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống nhân dân, Thành phố đặt mục tiêu quản lý và tổ chức thực hiện có hiệu quả 03 Chương trình mục tiêu Quốc gia: Giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 - 2025; Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Theo đó, chương trình đã đưa ra những giải pháp cụ thể như: Phát triển thị trường lao động, tạo việc làm đảm bảo thu nhập tối thiểu cho người dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thực hiện đồng bộ các giải pháp mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế toàn dân. Triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách, giải pháp giảm nghèo nhanh, bền vững, nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả. Thành phố ưu tiên phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, tiến tới bao phủ toàn dân, mở rộng đối tượng thuộc diện thụ hưởng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội, từng bước giảm độ tuổi người cao tuổi được hưởng trợ cấp xã hội, nâng mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ hằng tháng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và khả năng cân đối ngân sách của Thành phố.

Cùng với Chương trình số 06-CTr/TU, Thành ủy Hà Nội cũng ban hành phụ lục 58 nghị quyết chuyên đề, đề án, kế hoạch, dự án phân công cho các cơ quan, đơn vị, UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm triển khai, thực hiện.

Thành phố tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới, giảm chênh lệch mức sống giữa khu vực thành thị, nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giáo dục, đào tạo. Nâng cao năng lực y tế, chất lượng khám chữa bệnh đồng đều ở các tuyến, đa dạng hóa các dịch vụ khám chữa bệnh đáp ứng nhu cầu nhân dân.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, Chương trình số 06-CTr/TU nêu rõ, cần sửa đổi, bổ sung và ban hành các cơ chế đặc thù như xây dựng cơ chế phối hợp, liên kết giữa các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, đồng thời lồng ghép, tích hợp các nhiệm vụ của cơ sở, ban, ngành, làm cho nhiệm vụ phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh được thống nhất. Trong thời gian tới, các cơ quan tham mưu của Thành phố sẽ nghiên cứu, ban hành chính sách khuyến khích phát triển mô hình du lịch di sản, ẩm thực, nhất là trong lĩnh vực sáng tạo khởi nghiệp, gắn kết du lịch với các ngành công nghiệp văn hóa...

Trong Chương trình số 06-CTr/TU, Thành ủy Hà Nội nêu rõ, phải phát huy sức mạnh hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Phát động phong trào thi đua yêu nước gắn với thực hiện các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; phát hiện các nhân tố mới, mô hình mới trong xây dựng và phát triển văn hóa; biểu dương tập thể, cá nhân điển hình trong các phong trào thi đua./.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Al Hilal ngậm ngùi dừng bước trước Fluminense tại FIFA Club World Cup

Al Hilal ngậm ngùi dừng bước trước Fluminense tại FIFA Club World Cup

Dù đã thi đấu đầy nỗ lực và có thời điểm làm sống dậy hy vọng cho người hâm mộ, đại diện hàng đầu châu Á - Al Hilal vẫn không thể vượt qua Fluminense trong trận tứ kết FIFA Club World Cup 2025. Trận đấu kết thúc với tỷ số 2-1 nghiêng về phía đội bóng Brazil, khép lại hành trình của Al Hilal tại sân chơi danh giá này.
App EVNHANOI: Công cụ giúp chủ động kiểm soát và sử dụng điện hiệu quả

App EVNHANOI: Công cụ giúp chủ động kiểm soát và sử dụng điện hiệu quả

Hóa đơn tiền điện tháng 6 vừa qua khiến không ít hộ gia đình “giật mình”. Thực tế cho thấy, có hai nguyên nhân chính khiến chi phí điện tăng cao rõ rệt: nhiệt độ ngoài trời liên tục ở mức 40-42°C suốt nhiều ngày và thói quen sinh hoạt thay đổi khi học sinh bước vào kỳ nghỉ hè. Trong bối cảnh đó, App EVNHANOI trở thành công cụ không thể thiếu để giúp khách hàng chủ động theo dõi, kiểm soát và sử dụng điện hiệu quả.
Nguyễn Thùy Linh vào bán kết Canada Open 2025

Nguyễn Thùy Linh vào bán kết Canada Open 2025

Tay vợt số một Việt Nam Nguyễn Thùy Linh đã tiếp tục hành trình đầy ấn tượng khi ngược dòng ngoạn mục trước Wong Ling Ching (Malaysia) để góp mặt ở bán kết Canada Open 2025.
Giá xăng dầu hôm nay (5/7): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (5/7): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm

Hôm nay (5/7), giá dầu thô thế giới tiếp đà giảm trong bối cảnh thị trường dự đoán OPEC+ sẽ quyết định tăng sản lượng trong cuộc họp cuối tuần này. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,25 USD/thùng, giảm 0,83%, giá dầu WTI ở mốc 66,42 USD/thùng, giảm 0,87%.
Dự báo giá xăng dầu tuần tới có khả năng sẽ tăng nhẹ

Dự báo giá xăng dầu tuần tới có khả năng sẽ tăng nhẹ

Dự báo trong kỳ điều hành tuần tới, giá xăng dầu có khả năng sẽ tăng nhẹ.
Hoàn thiện khung pháp lý về khoa học và công nghệ khi thực hiện chính quyền 2 cấp

Hoàn thiện khung pháp lý về khoa học và công nghệ khi thực hiện chính quyền 2 cấp

Khi mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành từ ngày 1/7, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ động hoàn thiện khung pháp lý và triển khai các giải pháp hỗ trợ để bảo đảm việc phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực khoa học và công nghệ được thông suốt, hiệu quả. Nhiều công cụ hỗ trợ trực tuyến, như trợ lý ảo và đường dây nóng, cũng đã được thiết lập để đồng hành cùng các địa phương trong quá trình triển khai.
Công an thành phố Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong cải cách hành chính

Công an thành phố Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong cải cách hành chính

Vừa qua, Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo 57 về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 trong Công an thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc với Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố để đánh giá về “trợ lý ảo” chatbot, hỗ trợ thủ tục hành chính và hệ thống số hóa tài liệu đang được triển khai thử nghiệm tại Công an Thành phố.

Tin khác

Trà sen Tây Hồ: Hương sắc thanh tao giữa phố thị vội vã

Trà sen Tây Hồ: Hương sắc thanh tao giữa phố thị vội vã

Mỗi khi mùa sen nở, bên những hồ nước Tây Hồ phẳng lặng, lại thấp thoáng hình bóng những người nghệ nhân lặng lẽ gom từng hạt hương sắc của mùa hạ. Không máy móc, không dây chuyền, chỉ có đôi bàn tay khéo léo, khứu giác tinh tế và những bí quyết được giữ gìn qua nhiều thế hệ. Trà sen Tây Hồ vì thế trở thành một lát cắt tinh tế trong bức tranh văn hóa Hà Nội ngàn năm.
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học: "Tôi viết, để giữ lại điều đẹp đẽ"

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học: "Tôi viết, để giữ lại điều đẹp đẽ"

Có những con người, dù cuộc sống mang đến bao nhiêu thử thách, bão giông, vẫn kiên cường bước tiếp, dùng ngòi bút như ánh đuốc soi đường, thắp lên hy vọng giữa những ngày đen tối nhất. Nguyễn Văn Học chính là một trong số đó - người viết không chỉ bằng lý trí mà còn bằng cả trái tim rung động trước những cảnh đời khốn khổ, trước những mảng xanh ngỡ như mỏng manh, dễ vỡ.
Nâng cao nếp sống văn hóa từ mô hình di tích lịch sử kiểu mẫu

Nâng cao nếp sống văn hóa từ mô hình di tích lịch sử kiểu mẫu

Thời gian qua, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội đã triển khai hiệu quả mô hình di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn gắn với thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, qua đó góp phần tạo sự văn minh trong ứng xử đối với người quản lý di tích cũng như người dân, du khách.
Phụ nữ cống hiến xây dựng, phát triển Thủ đô văn hiến và hội nhập

Phụ nữ cống hiến xây dựng, phát triển Thủ đô văn hiến và hội nhập

Phong trào thi đua yêu nước có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần tạo ra động lực thúc đẩy các hoạt động cách mạng. Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện các Chỉ thị về thi đua yêu nước của Đảng, phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng của thành phố Hà Nội nhiều năm qua đã có nhiều đổi mới.
Giữ hồn di sản cho muôn đời sau

Giữ hồn di sản cho muôn đời sau

Kinh thành Thăng Long xưa, nay là Thủ đô Hà Nội, vốn là mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ, kết tinh những tinh hoa văn hóa trong suốt chặng đường dựng nước, giữ nước của dân tộc. Ngàn năm qua, biết bao mồ hôi, xương máu của ông cha đã đổ xuống nơi đây, chốn định đô muôn đời mang trong mình biết bao di sản đô thị vô giá mà hôm nay chúng ta thừa hưởng. Giờ đây, mảnh đất này lại là nhân chứng trong bước chuyển mình của dân tộc, gánh vác trách nhiệm “giàu có, hiện đại” nhưng vẫn phải cân bằng với khối “tài nguyên văn hóa - lịch sử” sâu và nặng.
Tái thiết Hà Nội từ những “tài nguyên ngủ quên”

Tái thiết Hà Nội từ những “tài nguyên ngủ quên”

Giữa nhịp phát triển hiện đại của Thủ đô, vẫn còn đó hàng nghìn di tích, công trình cũ và cơ sở công nghiệp chưa được khai thác đúng mức, những “nguyên liệu thô” mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa. Nếu được quy hoạch và sử dụng hợp lý, đây sẽ là nền tảng quý giá cho quá trình tái thiết đô thị gắn với bảo tồn và sáng tạo.
Hà Nội lọt top 15 thành phố được du khách yêu thích nhất thế giới

Hà Nội lọt top 15 thành phố được du khách yêu thích nhất thế giới

Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến của Việt Nam tiếp tục khẳng định sức hút mạnh mẽ trên bản đồ du lịch quốc tế khi xếp vị trí thứ 11 trong danh sách 15 thành phố được khách du lịch ưa chuộng nhất thế giới do tạp chí Time Out (Anh) công bố.
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Một buổi chiều Hà Nội ngập tràn nắng, tôi tìm đến khu nhà nhỏ nằm yên ả trong lòng phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy). Ở đó, tôi gặp bà - người phụ nữ đã bước qua tuổi 83, với ánh mắt hiền hậu và nụ cười ấm như hơi nắng cuối chiều. Người đời vẫn trìu mến gọi bà là “báu vật sống” của nghệ thuật trống hội đất Hà thành. Nhưng với tôi, ấn tượng đầu tiên lại là sự thanh thản và rạng rỡ toát lên từ dáng hình bé nhỏ, như thể bà mang theo cả nắng chiều lấp lánh trong bước đi nhẹ nhàng. Bà là Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám hay “cô Minh Tâm”, cái tên thân thương mà bao thế hệ học trò trìu mến dành tặng cho người “truyền lửa” trống hội đáng kính.
Ký ức người lính xe tăng về ngày đất nước liền một dải

Ký ức người lính xe tăng về ngày đất nước liền một dải

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng ký ức về những tháng năm hoa lửa vẫn in đậm trong tâm trí những người lính trận. Đặc biệt, trong những ngày tháng Tư lịch sử - khi cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), những kỷ niệm xưa lại ùa về, sống động như mới hôm qua. Mang trong mình phẩm chất cao quý của “Bộ đội Cụ Hồ” - ông Nguyễn Tiến Thưởng người lính xe tăng năm xưa nay vẫn vững vàng trên một mặt trận khác. Ông đồng hành cùng các cựu chiến binh thị xã Sơn Tây tiếp tục dựng xây quê hương, vun đắp hòa bình bằng nghị lực, tình yêu nước và khát vọng cống hiến không ngơi nghỉ.
Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Chiến thắng mùa Xuân 1975 là bản anh hùng ca của cả dân tộc. Lịch sử mãi ghi tạc chiến công hiển hách của những đoàn quân rầm rập tiến về giải phóng miền Nam. Nhưng trong bản thiên anh hùng ca vĩ đại ấy, có đóng góp của lực lượng Công an Thủ đô - họ là những người giữ vững an ninh trật tự, là "lá chắn thép" bảo vệ hậu phương lớn, góp phần không nhỏ vào thắng lợi cuối cùng.
Xem thêm
Phiên bản di động