--> -->

Chất thanh lịch của người Hà Nội

Trong chương trình Quán Thanh xuân tháng 10 với chủ đề “Leng keng tháng ngày cũ”, các vị khách mời đã cùng nhau lý giải về nguồn gốc phong cách khoan thai, đậm chất thanh lịch của người Hà Nội.
Người quê trong lòng phố Phát huy những phẩm chất, giá trị tốt đẹp của người Hà Nội

Với chủ đề “Leng keng ngày tháng cũ”, chương trình Quán Thanh xuân tháng 10 là những thước phim thú vị về một Hà Nội từ thời bao cấp với những chiếc tàu điện leng keng cho đến quá trình vươn mình trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước như ngày ngay.

Tham gia chương trình với tư cách khách mời, Giáo sư sử học Lê Văn Lan - một người con của Hà Nội đã có nhiều chia sẻ thú vị về giao thông và con người Hà Nội xưa. Đặc biệt, điều khiến khán giả thích thú nhất chính là lý giải của ông về nếp sống của người Hà Thành.

Chất thanh lịch của người Hà Nội
Giáo sư sử học Lê Văn Lan chia sẻ về nét thanh lịch của người Hà Nội. (Ảnh:VTV)

Ông kể, hồi ông học lớp đồng ấu (lớp 1 ngày nay) trong cuốn sách giáo khoa (gọi là quốc văn giáo khoa thư) có mấy vần thơ: “Đi đâu mà vội mà vàng/ Mà vấp phải đá mà quàng phải dây/ Thủng thẳng như chúng anh đây/ Chẳng đá nào vấp, chẳng dây nào quàng”.

Lớn hơn một tý, ông được đọc bài thơ của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp có những câu thơ viết về cô gái Hà Nội: “Em đi chàng theo sau/ Em không dám đi mau/ Ngại chàng chê hấp tấp/ Số gian nan không giàu”.

Lấy những dẫn chứng trong thơ ca, chuyên gia sử học cho rằng sự khoan thai, chậm rãi từ lâu đã ăn sâu vào trong nếp sống, nếp nghĩ của người Hà Nội. “Từ thời phong kiến đến thời thực dân đô hộ, có thể thấy đặc trưng văn hóa Hà Nội đã quy tụ vào một bộ phận là văn hóa cung đình hay văn hóa bác học cộng dồn, cộng sinh cùng văn hóa bình dân. Văn hóa bình dân đơn giản như uống bia hơi vỉa hè. Văn hóa cung đình vốn tìm được ở Hà Nội một nơi cư trú rất điển hình thì nó đã tạo ra những con người khoan thai, chậm rãi, thậm chí lững thững”, Giáo sư Lê Văn Lan lý giải.

Chất thanh lịch của người Hà Nội
Nghệ sĩ nhân dân Lê Khanh trong chương trình Quán Thanh xuân. (Ảnh: VTV)

Là một trong những khách mời đặc biệt của chương trình, Nghệ sĩ nhân dân Lê Khanh – người đã hóa thân thành công vai Thảo trong bộ phim nổi tiếng “Người Hà Nội” cho biết ở nhà chị hay bị con “chê” lắm, chê nhất là tính lề mề, chậm chạp.

“Tôi không ý thức được độ chậm của mình cho đến khi biết lái xe. Ngày đầu tiên mẹ cầm lái ra đường, hai đứa con háo hức lắm, đứa nào cũng đòi đi cùng. Song chỉ được năm phút tôi thấy mặt hai con chảy ra như giọt lệ trên gương. Khi tôi hỏi lý do thì cô chị bảo: Mẹ chán, nói chậm, đi chậm, giờ lái xe cũng chậm. Cậu em nghe thế liền lao lên bênh: Nhưng mẹ cười nhanh!”, Nghệ sĩ nhân dân Lê Khanh kể lại.

Lý giải về sự chậm này, Nghệ sĩ nhân dân Lê Khanh chia sẻ: Chị em gái nhà họ Trần nói lúc nào cũng khoan thai, nói không to, không phải sức khỏe yếu, mà vì nếu có trót nói to tí thì phụ huynh sẽ nhắc ngay “nói khẽ thôi con”, ngồi mỏi gù lưng một tí cũng bị nhắc “thẳng lưng lên, khép cái chân vào”...

Chính những uốn nắn từng li từng tí như thế mới dần tạo nên phong thái thanh lịch của người Tràng An mà văn nhân, nhã sĩ đều thích nhắc đến như một nét văn hóa rất riêng biệt của người Hà Nội.

Chị cho biết những nơi mà mình đến hoặc những người quen, bạn bè của bố mẹ hay đơn giản chỉ là những cô bán hàng như cô bán hàng tép ở phố Mã Mây, không cần giới thiệu chỉ cần nhìn tác phong, ăn nói, đứng ngồi, nghỉ ngơi khoan thai, nhẹ nhàng là biết người Hà Nội.

Đặc biệt, họ lại là những con người bình dân, không ăn mặc hàng hiệu đắt tiền nhưng lúc nào cũng tinh tươm, sạch sẽ.

“Tuy họ lao động vất vả nhưng người ngoài sẽ không nhìn thấy sự mệt nhọc của họ. Lúc nào trong trông họ cũng thật nền nếp, tinh tươm và có khuôn phép”, Nghệ sĩ nhân dân Lê Khanh nhấn mạnh.

Có thể nói Hà Nội là điểm giao thoa văn hóa bình dân và văn hóa bác học. Dù qua bao năm tháng thăng trầm của lịch sử thì nhịp sống xưa kia của người Tràng An – Kẻ Chợ vẫn luôn chảy trong máu của người Hà Nội. Chẳng thế mà đến hôm nay người Hà Nội vẫn luôn tự hào: “Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.

Mộc Thanh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thêm một doanh nghiệp kết nối du lịch Việt Nam - Nhật Bản

Thêm một doanh nghiệp kết nối du lịch Việt Nam - Nhật Bản

Thị trường du lịch Việt Nam đang chứng kiến sự gia nhập của nhiều doanh nghiệp lữ hành mới, đặc biệt là trong bối cảnh ngành du lịch phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch. Sự gia nhập của các doanh nghiệp này không chỉ làm phong phú thêm thị trường du lịch mà còn góp phần vào sự phục hồi và phát triển bền vững của ngành du lịch Việt Nam.
Tình cảm của người dân dành cho nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Tình cảm của người dân dành cho nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Ngày 24/5, mưa rơi suốt cả ngày nhưng từng đoàn người vẫn nối nhau tiến vào Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội) để viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
Đề xuất giao Sở GD&ĐT toàn quyền quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Đề xuất giao Sở GD&ĐT toàn quyền quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề xuất giao Sở GD&ĐT toàn quyền quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, bao gồm: Tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, đánh giá, điều động - thống nhất toàn tỉnh.
Học sinh cần rà soát kỹ thông tin trên Phiếu báo dự thi vào lớp 10

Học sinh cần rà soát kỹ thông tin trên Phiếu báo dự thi vào lớp 10

Để tránh nhầm lẫn, sai sót, sau khi nhận Phiếu báo dự thi vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2025 - 2026, học sinh cần kiểm tra toàn bộ thông tin in trên Phiếu.
Biểu dương gia đình Thủ đô tiêu biểu “5 không, 3 sạch” giai đoạn 2021 - 2025

Biểu dương gia đình Thủ đô tiêu biểu “5 không, 3 sạch” giai đoạn 2021 - 2025

Hướng tới chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2025, chiều 24/5, Hội LHPN Hà Nội tổ chức chương trình Chắp cánh ước mơ cho con và biểu dương Gia đình tiêu biểu thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” giai đoạn 2021 - 2025”.
Hà Nội chỉ đạo nâng cao công tác tiếp dân

Hà Nội chỉ đạo nâng cao công tác tiếp dân

Để phục vụ tốt cho các sự kiện chính trị quan trọng của Thành phố và đất nước, từ năm 2024 đến nay, Thành ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều chỉ đạo, nâng cao công tác tiếp công dân, siết chặt trách nhiệm của lãnh đạo các đơn vị có nhiệm vụ tiếp công dân nhằm giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu kiện, tố cáo phức tạp.
Biến chứng sau can thiệp thẩm mỹ: Cần lắm một hồi chuông cảnh tỉnh

Biến chứng sau can thiệp thẩm mỹ: Cần lắm một hồi chuông cảnh tỉnh

Nhu cầu làm đẹp không ngừng gia tăng trong xã hội hiện đại, kéo theo sự bùng nổ của hàng loạt cơ sở thẩm mỹ. Tuy nhiên, đằng sau những lời quảng cáo “làm đẹp không đau, nhanh gọn, giá rẻ” trên mạng xã hội là vô số cạm bẫy, đẩy nhiều chị em vào cảnh “tiền mất tật mang”, thậm chí biến dạng vĩnh viễn hoặc nguy hiểm đến tính mạng.

Tin khác

Khai mạc Triển lãm về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại EXPO Nhật Bản

Khai mạc Triển lãm về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại EXPO Nhật Bản

Ngày 23/5, tại Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị”. Triển lãm do Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 52 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.
Tháng Năm ở Làng Sen

Tháng Năm ở Làng Sen

Tháng Năm trên quê hương Bác, màu xanh của lúa, màu hồng của sen, màu nâu trầm của mái nhà tranh xưa cũ hòa quyện tạo nên một bức tranh đồng quê đầy cảm xúc. Và cũng trong những ngày tháng Năm lịch sử, người dân muôn phương lại trào dâng niềm xúc động, tự hào nhớ về người cha già kính yêu của dân tộc - Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bảo tồn di sản thế giới tại Thủ đô: Lấy cộng đồng làm trung tâm

Bảo tồn di sản thế giới tại Thủ đô: Lấy cộng đồng làm trung tâm

Hội thảo quốc tế "Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới: Tiếp cận dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững" không chỉ là diễn đàn trao đổi học thuật, mà còn là minh chứng cho cam kết mạnh mẽ của Việt Nam, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội, trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới theo định hướng phát triển bền vững.
Gần 200 hình ảnh, tài liệu quý tại triển lãm “Tài liệu xuất xứ cá nhân”

Gần 200 hình ảnh, tài liệu quý tại triển lãm “Tài liệu xuất xứ cá nhân”

Ngày 21/5, nhân kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập (10/6/1995 - 10/6/2025), Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước - Bộ Nội vụ) tổ chức tọa đàm và triển lãm chuyên đề "Tài liệu xuất xứ cá nhân".
Ký ức về chiếc mâm đồng cũ

Ký ức về chiếc mâm đồng cũ

Chiếc mâm là vật dụng để xếp, bày thức ăn trong bữa cơm gia đình người Việt. Đây là một nét đặc sắc trong văn hóa truyền thống, ẩn chứa nhiều ý nghĩa thiêng liêng. Việc ăn chung mâm cũng là cách tinh tế để mỗi người trong gia đình hiểu khẩu vị của nhau mà tôn trọng nhau hơn…
Kéo dài thời hạn chiêm bái xá lợi Đức Phật tại Việt Nam sau 21/5

Kéo dài thời hạn chiêm bái xá lợi Đức Phật tại Việt Nam sau 21/5

Theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam với sự tham mưu của Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Chính phủ Ấn Độ đã đồng ý gia hạn tôn trí xá lợi Đức Phật tại Việt Nam sau ngày 21/5 và đề xuất cung cấp lịch trình các địa điểm trưng bày tiếp theo.
Nhà hát Tuổi trẻ công diễn vở kịch "Không gia đình" dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6

Nhà hát Tuổi trẻ công diễn vở kịch "Không gia đình" dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6

Nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Nhà hát Tuổi trẻ giới thiệu đến khán giả yêu nghệ thuật vở nhạc kịch “Không gia đình”, chuyển thể từ kiệt tác văn học cùng tên của nhà văn Pháp Hector Malot - một tác phẩm đã làm say lòng hàng triệu độc giả trên toàn thế giới suốt hơn một thế kỷ qua.
Tăng cường quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch trên nền tảng TikTok

Tăng cường quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch trên nền tảng TikTok

Ngày 19/5, tại Hà Nội, Cục Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) và nền tảng TikTok đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về truyền thông, quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch Việt Nam trên nền tảng TikTok.
Hà Nội bảo tồn làng nghề gắn liền với phát triển du lịch

Hà Nội bảo tồn làng nghề gắn liền với phát triển du lịch

Hà Nội là nơi tập trung số lượng làng nghề và các nghệ nhân nhiều nhất cả nước với 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống. Mỗi làng nghề có một nét đặc trưng, không chỉ mang tới cho du khách những sản phẩm thủ công mỹ nghệ hấp dẫn mà còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa. Do vậy, phát triển làng nghề bền vững gắn với văn hóa, du lịch đang là hướng đi được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế nông thôn.
Lưu giữ hồn dân tộc qua di sản văn hóa dân gian

Lưu giữ hồn dân tộc qua di sản văn hóa dân gian

Là vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, không chỉ nổi bật với các làng nghề truyền thống mà còn là nơi gìn giữ những giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo. Từ hò cửa đình, múa bài bông đến hát trống quân, những di sản này không chỉ là sản phẩm của quá khứ mà còn là sự sống động của văn hóa cộng đồng, được duy trì qua nhiều thế hệ.
Xem thêm
Phiên bản di động