Người Hà Nội ngộp thở trong… khói xe
![]() | Cần sự chung tay để giảm thiểu ô nhiễm không khí |
![]() | Cần chế tài mạnh để giải bài toán ô nhiễm môi sinh |
![]() | Nhức nhối vấn đề ô nhiễm không khí từ nguồn phát thải công nghiệp |
![]() |
Xe cá nhân gia tăng gây ra lượng phát thải lớn, khiến chất lượng không khí ngột ngạt. Ảnh: Đinh Luyện |
Phải khẳng định, vấn đề môi trường được người dân quan tâm nhất hiện nay chính là sự “xâm lăng” của bụi mịn và siêu mịn. Không khó để thấy, những bản tin cập nhật theo giờ, theo ngày về chất lượng không khí của Hà Nội luôn có lượng người quan tâm cao ngất ngưởng. Thực tế cũng cho thấy, Hà Nội đã có những ngày u ám khi bầu khí quyển ô nhiễm được cảnh báo ở mức “rất xấu”.
Môi trường ô nhiễm, khói bụi tràn lan khiến hầu hết người dân ngán ngại mỗi khi ra khỏi nhà. Nếu phải ra đường, nhiều người đều dùng khẩu trang, áo gió che kín cả người để tránh khói bụi. Nhiều người nói vui “ra đường bây giờ gặp toàn ninja”. Ở góc độ tích cực thì đây là tín hiệu vui khi người dân đô thị đã biết quan tâm hơn đến môi trường, biết tự bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bản thân. Về phía cơ quan quản lý cũng vậy, những năm gần đây chính quyền Hà Nội, đã có nhiều biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm không khí như trồng cây xanh; tăng quy chuẩn lượng ô tô; tăng cường các xe buýt công cộng, kiểm soát các nguồn xả thải sản xuất… Sự vào cuộc trên là rất đáng ghi nhận.
Tuy nhiên, từ phía hành động của người dân và cả chính quyền cũng cho thấy, cách thức xử lý câu chuyện dường như chỉ đang nằm ở phần ngọn. Nói cách khác, phương cách xử lý chưa có tính bền vững để giảm thiểu các nguồn ô nhiễm. Không khó để dẫn chứng khi, với nguồn phát thải từ các phương tiện giao thông, hiện nay các cấp ngành mới chỉ kiểm soát khí thải ô tô chứ chưa áp dụng cho xe máy. Các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm hoặc tiềm tàng nguy cơ gây ô nhiễm vẫn chưa thể di dời ra khỏi thành phố, đặc biệt sự phát triển tràn lan của nhiều loại phương tiện cá nhân đã vượt tầm kiểm soát, dẫn đến những gì đạt được chỉ như muối bỏ biển…
Còn nhớ, cách đây ít lâu Hà Nội đưa ra đề xuất xây dựng phương án cấm xe máy theo lộ trình 3 giai đoạn 2019-2025, 2026-2030 và sau năm 2030. Theo đó, đến 2025 sẽ thí điểm cấm xe máy vào giờ cao điểm các ngày làm việc trong tuần trên nhiều tuyến đường dẫn vào trung tâm thành phố tiến tới 2030 cấm hoàn toàn xe máy trong nội thành. Thế nhưng, việc cấm xe máy, hạn chế phương tiện cá nhân lại vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Bởi nó tác động đến sinh kế của hàng triệu người. Đặc biệt là khi xe máy đã trở thành phương tiện tiết kiệm, thuận tiện và linh hoạt nhất, nơi đường phố chật hẹp và hệ thống phương tiện giao thông thay thế còn chưa phát triển.
Đấy là chuyện cũ, mới hơn là ít ngày qua dư luận Hà Nội lại xôn xao về việc sẽ thực hiện đổi xe máy cũ đang lưu hành trên địa bàn nhằm cải thiện chất lượng không khí. Ủng hộ nhiều, băn khoăn cũng không ít. Song câu chuyện vẫn chỉ dừng ở mức độ ý tưởng đề xuất của Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam. Hoàn toàn chưa đưa câu chuyện đi đến điểm cuối.
Khách quan nhìn nhận có thể thấy, cái giá phải trả do ô nhiễm môi trường hiện nay là quá lớn. Bởi vậy, nếu cứ bỏ lửng câu chuyện kiểm soát nguồn phát thải gây ô nhiễm như vậy mà không sớm có hành động cụ thể sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy. Đã đến lúc cần “luật hóa” việc kiểm soát khí thải đối với xe máy, nghiên cứu niên hạn sử dụng để loại bỏ xe máy cũ, nát như đang áp dụng với ô tô. Vì sao ư? Bởi nếu muốn quản lý tốt nguồn tài nguyên nào, thì phải có một luật riêng cho nó. Không khí cũng vậy, muốn quản lý và cải thiện chất lượng không khí thì phải có cách tiếp cận một cách toàn diện, tổng thể với nhiều giải pháp đồng bộ. Khi nào có luật và có lộ trình thực hiện rõ ràng thì khi ấy câu chuyện mới dần đi đến gẫy gọn.
Và trong khi chờ đợi, để đối phó với tình trạng ô nhiễm bụi mịn, nhiều người dân ở các thành phố lớn – nơi có mật độ giao thông lớn cũng như hoạt động sản xuất công nghiệp vẫn đang phải tìm cách đối phó bằng cách “săn” những loại khẩu trang đặc biệt, ra đường áo váy trùm kín mít và nhất là tải cho được cái app thông báo tình trạng ô nhiễm./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Khai mạc Kỳ họp thứ 2 HĐND Thành phố Hồ Chí Minh

Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Trực thăng Trung đoàn Không quân 916 bay vào Nghệ An cứu trợ vùng lũ

Trước 31/10: Bộ Nội vụ phải sửa đổi, bổ sung xong các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp mới

“Dịu dàng màu nắng” tập 38: Bí mật phơi bày, Lan Anh sững sờ đối mặt sự thật cay đắng

Giá xăng dầu hôm nay (24/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm
Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/7: Mưa rào và dông rải rác
Môi trường 24/07/2025 07:14

Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ
Môi trường 23/07/2025 18:15

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/7: Cục bộ có mưa to và dông
Môi trường 23/07/2025 06:52

Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão
Môi trường 22/07/2025 20:16

Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình
Môi trường 22/07/2025 11:02

TP.HCM: Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3
Môi trường 22/07/2025 10:06

Cảnh báo gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ ngập úng tại Hà Nội do ảnh hưởng của bão số 3
Môi trường 22/07/2025 10:04

EVNHANOI chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão Wipha
Đô thị 22/07/2025 08:42

Tin bão mới nhất: Bão số 3 Wipha áp sát Hải Phòng, cảnh báo mưa lớn và gió giật cấp 13 ở nhiều tỉnh phía Bắc
Môi trường 22/07/2025 07:20

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/7: Mưa giông, gió mạnh dần lên cấp 5,6
Môi trường 22/07/2025 06:30