-->

“Hồn” đá xứ Đoài…

(LĐTĐ) Qua những biến động thời gian, trải qua hàng trăm năm, cho đến bây giờ không ít người ở Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội vẫn duy trì nghề và gắn mình với đá ong. Hơn thế, không chỉ sử dụng đá ong trong xây dựng, qua đôi bàn tay khéo léo của những người thợ, đá ong từng bước nâng tầm thành một nghệ thuật…
Nét đẹp lạ kỳ trên miền đá ong xứ Đoài Xứng danh văn hóa xứ Đoài

1.Tôi đến mảnh đất phía Tây Thủ đô Hà Nội là huyện Thạch Thất không ít lần. Nơi đây vốn nổi tiếng với những làng nghề có tuổi đời hàng chục thậm chí hàng trăm năm, mang lại sự đổi thay và kinh tế cho những người làm nghề. Đó là những làng nghề cơ kim khí Phùng Xá, xã Phùng Xá; làng nghề đồ mộc - may xã Hữu Bằng; làng nghề mây tre, đan ở xã Bình Phú; làng nghề mộc Chàng Sơn, xã Chàng Sơn; làng nghề mộc - xây dựng ở xã Canh Nậu, Dị Nậu; làng nghề bánh chè lam thôn Thạch, xã Thạch Xá…

“Hồn” đá xứ Đoài…
Chế tác đồ mỹ nghệ từ đá ong tại xã Bình Yên. Ảnh: Giang Nam

Đáng trân trọng ở chỗ, huyện Thạch Thất đã khéo léo tận dụng những thế mạnh làng nghề, góp phần giúp kinh tế phát triển nhanh chóng, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc cũng như giải quyết nhiều việc làm cho người lao động.

Trong một ngày trời nắng như đổ lửa, tôi ghé địa phương nhiều đá ong nhất xứ Đoài là xã Bình Yên. Có đến nơi và tìm hiểu mới thấy, dường như đá ong đã gắn rất sâu với những người dân mộc mạc nơi đây. Không chỉ là một sản vật trời ban, đá ong còn là người bạn giúp miền quê vượt qua những quãng thời gian đói nghèo. Từ đá ong, họ đổi lấy cơm gạo, đổi lấy sách vở cho con trẻ đến trường, đổi lấy niềm hi vọng vào tương lai.

Cho đến nay, người trong vùng vẫn bảo thời thế biến thiên, có những thứ tưởng chừng như không thể lại có thể xảy ra. Chẳng hạn, xa xưa cứ nói đến đá ong là người ta nghĩ đến sự... nghèo. Bởi chỉ có người dân nghèo, không tiền mới tranh thủ những ngày nông nhàn để thuốn đá ong. Họ tích cóp vật liệu tới dăm bảy tháng, có khi một hai năm mới đủ để xây một ngôi nhà. Nay mọi sự khác hẳn. Đá ong giờ chẳng giành cho người nghèo. Chỉ những gia đình khá giả, có điều kiện mới có đủ để mua thứ sản vật trời cho này để xây nhà, tạo cảnh. Cũng đúng, bởi giá một mét tường đá ong cũng có giá trị xấp xỉ vài triệu đồng. Dù đắt, nhưng một số người có tiền và ưa hoài cổ thì thay vì xây những ngôi nhà cao tầng bề thế đã tìm về nét xưa cũ, chọn đá ong làm vật liệu. Thứ nữa, nếu như trước đây, đá ong chủ yếu dùng trong xây dựng đơn thuần thì gần đây, những khối đá lại là nguyên liệu để chế tác ra nhiều sản phẩm đặc sắc và dĩ nhiên, những sản phẩm này rất được ưa chuộng.

2.Xứ Đoài còn rất nhiều ngõ đá ong như ở làng Chàng Sơn, Cần Kiệm, Thạch Xá... mà vẻ đẹp của nó khiến bất cứ ai cũng phải trầm trồ, ngưỡng mộ. Phải khẳng định, ở vùng đất xứ Đoài, các ngôi làng cổ hầu hết nhà cổ được xây bằng đá ong. Đặc biệt, đá ong cũng được dùng để xây dựng lên tường thành cổ Sơn Tây chống quân thù. Thành cổ được xây dựng vào năm 1822, thời vua Minh Mạng, với chất liệu đá ong chủ đạo đã từng là chiến lũy bất khả xâm phạm. Những vũ khí hiện đại của thực dân Pháp từng nhiều phen bó tay, không thể phá thành.

Ngoài thành lũy, nhà cửa, đá ong còn được dùng để xây dựng trong các công trình tôn giáo, tâm linh. Đá ong còn phảng phất đâu đó trong những ca từ, lời thơ như: Đất đá ong khô nhiều ngấn lệ/ Em đã bao ngày lệ chứa chan… (Trích bài thơ Mắt người Sơn Tây của cố thi sĩ Quang Dũng).

Có một điều cũng lạ, từ khi Hà Tây được sáp nhập vào thủ đô Hà Nội (năm 2008), tốc độ đô thị hóa diễn ra chóng mặt với mảnh đất này. Những con đường to, đẹp như Đại lộ Thăng Long, Quốc lộ 32 mở rộng cùng vô vàn khu đô thị mới, chung cư, biệt thự đã làm thay đổi rất nhiều bộ mặt vùng đất xứ Đoài. Nhưng có lẽ chẳng gì thay đổi được hồn đất và hồn người xứ Đoài xưa cũ. Đá ong nơi miền quê Thạch Thất luôn hòa quyện với hình bóng của những con người cần cù, chịu khó sớm hôm.

Tôi từng có dịp ghé đến thôn Giếng Cốc (xã Hạ Bằng), nơi có làng chè cổ thụ với những cây chè hơn trăm năm tuổi. Tại đây, tôi gặp và trò chuyện với ông Nguyễn Văn Dũng, người đã có 4 đời gắn liền với cây chè. Tính riêng trong vườn nhà ông có khoảng hơn chục gốc chè với tuổi đời lên tới trăm năm.

Theo ông Dũng, chè Giếng Cốc được trồng bằng hạt chứ không chiết cành như một số vùng trồng chè chuyên canh khác. Những hạt chè to, chắc, mẩy được ngâm trong nước nửa ngày rồi đem đi gieo. Trong cả quá trình lớn lên của chè, người trồng không phải chăm bón bất kỳ loại chất dinh dưỡng nào. Cây chè cứ tự nhiên thế mà sống, lớn lên chứ không cần chăm bón. Ông khoe, khi nhấp chén chè nơi đây sẽ thấy ngay vị đắng, nhưng càng nhâm nhi đến khi chè đã ngấm thì lại thấy ngọt, thấy bùi… Những cây chè cho những lá xanh mướt nhờ chất đất, nước pha chè thanh ngọt nhờ được luồn sâu trong những lớp, những tầng đá ong. Vị của chè cũng vì thế mà độc nhất, chẳng nơi nào có được. Sau khi uống, hậu vị thơm ngọt vẫn còn đọng lại mãi, tôi đồ rằng, những lời ông Dũng khoe là thực. Nó thơm ngọt như vị chè, vị quê với đủ những chân tình gắn bó.

“Hồn” đá xứ Đoài…
Các thợ chẻ đá để gia công thành viên gạch phục vụ cho xây nhà. Ảnh: Giang Nam

3.Guồng quay của cuộc sống khiến mọi sự đổi thay, song có một điểm bất biến đó là người sống trên vùng đá ong cho đến nay vẫn gắn với đá. Ông Vương Văn Hùng, chủ cơ sở chế tác đá Hùng Châu – một trong những người được mệnh danh “đôi bàn tay vàng” trong vùng bảo với tôi, sự cấu thành của đất trời để sản sinh đá ong thực kỳ diệu. Thổ nhưỡng, khí hậu, độ cao… chừng ấy vẫn chưa đủ bởi phải tiếp tục xoay qua bao nhiêu sự vẩn chuyển của đất trời mới có thể sản sinh ra thứ đất không phải là đất, đá không phải là đá, mà thành đá ong. Đá ong trong lòng đất cũng chia ra ba lớp là: Sản, thăn, chân. Lớp sản ở trên cùng có đặc điểm kết cấu kém, dễ bở. Phần thăn ở giữa là tốt nhất vì hoa của đá nhỏ, có độ kết cấu chắc.

So với các loại đá xanh, đá hoa cương… đá ong rất mềm và giòn, kết cấu lỗ chỗ nên đòi hỏi người thợ phải rất cẩn trọng trong quá trình chế tác. Ngoài dụng cụ phổ thông như đục, chạm khắc thủ công bằng tay thì người thợ gần như không dùng dụng cụ nào khác để hỗ trợ. Minh chứng dễ thấy là quy trình làm ra một viên đá (sản phẩm có kỹ thuật đơn giản nhất so với các sản phẩm mỹ nghệ từ đá ong khác) từ hàng trăm năm qua không thay đổi là người thợ vẫn dùng thó đào từng viên đá trong lòng đất.

Quả thực, có tận mắt chứng kiến mới thấy, quá trình tạo tác một viên đá cũng hết sức nhọc nhằn. Để có được những viên đá vuông vức, không những người thợ phải bỏ ra nhiều công sức mà còn cần đến sự tỉ mỉ, khéo léo của đôi bàn tay, sự dẻo dai, bền bỉ từ đôi bàn chân. Đầu tiên là kinh nghiệm dò tìm mỏ đá, người thợ sẽ dùng thó để “thăm” các vỉa đá. Trong quá trình tạo tác một viên đá, đôi bàn tay người thợ còn phải làm nhiệm vụ dồn lực của cơ thể, phóng thó vào đúng mạch để xén đá. “Đưa khối đá ong thành tác phẩm mỹ nghệ là cả một quá trình công phu và đòi hỏi tay nghề của người thợ…” - ông Vương Văn Hùng đúc rút.

Lang thang nơi xứ Đoài, càng tìm hiểu, tôi càng hứng thú vì biết ngày càng có nhiều hộ dân ở các huyện Thạch Thất, Ba Vì, thị xã Sơn Tây... muốn tìm về chất liệu đá ong như cha ông mình để xây dựng nhà, để lưu giữ hồn cốt và nét văn hóa kiến trúc đặc trưng. Tôi chợt nhớ đến lời ông Hùng, trong nhiều năm theo nghề, điều khiến ông và những người thợ Bình Yên thấy vui và ý nghĩa nhất là đã góp phần nhỏ vào việc bảo tồn, phát huy một số di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng ở xứ Đoài như cung cấp vật liệu đá ong để tu sửa, tôn tạo Thành cổ Sơn Tây, Lăng Ngô Quyền, chợ Mía, đền Hùng…

Vẻ đẹp đá ong xứ Đoài Vẻ đẹp đá ong xứ Đoài

Xứ Đoài là một vùng văn hóa cổ với hàng loạt đình và chùa cổ, có giá trị về kiến trúc và điêu khắc. Có ...

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 3/2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ) - ngày làm việc đầu tiên của Xuân mới, đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Huỳnh Thanh Xuân - Phó Chủ tịch dẫn đầu đã tới thăm, chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô.
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), nhiều công ty kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tròn trơn.
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), chỉ vài giờ sau khi chạm mốc 2.810 USD/ounce, giá vàng thế giới liên tục giảm.
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...

Tin khác

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm

Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) có rất nhiều quy định mới, đặc thù, trong đó mô hình phát triển thành phố trong Thủ đô là một hướng đi khả thi và hợp lý cho thành phố Hà Nội nhằm giảm tải áp lực đô thị hóa, đồng thời phát huy tiềm năng của các khu vực lân cận.
Hàng nghìn người dân đi lễ Phủ Tây Hồ dịp đầu năm

Hàng nghìn người dân đi lễ Phủ Tây Hồ dịp đầu năm

(LĐTĐ) Phủ Tây Hồ (phường Quảng An, quận Tây Hồ) - nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh luôn tấp nập người đến lễ đầu năm mới. Sáng 2/2 (mùng 5 Tết Ất Tỵ), hàng nghìn người vẫn tiếp tục đổ về lễ Phủ, cầu mong một năm mới may mắn, bình an.
Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính

Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính

(LĐTĐ) Tại quận Tây Hồ, công tác cải cách hành chính đang từng bước nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền số của thành phố Hà Nội.
Lễ hội Gò Đống Đa 2025 sử dụng công nghệ 3D mapping hiện đại

Lễ hội Gò Đống Đa 2025 sử dụng công nghệ 3D mapping hiện đại

(LĐTĐ) Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa sẽ được tổ chức vào 20h tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) tại Công viên văn hóa Đống Đa. Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đống Đa - Sử vàng lưu danh - Tương lai vững bước” được làm theo hình thức bán thực cảnh kết hợp công nghệ 3D mapping hiện đại.
Sức hút của Sơn Tây

Sức hút của Sơn Tây

(LĐTĐ) Sự giao thoa giữa trầm tích văn hóa xứ Đoài và những chấm phá, sáng tạo trong hoạt động du lịch khiến mảnh đất Sơn Tây ngày một hấp dẫn. Vùng đất cổ của xứ Đoài trở thành điểm hẹn yêu thích của những người đam mê khám phá cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, cùng với trải nghiệm các giá trị sâu lắng về mặt văn hoá, lịch sử.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dâng hương tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dâng hương tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi

(LĐTĐ) Tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi (thuộc xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì), ngày 1/2 (mùng 4 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong dự lễ dâng hương kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi mùa Xuân năm Kỷ Dậu (1789).
Hà Nội: Thêm tuyến buýt điện kết nối với Đại học Tài nguyên và Môi trường

Hà Nội: Thêm tuyến buýt điện kết nối với Đại học Tài nguyên và Môi trường

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) thông tin, đơn vị đã triển khai vận hành tuyến buýt số 05 (Mai Động - Đại học Tài nguyên và Môi trường) bằng xe buýt điện. Đây là tuyến buýt điện thứ 3 được Transerco đưa vào khai thác.
Nhân dân Thủ đô đón Tết trong không khí vui tươi, an toàn

Nhân dân Thủ đô đón Tết trong không khí vui tươi, an toàn

(LĐTĐ) Theo Báo cáo số 38/BC-UBND của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, tình hình giữa kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra trong không khí vui tươi, phấn khởi và an toàn; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô được duy trì đảm bảo tốt...
Hà Nội thành lập, mở rộng 15-20 cụm công nghiệp

Hà Nội thành lập, mở rộng 15-20 cụm công nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội sẽ hoàn thành xây dựng hạ tầng 30 cụm công nghiệp đã khởi công trong năm 2021 - 2024; đồng thời quyết định thành lập, mở rộng 15-20 cụm công nghiệp; tiếp tục cải tạo, nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn...
Xem thêm
Phiên bản di động