-->

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Khai mạc Lễ hội Bình Đà năm 2024 và công bố tuyến du lịch phía Nam Thăng Long - Hà Nội Trình diễn nghệ thuật múa rồng đỉnh cao tại huyện Thanh Oai

Nhiều hoạt động hấp dẫn

Huyện Thạch Thất là vùng đất cổ, vùng quê có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời. Với những bản sắc của văn hóa xứ Đoài, huyện có 209 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương. Chùa Tây Phương tọa lạc trên đỉnh núi Câu Lậu, ở độ cao khoảng 100m, cách trung tâm Thành phố khoảng 40km về hướng Tây. Tương truyền, chùa có nền móng xây dựng từ những thế kỷ đầu Công nguyên, ban đầu mang tên gọi Sùng Phúc Tự.

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương
Nhiều hoạt động đặc sắc diễn ra tại Lễ hội chùa Tây Phương năm 2024.

Từ Tam quan hạ, du khách phải đi lên 237 bậc đá ong mới đến Tam quan thượng, bên trái chùa là Miếu Sơn thần. Chùa chính nằm trên đỉnh núi Câu Lâu, có kết cấu hình chữ Công, bên trong trưng bày nhiều pho tượng quý. Hiện, chùa Tây Phương được coi là một trong những ngôi cổ tự sở hữu Phật điện đồ sộ nhất Việt Nam. Đây cũng là điểm đến di tích, tâm linh nổi tiếng của huyện Thạch Thất, hằng năm thu hút hàng nghìn du khách trong và ngoài nước. Năm 2014, chùa được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt. Năm 2015, Bộ tượng Phật chùa Tây Phương thời Tây Sơn, niên đại cuối thế kỷ 18 đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia.

Không chỉ nổi tiếng là một điểm đến hấp dẫn, từ lâu, Lễ hội chùa Tây Phương cũng được coi là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương. Năm 2024, Lễ hội truyền thống chùa Tây Phương diễn ra trong 10 ngày (từ ngày 9/4 - 18/4/2024, tức từ ngày 1/3 - 10/3 năm Giáp Thìn) với nhiều hoạt động văn hóa, tâm linh theo nghi thức Phật giáo hấp dẫn.

Cụ thể, Lễ hội diễn ra nhiều hoạt động như: Lễ rước nước từ giếng lên chùa; lễ tắm Phật; lễ bao sái; trì tụng kinh Dược Sư; nhiễu Phật; trì tụng Bát Nhã tâm kinh… có sự tham gia của Ban trị sự Phật giáo huyện Thạch Thất, nhà sư và các phật tử xã Thạch Xá. Trong đó, rước nước là một nghi lễ linh thiêng từ xa xưa tại chùa Tây Phương, thể hiện nét văn hóa đặc trưng của vùng đất Thạch Thất.

Rước nước ngoài mục đích lấy nước về thờ cúng các vị thần linh, tắm cho Đức Phật, còn thể hiện ước nguyện về sự sinh sôi nảy nở của thiên nhiên vạn vật và con người. Các nghi thức: Trì tụng kinh Dược Sư nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, đất nước bình yên và cầu nguyện cho đồng bào Phật tử, những người có cảm tình với đạo Phật, đồng bào các giới được sống an lành trong ánh từ quang của Đức Phật; nhiễu Phật (đi vòng quanh Đức Phật để biểu lộ lòng cung kính, khát ngưỡng); trì tụng Bát Nhã tâm kinh (giúp con người tu tâm dưỡng tính, mở mang trí tuệ, tiến vào con đường giác ngộ tỉnh thức)… được thực hiện trong khuôn viên nội tự chùa Tây Phương.

Những nghi lễ Phật giáo tại Lễ hội truyền thống chùa Tây Phương diễn ra trang nghiêm, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân, du khách và phật tử với ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an. Các nghi lễ luôn được bảo lưu, gìn giữ.

Giữ gìn nét văn hóa truyền thống.

Trong khuôn khổ chuỗi hoạt động nhân dịp lễ hội truyền thống chùa Tây Phương năm 2024, huyện Thạch Thất cũng đã tổ chức hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa địa phương gắn với lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 70 năm Giải phóng huyện Thạch Thất (1954 - 2024). Chuỗi sự kiện này nhằm thiết thực triển khai Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045”; Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”.

Được biết, huyện cũng đang tích cực nghiên cứu xây dựng tuyến phố đi bộ vào chùa Tây Phương; tuyến đi bộ dọc trục đường vườn hoa Phùng Khắc Khoan để tổ chức các hoạt động văn hóa, xúc tiến đầu tư, thương mại, góp phần phát triển du lịch văn hóa và không gian sáng tạo văn hóa, đưa huyện Thạch Thất phát triển xứng tầm với vai trò đô thị phía Tây của Thủ đô Hà Nội trong tương lai.

Có mặt tại Lễ hội chùa Tây Phương năm 2024, chị Nguyễn Thị Hiền (xã Kim Quan, huyện Thạch Thất) bày tỏ: “Các hoạt động của Lễ hội chùa Tây Phương nhằm khơi dậy, nêu cao lòng tự hào dân tộc, tiếp tục giáo dục cho các thế hệ trẻ biết tôn trọng và giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống quê hương, phát huy truyền thống lịch sử, truyền thống yêu nước; động viên cán bộ, đảng viên, toàn thể nhân dân phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Đồng thời, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về di tích Quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương và quê hương Thạch Thất”.

Việc tổ chức Lễ hội truyền thống chùa Tây Phương góp phần duy trì, phát triển những giá trị văn hóa, tinh thần; nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, ngành và các tầng lớp nhân dân trong việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị di tích, danh lam thắng cảnh, qua đó nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch trên địa bàn huyện.

Để bảo tồn, gìn giữ và phát huy tốt các giá trị di sản của Lễ hội chùa Tây Phương, thời gian tới, huyện Thạch Thất tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền về ý nghĩa của Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương; tích cực tuyên truyền, quảng bá xúc tiến hoạt động du lịch với nhiều giải pháp cụ thể, hiệu quả; tiếp tục triển khai các dự án đầu tư tu bổ, tôn tạo, quy hoạch vùng phụ cận của di tích chùa Tây Phương, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và du khách.

Đặc biệt, trong những ngày diễn ra lễ hội, Ban Tổ chức Lễ hội huyện và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn cần làm tốt công tác quản lý, bảo vệ di tích, di vật, chống xâm hại cảnh quan di tích, bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn cho du khách. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, thực hiện Bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng cho nhân dân địa phương…

Năm 2024, nhân kỷ niệm 10 năm đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương (2014 - 2024), huyện Thạch Thất đã tổ chức chuỗi hoạt động ý nghĩa nhằm phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của ngôi cổ tự. Chuỗi sự kiện nhằm khơi dậy và nêu cao lòng tự hào dân tộc, tiếp tục giáo dục các thế hệ hôm nay và mai sau giữ gìn nét đẹp văn hóa quê hương, phát huy truyền thống lịch sử, yêu nước, tinh hoa văn hóa của dân tộc. Lễ hội cũng nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tín ngưỡng của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Đây còn là dịp động viên cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân phấn đấu xây dựng quê hương Thạch Thất ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

(LĐTĐ) Từ bao đời nay, cổng làng đã trở thành biểu tượng rất đỗi tự hào của người dân, là hình ảnh thân quen tô điểm sức sống văn hoá tinh thần cho mọi làng quê. Là nơi chứng kiến bao cuộc hẹn hò, tiễn đưa và đón đợi những người xa quê trở về làng. Mỗi người xa quê khi nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh cổng làng thân thương bên gốc đa, giếng nước, sân đình.
Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone

Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone

(LĐTĐ) Sau khi rà soát, đánh giá, xem xét các yếu tố và tình hình thực tế, Ban Tổ chức quyết định dừng phần trình diễn ánh sáng bằng thiết bị bay không người lái (drone) để đảm bảo sự thành công của chương trình.
Chuyện của những dòng sông

Chuyện của những dòng sông

(LĐTĐ) Thiên nhiên đã ban tặng cho dải đất thân thương nước Việt biết bao dòng sông đẹp. Từ nước bạn chảy vào đất Mẹ, sông luồn qua khe núi, vạt rừng để lại đổ về đồng bằng, nuôi dưỡng các cánh đồng trước khi ra biển lớn. Nơi Hà thành phồn hoa cũng vậy. Những dòng sông chảy mãi, bồi lắng nên làng quê trù phú. Lạ hơn cả, năm nào bên sông mùa xuân cũng về sớm.
Từ cao nguyên nhớ về Hà Nội

Từ cao nguyên nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Khi những tờ lịch trên tường đã gỡ mỏng dần, thời gian ngày càng tiến về những ngày cuối năm lại khiến những người Hà Nội tình nguyện đến vùng đất cao nguyên Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) xây dựng vùng kinh tế mới cảm thấy nao lòng, nhớ về những cái Tết kỷ niệm xa xưa ở quê hương.
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 16/1, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình giao lưu, tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu đại diện cán bộ Công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội - một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Hà Nội.
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

(LĐTĐ) Chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút.
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
Xem thêm
Phiên bản di động