Thời gian người lao động được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau
Chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản Chế độ, quyền lợi của người lao động theo quy định của Luật BHXH năm 2024 Thay đổi quy định về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội |
![]() |
Sau thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì người lao động có thể được xem xét cho nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 -10 ngày/năm. |
Bạn đọc hỏi: Người lao động sau nghỉ ốm bao nhiêu ngày thì được nghỉ dưỡng sức? Thời gian nghỉ dưỡng sức sau ốm đau là bao lâu?
Giải đáp nội dung này, ông Bùi Anh Tuấn - Phó Trưởng Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội - Bảo hiểm xã hội Khu vực I cho biết: Tại Khoản 1 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau, như sau:
1. Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 ngày đến 10 ngày trong một năm.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
Theo đó, người lao động được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện sau:
- Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm.
- Trong 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi.
Ngoài ra, tại Khoản 2 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có Công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
b) Tối đa 7 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;
c) Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hạ tầng số an toàn là chìa khóa cho nền tài chính bền vững

Bộ Tài chính báo cáo chậm, không đủ nội dung trong vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Hành trình chạm ngôi Quán quân Language Melody 2025

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội: Liên thông dữ liệu giữa các cơ quan là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt

Người cho chết não hiến tặng mô, tạng hồi sinh sự sống cho 5 người bệnh

Chuẩn y nhân sự tham gia Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội

Thủ tục, trình tự đăng ký thành lập doanh nghiệp từ 1/7 có gì mới?
Tin khác

Đã bố trí cán bộ tại 3.321 đơn vị cấp xã trên toàn quốc kịp thời chi trả lương hưu tháng 7
Chính sách 01/07/2025 07:24

Mức tiền lương tối đa của người đại diện doanh nghiệp nhà nước
Chính sách 29/06/2025 11:34

Những điểm mới nổi bật trong chế độ ốm đau người lao động được hưởng từ 1/7/2025
Chính sách 29/06/2025 08:26

Nới rộng điều kiện hưởng lương hưu từ 1/7/2025: Cơ hội mới cho người lao động
Chính sách 28/06/2025 23:32

Từ 1/7, tăng tiền hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Chính sách 28/06/2025 14:35

Hướng dẫn mới nhất về tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc
Chính sách 27/06/2025 19:45

Bắt buộc phải đóng BHXH từ 1/7/2025: Những điều chủ hộ kinh doanh cần biết
Chính sách 27/06/2025 07:24

Nhiệm vụ của Sở Nội vụ về lĩnh vực lao động, tiền lương từ ngày 1/7/2025
Chính sách 26/06/2025 08:05

Tăng cường truyền thông chính sách BHXH, BHYT tới đơn vị sử dụng lao động
Chính sách 25/06/2025 12:11

Hướng dẫn mới nhất về việc thực hiện chính sách, chế độ theo Nghị định 178, Nghị định 67
Chính sách 24/06/2025 10:19