Thêm một “cây đại thụ” của mỹ thuật Việt Nam ra đi
Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam kỷ niệm 90 năm thành lập | |
Triển lãm và bán đấu giá tác phẩm mỹ thuật ủng hộ phục dựng nhà Lang |
Trong đời sống mỹ thuật Việt Nam, giới chuyên môn đã trân trọng tôn vinh nhóm “tứ linh” thứ nhất, gồm: Nguyễn Gia Trí - Tô Ngọc Vân - Nguyễn Tường Lân - Trần Văn Cẩn. Tiếp đó, nhóm “tứ linh” thứ 2 của mỹ thuật Việt Nam được xếp gồm: Lê Phổ - Mai Trung Thứ - Lê Thị Lựu - Vũ Cao Đàm. Còn nhóm “tứ linh” thứ 3 gồm: "Nghiêm - Liên - Sáng - Phái" (Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng và Bùi Xuân Phái).
Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm sinh năm 1922 tại huyện Nam Đàn (Nghệ An), nhưng có tư liệu cho rằng, họa sĩ sinh năm 1918 hoặc 1919. Nguyễn Tư Nghiêm học khóa XV Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1941 - 1946). Năm học thứ 3, ông đã nhận về sự chú ý đặc biệt của giới hội hoạ với bức sơn dầu “Người gác Văn Miếu”, giành giải Nhất tại Salon Unique năm 1944. Trong kháng chiến chống Pháp, ông giảng dạy tại Trường Mỹ thuật kháng chiến ở Việt Bắc, tiếp đó có thời gian dài giảng dạy tại Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, đồng thời tham gia Ban chấp hành Hội Mỹ thuật Việt Nam.
Điểm nổi bật ở phong cách sáng tác của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm là sự hòa quyện của văn hóa dân gian với hội họa hàn lâm châu Âu. Màu sắc trong tranh Nguyễn Tư Nghiêm luôn mộc mạc, thắm đượm và gần gũi, với cảm hứng sáng tạo gợi lên từ các bức phù điêu ở đình, chùa. Đặc biệt, ông đã đưa hội họa Việt Nam trở lại nguồn cội với một loạt tranh dân gian như “Trung Thu” (1963), “Múa sư tử” (1962), “Ông Gióng” (1976)… Những tác phẩm về “12 con giáp” hay “Hoa cỏ bốn mùa” cũng được nhiều ngưởi yêu thích.
Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm đã vinh dự được nhận nhiều phần thưởng cao quý của quốc gia và quốc tế, trong đó có Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 1 - năm 1996), Giải thưởng Hội họa quốc tế Sophia (Bungari) năm 1983, Giải thưởng Triển lãm Hội hoạ và Đồ hoạ quốc tế lần thứ nhất (năm 1987, tại Hà Nội), Huân chương Độc lập hạng Nhì, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huy chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam...
Lê Quang Vinh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Tin khác
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Văn hóa 02/02/2025 22:28
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ
Văn hóa 02/02/2025 06:01
Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn
Văn hóa 01/02/2025 13:28
Đầu xuân trẩy hội đền Đô
Văn hóa 01/02/2025 12:26
Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm
Văn hóa 31/01/2025 19:44
Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội
Văn hóa 31/01/2025 14:17
Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ
Văn hóa 30/01/2025 15:04
Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt
Văn hóa 30/01/2025 09:15
Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long
Văn hóa 30/01/2025 06:47
Thương về hương vị Tết xưa
Văn hóa 30/01/2025 06:47