Tháo “điểm nghẽn” để nâng cao năng suất lao động
Khỏe để lao động Tăng năng suất lao động qua chính sách tiền lương |
Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế
Tại diễn đàn Nâng cao năng suất lao động Quốc gia do Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa phối hợp tổ chức mới đây, Tiến sĩ Phạm Xuân Khánh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội cho biết, hiện Việt Nam có nguồn cung lao động dồi dào và khả năng thích nghi cao, được đánh giá là tiếp thu nhanh những tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất và kỹ năng quản lý. Cùng với đó, cơ cấu lao động đang chuyển dịch theo hướng tích cực.
![]() |
Sinh viên trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội trong giờ thực hành. |
Tỷ lệ lao động tham gia trong độ tuổi vẫn duy trì ở mức cao. Tuy nhiên, có thực tế là các doanh nghiệp vẫn rơi vào tình trạng thiếu lao động do dư thừa lao động có chất lượng thấp, lao động không có trình độ chuyên môn chiếm tỷ lệ lớn. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp; thiếu đội ngũ có trình độ chuyên môn giỏi trong các lĩnh vực, khả năng tự tìm kiếm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp còn nhiều hạn chế.
“Điều này dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp đã phải thuê lao động nước ngoài. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng. Các nguồn đầu tư FDI vào Việt Nam sẽ bị suy giảm nghiêm trọng, nếu không có sự thay đổi về chất lượng đào tạo kịp thời, nguy cơ tụt hậu về nguồn nhân lực, mất đi lợi thế về chi phí lao động giá rẻ”, Tiến sĩ Phạm Xuân Khánh nhìn nhận.
Chất lượng nguồn nhân lực còn những hạn chế khiến năng suất lao động chưa thể bật tăng. Theo Tiến sĩ Nguyễn Tú Anh - Vụ trưởng Vụ Dự báo và Phân tích kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương, còn một dư địa rất lớn để dịch chuyển lao động từ khu vực có năng suất lao động thấp hơn, sang khu vực năng suất lao động cao hơn để tăng năng suất lao động.
Chuyên gia dẫn chứng 66,5% lao động nằm trong các ngành có năng suất lao động thấp hơn bình quân cả nước. Đặc biệt, ngành nông, lâm, thủy sản có năng suất lao động chỉ bằng 39,73% năng suất lao động bình quân cả nước, nhưng có số lao động chiếm 27,54% tổng lao động có việc làm. Hay ngành bán buôn, bán lẻ chiếm 15,6%, nhưng năng suất lao động chỉ bằng 57% mức bình quân cả nước…
“Như vậy chúng ta vẫn còn nhiều dư địa để tăng năng suất lao động bằng việc dịch chuyển lao động từ khu vực dư thừa lao động, có năng suất thấp sang những ngành có năng suất cao hơn, hoặc đang thiếu lao động”, Tiến sĩ Nguyễn Tú Anh cho hay.
Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Theo các chuyên gia, để đáp ứng quá trình dịch chuyển này, việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề cần được ưu tiên. Tiến sĩ Nguyễn Tú Anh nhấn mạnh, cần nâng cao nhận thức cho người lao động về sự cần thiết phải học nghề, học kỹ năng lao động để có đủ điều kiện dịch chuyển lao động. Bởi thực tế hiện nay, số người học nghề khi bị thất nghiệp rất thấp. Đơn cử năm 2023, trong 85.000 người nhận trợ cấp thất nghiệp chỉ có 778 người có ý định học nghề, và 487 người thực sự học nghề.
Còn theo Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội Phạm Xuân Khánh, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần áp dụng đồng thời nhiều giải pháp. Về đào tạo, cần xây dựng một số cơ sở đào tạo chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, thực hiện được chức năng trung tâm vùng, quốc gia về đào tạo và thực hành chất lượng cao. “Có thể vừa đào tạo cho sinh viên, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động các doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng ưu tiên đầu tư đồng bộ cho một số ngành nghề công nghệ cao, công nghiệp mũi nhọn như công nghệ bán dẫn, năng lượng thông minh, chế biến chế tạo mà Chính phủ đang ưu tiên đầu tư phát triển”, ông Khánh góp ý.
Ông Khánh cũng đề xuất thành lập Hội đồng kỹ năng ngành, nghề trong một số lĩnh vực với sự tham gia của cơ quan quản lý Nhà nước, để dự báo nhu cầu nhân lực theo cơ cấu ngành, nghề, giới tính, và trình độ đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội theo từng giai đoạn. Việc này cũng làm căn cứ cho các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của doanh trước mắt và lâu dài. Cùng với đó, cần ban hành các danh mục nghề nghiệp bắt buộc phải sử dụng lao động qua đào tạo để hạn chế tuyển dụng lao động phổ thông không qua học nghề, vừa góp phần tăng năng suất lao động cho doanh nghiệp, vừa bảo đảm an toàn lao động cho người lao động.
Từ góc độ doanh nghiệp, ông Mai Thiên Ân - Trưởng phòng sản xuất Công ty TNHH Intel Products Việt Nam (trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh), bổ sung thêm rằng, ngoài vấn đề kỹ năng, cần rèn luyện cho người lao động tác phong công nghiệp, nâng cao ý thức, kỷ luật lao động. Đây là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất lao động, nhất là trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra yêu cầu cao về chuyên môn hóa, và tuân thủ quy trình đối với người lao động trong quá trình sản xuất.
“Doanh nghiệp muốn nâng cao chất lượng sản phẩm và thương hiệu đòi hỏi người lao động phải có trình độ học vấn, tay nghề, kỹ năng mềm và ý thức lao động tốt. Người lao động muốn nâng cao thu nhập cho bản thân phải có kỹ năng nghề nghiệp, thái độ, ý thức và tác phong tốt”, ông Ân nói. Từ đó, doanh nghiệp kiến nghị cần có thêm các hình thức giảng dạy, trang bị tác phong công nghiệp cho người lao động từ sớm, để trở thành "thói quen, nếp nghĩ, nếp làm" ngay từ còn ngồi trên ghế nhà trường.
Tú Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả

Trao đổi kinh nghiệm công tác Mặt trận giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ

Kết quả nổi bật trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài

Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia

“Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan”: Đồng hành cùng sinh viên bước vào kỷ nguyên mới
Tin khác

Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm không đáng kể
Việc làm 13/04/2025 22:28

AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai
Việc làm 13/04/2025 20:10

Hàn Quốc thu hút lao động nước ngoài đến làm việc
Việc làm 13/04/2025 06:02

3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động
Việc làm 12/04/2025 19:49

Bình Dương: Thực hiện nhiều giải pháp kéo giảm tai nạn lao động
Việc làm 11/04/2025 16:29

Hơn 12.000 vị trí tuyển dụng trong Ngày hội việc làm đợt 2 - năm 2025 tại Nghệ An
Việc làm 11/04/2025 15:28

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại TP.HCM
Việc làm 10/04/2025 13:44

Tạo cầu nối thắt chặt quan hệ 3 bên: Nhà trường - sinh viên - doanh nghiệp
Việc làm 09/04/2025 16:48

Thêm yêu cầu đối với cán bộ, công chức
Việc làm 08/04/2025 06:00

Tuyển lao động sang Hàn Quốc làm việc trong ngành công nghiệp gốc
Việc làm 05/04/2025 18:24