Tết nhạt hơn bởi toan tính của lòng người
![]() | Nhớ Tết xưa |
Đó là câu chuyện tôi tình cờ nghe được khi đi bộ trở về nhà chiều mồng 3 Tết. Con đường như dài hơn, câu chuyện trở nên ám ảnh.
Câu chuyện khiến tôi nhớ lại cách đây nhiều năm về trước: tôi cũng từng là cô bé đó.
Ngày đó nhà tôi mới chỉ có hai chị em, ngoài làm nông, bố tôi còn đi câu cá nên dù không giàu nhưng cũng thuộc diện khá giả trong làng.
![]() |
(Ảnh minh họa) |
Quê tôi ngày đó nghèo lắm. Đến bữa cơm nhiều gia đình còn thiếu thì lấy đâu ra tiền mừng tuổi tết.
Theo lệ, đầu năm, tôi theo bố đi chúc Tết các cô bác trong làng. Đa phần mọi người đều mừng tuổi kẹo, chỉ một vài gia đình khá giả hơn thì mừng tuổi tiền. Nhưng bố tôi thì khác đến gia đình nào có trẻ con bố đều mừng tuổi tiền: đứa nhỏ 1.000 đồng, đứa lớn 2.000 đồng... Ngày đó tiền có giá trị lắm, tôi nhớ những lần được điểm 9 mẹ cũng chỉ cho tôi 200 đồng, điểm 10 là 500 đồng và chẳng bao giờ cho tiền tiêu vặt.
Tôi cũng như cô bé trên cũng thắc mắc so bì hơn thiệt, chỉ có điều bố tôi đã không im lặng. Bố bảo: “Bố có tiền mừng tuổi người ta bởi bố kiếm được tiền. Người ta chỉ có kẹo bởi năm rồi người ta làm ăn không may mắn như bố. Mình may mắn thì mình chia sẻ với người khác, biết đâu năm sau mình may mắn hơn”.
Vậy là những lần sau khi bố mừng tuổi tiền cho đứa trẻ khác trong xóm tôi không còn hậm hực so bì nữa. Ở quê tôi người lớn mừng tuổi cho trẻ con không có bao lì xì đẹp mắt như thành phố nên mừng bao nhiêu tiền chúng tôi biết hết. Tết nào tôi cũng mong bố mừng tuổi cho người ta nhiều hơn một chút bởi chỉ cần như vậy là biết năm rồi nhà tôi khấm khá, cũng ăn nên làm ra.
Không hiểu sao cứ có cảm giác tết nhạt hơn và không còn ý nghĩa nhiều như trước nữa. Do thời gian? Do tốc độ đô thi hóa quá nhanh? Hay do lòng người toan tính? Tết là dịp để người ta biếu xén, hối lộ, để những đứa trẻ mới tý tuổi đầu đã biết tính toán hơn thiệt: nhà mình mừng tuổi bạn chừng này mà bố mẹ bạn chỉ mừng lại chẳng được bao nhiêu…
Có thể những đứa trẻ ngày hôm nay chưa hiểu chuyện, việc so bì tị nạnh chỉ là những câu chuyện trẻ con. Nhưng suy nghĩ lâu dần sẽ thành thói quen. Thậm chí không ít phụ huynh còn nói rõ trước mặt trẻ con chuyện so bì số tiền lì xì ngày Tết.
Tết nhạt dần…
Những đứa trẻ cũng lớn dần trước tuổi.
Hôm nay là mồng 3 Tết. Nghe nhiều người thờ ơ bảo: Hết tết rồi.
Theo Nguyễn Trà/Pháp luật TP. Hồ Chí Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Người lính gần 80 tuổi lái xe máy đến Thành phố Hồ Chí Minh để chứng kiến lễ diễu binh

Mùa giải thứ 10 Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô thành công tốt đẹp

Đội bóng Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm bảo vệ thành công ngôi vương

Đội bóng Công ty TNHH Hanwha Aero Engines đoạt giải Ba Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X

Ford Việt Nam chính thức ra mắt Ford Everest Sport phiên bản đặc biệt

Đề xuất tăng mức hình phạt tù liên quan đến tội phạm ma túy

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Giá USD thị trường tự do vẫn tăng
Tin khác

Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm
Văn hóa 22/04/2025 06:44

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng
Văn hóa 21/04/2025 18:37

Học hỏi từ di sản của hai vị vua nhà Trần
Văn hóa 21/04/2025 17:42

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại
Văn hóa 18/04/2025 22:58

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Văn hóa 18/04/2025 22:35

Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số
Văn hóa 18/04/2025 22:20

Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa 18/04/2025 19:00

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa
Văn hóa 18/04/2025 18:46

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai
Văn hóa 17/04/2025 11:41

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành
Văn hóa 16/04/2025 19:13