--> -->

Sửa Luật Thủ đô: Ưu đãi cho phát triển khoa học, công nghệ

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định một số ưu đãi cho phát triển khoa học, công nghệ khác với pháp luật hiện hành, trong đó có quy định mở rộng đối tượng áp dụng hình thức khoán kinh phí so với Luật Khoa học và công nghệ.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần bổ sung cơ chế tiếp nhận phản ánh của người dân, doanh nghiệp Sửa Luật Thủ đô: Tập trung vào các quy định mang tính vượt trội, khác biệt, đặc thù Cần chú trọng đến yếu tố nguồn lực phát triển Hà Nội

Hình thành và phát triển thị trường khoa học công nghệ

Theo Bộ Tư pháp, các sửa đổi này nhằm tạo hành lang pháp lý để Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao và phát triển công nghệ hàng đầu của cả nước, tiến tới là trung tâm khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo của khu vực Đông Nam Á.

Đồng thời, dự thảo Luật cũng quy định về định hướng xây dựng, phát triển các khu công nghệ cao trên địa bàn Thủ đô; một số vấn đề mang tính nguyên tắc về vị trí, chức năng và cơ chế ưu đãi đối với Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, trong đó có chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xã hội trong và ngoài ranh giới Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.

Giao Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao thành phố Hà Nội và việc phân cấp, ủy quyền cho Ban Quản lý Khu Công nghệ cao thành phố Hà Nội trong công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý đầu tư, tài chính ngân sách, tài nguyên môi trường, việc làm.

Sửa Luật Thủ đô: Ưu đãi cho phát triển khoa học, công nghệ
Khu công nghệ cao Hòa Lạc sẽ được chuyển giao cho thành phố Hà Nội quản lý. Ảnh: VGP

Góp ý về nội dung này, PGS.TS. Nguyễn Thanh Chương - Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải cho rằng, nội dung trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã cơ bản tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng cho mục tiêu xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nghiên cứu khoa học và công nghệ, chuyển giao và phát triển công nghệ hàng đầu của đất nước, khu vực, quốc tế.

Ngoài các chính sách phát triển khoa học công nghệ đã được thể hiện trong dự thảo Luật, PGS.TS Nguyễn Thanh Chương cho rằng, cần bổ sung cơ chế, chính sách giúp hình thành và phát triển thị trường khoa học công nghệ của Thủ đô. Kinh nghiệm của các nước tiên tiến cho thấy chỉ khi hình thành được một thị trường khoa học công nghệ sôi động và lành mạnh thì mới có thể phát triển khoa học công nghệ một cách bền vững.

Để tạo điều kiện cho việc hình thành thị trường này, PGS.TS Nguyễn Thanh Chương cũng đề nghị trong Luật cần xem xét các nội dung: Thúc đẩy hình thành các sàn giao dịch về ý tưởng khoa học công nghệ; hình thành các trung tâm hỗ trợ định giá và thu mua các sản phẩm khoa học công nghệ có ích cho Thành phố; có quy định về hỗ trợ tài chính, khoa học cho các sản phẩm khoa học công nghệ của Thành phố trong bước đầu tiếp cận thị trường và/hoặc đang trong quá trình hoàn thiện sản phẩm; xây dựng Quỹ đầu tư phát triển khoa học công nghệ để đầu tư cho việc hoàn thiện các ý tưởng, các sản phẩm khoa học công nghệ từ các cá nhân, các tổ chức, các doanh nghiệp khoa học công nghệ trên địa bàn Thành phố.

Xác định rõ các lĩnh vực trọng điểm về khoa học công nghệ

GS.TS Nguyễn Thị Lan - Bí thư Đảng ủy Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhìn nhận, tại Điều 23 “Phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo” dự thảo Luật, đã làm rõ và đánh giá cao việc phát huy tiềm năng, trí tuệ của các nhà khoa học và công nghệ; xác định rõ các lĩnh vực trọng điểm về khoa học công nghệ của Thủ đô.

GS.TS Nguyễn Thị Lan đánh giá cao nội dung: “Quyết định hoặc ủy quyền quyết định cho đơn vị chủ trì nhiệm vụ khoa học, chủ nhiệm dự án khởi nghiệp sáng tạo có sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản công được chuyển giao không cần bồi hoàn đối với tài sản, kết quả, sản phẩm hình thành từ nhiệm vụ khoa học công nghệ, dự án khởi nghiệp sáng tạo”, cho rằng, quy định này có ý nghĩa làm động lực để thúc đẩy đổi mới sáng tạo và giải quyết được nhiều vướng mắc trong vấn đề chuyển giao, tài sản công và sở hữu trí tuệ.

Sửa Luật Thủ đô: Ưu đãi cho phát triển khoa học, công nghệ
Thành phố Hà Nội đã tổ chức hàng loạt hội nghị, hội thảo góp ý xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).

Để hoàn thiện hơn các quy định về khoa học công nghệ, GS.TS Nguyễn Thị Lan góp ý nên sử dụng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo chung, không nên quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (việc quy định doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được nghị định của Chính phủ quy định).

Đồng thời xem xét bổ sung quy định ưu tiên và chính sách hỗ trợ các tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; các chính sách ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp và cá nhân triển khai các hoạt động hỗ trợ và phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tương tự như ưu đãi đối với các cá nhân và doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ đã được quy định trong Dự thảo Luật lần này.

Bên cạnh đó, bổ sung quy định trong Dự thảo Luật về việc hình thành Quỹ đổi mới sáng tạo của Thủ đô với các quy định phù hợp với đặc thù của lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; giao Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội xây dựng một số Chương trình Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trọng điểm của Thủ đô theo hướng trọng tâm, trọng điểm, có tính liên ngành, giải quyết triệt để, gắn với sản phẩm cuối cùng.

Trong tham luận gửi đến hội thảo góp ý Luật Thủ đô (sửa đổi), TS Hoàng Ly Anh, Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng, cần cân nhắc việc quy định cụ thể các lĩnh vực trọng điểm về khoa học và công nghệ của Thủ đô tại Dự thảo.

Việc liệt kê sẽ xác định rõ những lĩnh vực trọng điểm mà Thủ đô cần tập trung đầu tư và minh bạch trong thi hành chính sách ưu đãi sau này. Tuy nhiên, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số là lĩnh vực thay đổi rất nhanh chóng. Trong tương lai, nếu xuất hiện những lĩnh vực khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo hay chuyển đổi số mới và cần nghiên cứu, sẽ không thể áp dụng cơ chế tại Luật Thủ đô do lĩnh vực đó không thuộc các lĩnh vực được liệt kê trong Luật.

Vì vậy, TS Hoàng Ly Anh cho rằng chỉ nên xác định đặc trưng của các lĩnh vực trọng điểm của Hà Nội và giao Chính phủ quy định chi tiết để đảm bảo tính khả thi đối với các quy định về phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số…

Hà Nội đang có 124 trường đại học, 113 viện nghiên cứu (chiếm khoảng 80% số viện nghiên cứu cả nước), 14/17 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia với trình độ nhân lực cao. Bên cạnh các tổ chức khoa học công nghệ công lập, Hà Nội còn có 176 tổ chức khoa học công nghệ ngoài công lập thực hiện các hoạt động nghiên cứu phát triển, dịch vụ… Đây chính là tiềm lực khoa học công nghệ lớn để thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của Hà Nội.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trẻ em có quyền được bảo vệ đời sống riêng tư trên không gian mạng

Trẻ em có quyền được bảo vệ đời sống riêng tư trên không gian mạng

Trẻ em có quyền được bảo vệ, tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, giữ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng.
LĐLĐ thành phố Hà Nội tổ chức chuỗi các hoạt động hướng về cơ sở

LĐLĐ thành phố Hà Nội tổ chức chuỗi các hoạt động hướng về cơ sở

Nhân dịp kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động hướng về cơ sở.
Hà Nội ra quân hưởng ứng "Ngày cuối tuần xanh” và tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Hà Nội ra quân hưởng ứng "Ngày cuối tuần xanh” và tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Sáng 20/7, nhiều địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội đồng loạt ra quân tổng vệ sinh môi trường, hưởng ứng phong trào “Ngày cuối tuần xanh” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội phát động. Điểm nhấn của đợt ra quân là hoạt động dọn vệ sinh môi trường, chỉnh trang cảnh quan tại các nghĩa trang liệt sĩ, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, nhân dịp kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7.
Kỳ 1: Công an thành phố Hà Nội vững vàng công tác xây dựng Đảng

Kỳ 1: Công an thành phố Hà Nội vững vàng công tác xây dựng Đảng

Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố Hà Nội lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã để lại nhiều dấu ấn nổi bật trong công tác xây dựng Đảng. Với quyết tâm "Xây dựng Đảng bộ Công an Thành phố trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, có tính chiến đấu cao", toàn Đảng bộ Công an Thành phố đã phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ đề ra, xứng đáng là "thanh bảo kiếm", "lá chắn thép" bảo vệ Đảng, Tổ quốc và nhân dân.
Hà Nội: Tạm thời kéo dài việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách cấp xã

Hà Nội: Tạm thời kéo dài việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách cấp xã

Nếu Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã, phường có nhu cầu sử dụng và người hoạt động không chuyên trách có nguyện vọng, thì sắp xếp tạm thời kéo dài việc sử dụng đến trước ngày 31/5/2026…
Bộ Y tế đề nghị tập trung tối đa điều trị cho nạn nhân vụ lật tàu du lịch tại Quảng Ninh

Bộ Y tế đề nghị tập trung tối đa điều trị cho nạn nhân vụ lật tàu du lịch tại Quảng Ninh

Liên quan đến vụ lật tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long, Cục quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có văn bản đề nghị Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị tập trung cứu chữa cho các nạn nhân.
Phát triển ngành công nghiệp văn hóa thành ngành kinh tế chủ lực

Phát triển ngành công nghiệp văn hóa thành ngành kinh tế chủ lực

Dự thảo Báo cáo chính trị xác định phát triển Thủ đô dựa trên 5 trụ cột: Văn hóa và con người; 3 chuyển đổi (chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn); Hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có tính kết nối cao; Kinh tế số, đô thị thông minh; Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Tin khác

Kỳ 2: Khung pháp lý đột phá cho không gian sáng tạo

Kỳ 2: Khung pháp lý đột phá cho không gian sáng tạo

Luật Thủ đô 2024 đã chính thức mở ra chương mới cho sự phát triển của không gian sáng tạo tại Hà Nội. Trong đó, Khoản 7 và 8 Điều 21 đã tạo ra khung pháp lý hoàn toàn mới, cho phép thành lập Trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và Khu phát triển thương mại văn hóa với những ưu đãi chưa từng có. Điều này có ý nghĩa quan trọng khi Hà Nội đặt mục tiêu trở thành một trong ba trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước, đóng góp 10% GRDP vào năm 2045.
Kỳ 1: Nghịch lý của các không gian sáng tạo ở Hà Nội

Kỳ 1: Nghịch lý của các không gian sáng tạo ở Hà Nội

Với khoảng 80 không gian sáng tạo đang hoạt động, Hà Nội dường như đang trên đà phát triển mạnh mẽ hướng tới mục tiêu trở thành "Trung tâm sáng tạo của khu vực". Tuy nhiên, đằng sau con số ấn tượng này là thực tế đầy thách thức khi chu kỳ "sinh - tử" ngắn ngủi, áp lực tài chính khiến các không gian phải chuyển địa điểm liên tục và nhiều rào cản pháp lý chưa được gỡ bỏ.
Hà Nội: Sớm ban hành Nghị quyết khai thác hiệu quả quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi

Hà Nội: Sớm ban hành Nghị quyết khai thác hiệu quả quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi

Theo các chuyên gia, các nhà khoa học, việc trình Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội ban hành Nghị quyết quy định hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội ở thời điểm hiện nay là rất cần thiết, nhằm sử dụng có hiệu quả tối đa đất nông nghiệp, tránh lãng phí tài nguyên đất.
Hà Nội: Đồ án cải tạo khu tập thể Vĩnh Hồ hướng đến phát triển đô thị bền vững

Hà Nội: Đồ án cải tạo khu tập thể Vĩnh Hồ hướng đến phát triển đô thị bền vững

Khu tập thể Vĩnh Hồ với quần thể 36 dãy nhà 4 - 5 tầng được xây dựng từ 40-50 năm trước hiện đã xuống cấp do không được sửa chữa, bảo dưỡng và hiện tượng cơi nới, cải tạo của cư dân gây mất an toàn. Những căn nhà liền kề xen kẽ trong các nhà tập thể hình thành nên ngõ hẹp, thiếu ánh sáng, do đó, việc cải tạo, xây dựng lại nơi đây đang được đặt ra như một yêu cầu bức thiết trong quá trình tái thiết, chỉnh trang đô thị tại Hà Nội.
Cơ chế vượt trội cần lời giải

Cơ chế vượt trội cần lời giải

Hà Nội đang đứng trước thời điểm quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị, nhất là trong bối cảnh 3 văn kiện quan trọng là Luật Thủ đô và 2 Quy hoạch của Thủ đô đều đã được phê duyệt. Xuyên suốt các văn kiện này, Hà Nội đã xác định mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) như là một giải pháp quan trọng để xây dựng một thành phố hiện đại, bền vững… Định hướng đã rõ, chủ trương lớn cũng đã được thông qua, nhưng để đạt được “lợi ích thực tế” vẫn còn chặng đường dài phải đi.
Cần sớm ban hành quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa tại Hà Nội

Cần sớm ban hành quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa tại Hà Nội

Ngày 23/5, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với 2 dự thảo Nghị quyết quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội và biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đối với hoạt động tái chế rác thải sử dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất trên địa bàn Thành phố (thực hiện điểm D, khoản 2, Điều 28 Luật Thủ đô).
Chờ mong diện mạo mới của khu tập thể Kim Liên

Chờ mong diện mạo mới của khu tập thể Kim Liên

Vận dụng cơ chế đặc thù, chính sách đột phá trong Luật Thủ đô, hiện thành phố Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng mới các khu chung cư cũ trong đó có khu tập thể Kim Liên, quận Đống Đa. Mặc dù còn nhiều băn khoăn mong được giải đáp, tuy nhiên với đông đảo người dân nơi đây, trên tất cả là kỳ vọng về sự đổi thay, về cuộc sống mới tại nơi họ từng gắn bó suốt thời gian dài.
Giải pháp liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Giải pháp liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Phát triển công nghiệp văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng cần kết hợp sáng tạo với công nghệ hiện đại để tạo sản phẩm đặc trưng.
Từng bước nâng tầm các giá trị di sản

Từng bước nâng tầm các giá trị di sản

Với bề dày hơn 1.000 năm lịch sử, Thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, sở hữu hệ thống di sản phong phú với nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật độc đáo, đậm nét văn hóa truyền thống. Thời gian qua, nhiều di tích đã được đầu tư tu bổ, phát huy giá trị, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, không ít công trình vẫn trong tình trạng xuống cấp, thậm chí đứng trước nguy cơ mai một. Việc bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị di sản vì thế đang là mối quan tâm lớn, được thể hiện rõ trong Luật Thủ đô năm 2024.
Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân về Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố về khu phát triển thương mại và văn hóa, (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô).
Xem thêm
Phiên bản di động