Sửa đổi Luật Thủ đô: Xây dựng cơ chế để Hà Nội phát triển xứng tầm với vị thế, vai trò
Luật Thủ đô (sửa đổi): Đề xuất thí điểm cho Thủ đô sẽ là tham khảo tốt cho thành phố Hồ Chí Minh Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ phát huy hiệu quả nguồn lực từ đất đai và tài sản công |
Đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra
- Theo ông, đâu là sự cần thiết và mục tiêu hướng đến của việc sửa đổi dự án Luật Thủ đô lần này?
Ông Nguyễn Hồng Tuyến: Việc sửa đổi Luật Thủ đô cần đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra. Thủ đô Hà Nội là trái tim của cả nước nên người dân đều mong muốn xây dựng, phát triển xứng tầm với vị thế, vai trò, đảm bảo trở thành trung tâm lớn về chính trị, văn hóa, xã hội, là Thủ đô xanh, sạch, đẹp, văn minh, hiện đại.
Đặc biệt, mục tiêu quan trọng của việc sửa đổi Luật đó là thể chế hóa các Nghị quyết của Bộ Chính trị như Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045… Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để Hà Nội phát triển xứng tầm hướng tới đô thị thông minh.
Ông Nguyễn Hồng Tuyến, Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ. |
Ngoài ra, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng kế thừa các quy định còn giá trị của Luật Thủ đô năm 2012, đồng thời rà soát, tổng hợp các vấn đề thực tiễn còn tồn tại để tập trung khắc phục.
Nhiều quy định mang tính đột phá
- Việc sửa đổi Luật Thủ đô lần này được kỳ vọng sẽ đem lại cho Hà Nội cơ hội phát triển xứng tầm với những cơ chế, chính sách vượt trội, đột phá. Xin ông chia sẻ rõ hơn về nội dung này?
Ông Nguyễn Hồng Tuyến: Luật Thủ đô là một đạo luật đặc thù, khác với các luật khác. Trong lần sửa đổi này, dự thảo Luật có nhiều quy định mang tính đột phá, đặc biệt là các quy định về tổ chức chính quyền. Theo đó, không tổ chức Hội đồng nhân dân phường theo tinh thần Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội.
Về tổ chức bộ máy, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) bám sát mục tiêu đã được xác định tại Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Trong đó, Thành phố kiên định với định hướng phát triển 2 thành phố trực thuộc Thủ đô là: Thành phố Bắc sông Hồng với định hướng phát triển công nghiệp (Mê Linh - Sóc Sơn - Đông Anh), Thành phố phía Tây Hà Nội với định hướng phát triển khoa học công nghệ và giáo dục (Hòa Lạc - Xuân Mai). Từ đó tạo ra sự liên kết giữa hai hướng của thành phố, thúc đẩy trung tâm lõi phát triển và nâng tầm thành đô thị vệ tinh.
Ngoài ra, dự luật còn có nhiều quy định đột phá về thu hút nguồn lực, đầu tư tài chính, đáp ứng nhu cầu tổ chức chính quyền và phát triển kinh tế của Thủ đô. Hà Nội không giống các địa phương khác, kể cả thành phố có Nghị quyết đặc thù như thành phố Hồ Chí Minh. Đơn cử, nếu thành phố Hồ Chí Minh có đầu tư theo hình thức BT bằng tiền thì Hà Nội vượt trội hơn khi cho cả đầu tư BT bằng đất, đây là đột phá lớn để thu hút các nguồn lực cho Thủ đô.
Các cơ chế, chính sách trong dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ giúp Thủ đô phát triển xứng tầm. |
Thành phố cũng chú trọng phát triển TOD (giao thông công cộng), đây là cơ chế hiệu quả để khai thác nguồn lực từ đất đai, phát triển kinh tế, hạ tầng mà nhiều nước phát triển trên thế giới đã áp dụng. Đi cùng với đó là phát triển không gian ngầm, không gian xanh và không gian giao thông.
Dự thảo Luật cũng đưa ra phương án ngân sách thành phố Hà Nội được giữ lại 100% khoản thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc thẩm quyền quản lý của thành phố để tạo nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và các dự án, công trình, dự án trọng điểm, có tính chiến lược của Thủ đô, Vùng Thủ đô. Về tài chính có nhiều quy định đặc thù cho Hội đồng nhân dân trong việc thuê đất, thuê mặt bằng.
Dự thảo Luật đang thiết kế theo hướng để Thủ tướng Chính phủ quyết định việc này và đang nghiên cứu xin ý kiến tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Luật sửa đổi cũng có các quy định về đột phá liên kết vùng với các quy định đi sâu về phân cấp, giao quyền cho Hà Nội trong việc chủ trì điều phối, gắn kết và thúc đẩy phát triển Vùng Thủ đô trong 10 lĩnh vực cụ thể.
Không nằm ngoài tổng thể hệ thống pháp luật
- Một trong những vấn đề đang được quan tâm đó là Luật Thủ đô (sửa đổi) có những cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, nhưng phải được đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật. Vậy nếu Luật này được thông qua, chúng ta cần lưu ý gì trong vấn đề áp dụng pháp luật, thưa ông?
Ông Nguyễn Hồng Tuyến: Tuy có nhiều quy định đột phá, vượt trội nhưng chúng ta phải thống nhất rằng Luật Thủ đô (sửa đổi) không nằm ngoài tổng thể hệ thống pháp luật và không thay thế các luật khác.
Song, để Luật sửa đổi lần này đảm bảo được tính đặc thù, vượt trội, khắc phục hạn chế của Luật Thủ đô năm 2012 với nhiều quy định không khả thi do vướng bởi các luật được ban hành sau đó, cơ quan chủ trì soạn thảo đã thiết kế một quy định riêng về nguyên tắc áp dụng pháp luật.
Theo đó, quy định nếu luật ban hành sau có lợi hoặc thuận lợi hơn Luật Thủ đô thì Hà Nội được quyền lựa chọn để áp dụng quy định đó. Đây cũng là nội dung được đưa ra xin ý kiến tại kỳ họp Quốc hội lần này. Tôi tin tưởng rằng nếu được thông qua, Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ đảm bảo được tính khả thi, hiệu quả.
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Luật Thủ đô 2024: Cơ chế mới giúp thành phố Hà Nội phát triển đô thị
Luật Thủ đô 2024 02/01/2025 15:23
Sớm đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống
Luật Thủ đô 2024 31/12/2024 12:35
Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp
Luật Thủ đô 2024 30/12/2024 21:04
Từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được hưởng thu nhập tăng thêm
Luật Thủ đô 2024 24/12/2024 16:12
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Luật Thủ đô 2024 23/12/2024 11:34
Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công
Luật Thủ đô 2024 08/12/2024 22:05
Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá
Longform 08/12/2024 21:13
Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô
Longform 08/12/2024 21:10
Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới
Longform 08/12/2024 21:09
Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng
Luật Thủ đô 2024 07/12/2024 08:16