Sửa đổi Bộ Luật Lao động: Người lao động sẽ được bảo vệ tốt hơn
Để hiểu rõ hơn về vấn đề những điểm mới trong lần sửa đổi này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Tim De Meyer - Cố vấn cấp cao về Chính sách và tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).
Phóng viên: Ông đánh giá như thế nào về những thay đổi trong dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi lần này? Từ góc độ của Tổ chức Lao động Quốc tế, theo ông, những thay đổi đó có ý nghĩa như thế nào đối với người lao động Việt Nam?
- Ông Tim De Meyer: Bộ luật Lao động của Việt Nam là một văn bản pháp luật toàn diện, quy định nhiều nội dung như hợp đồng lao động, khả năng người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động, tiêu chuẩn tối thiểu về điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn và sức khỏe lao động...
Với những điểm mới, nhiều người lao động sẽ được hưởng lợi từ sự bảo vệ của Bộ luật Lao động hơn so với trước đây. |
Quá trình sửa đổi Bộ luật Lao động lần này sẽ đem lại những thay đổi đáng kể. Theo tôi, có hai nội dung thay đổi quan trọng nhất. Một là, ở cấp cơ sở, người lao động giờ đây có thể thành lập các tổ chức đại diện của mình và tham gia vào quá trình thương lượng tập thể có thể giúp người lao động được hưởng phần chia công bằng từ những lợi nhuận mà họ góp phần tạo ra, mặt khác giúp các doanh nghiệp đảm bảo họ có thể đàm phán để cải thiện năng suất cần thiết.
Thay đổi lớn thứ hai là việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Lao động. Điều này có nghĩa là nhiều người lao động sẽ được hưởng lợi từ sự bảo vệ của Bộ luật Lao động hơn so với trước đây.
Phóng viên: Theo đánh giá của các chuyên gia, Bộ luật Lao động sửa đổi lần này của Việt Nam đã tiệm cận hơn với các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Xin ông có thể cho biết chi tiết hơn về những điểm này?
- Ông Tim De Meyer: Tôi nghĩ rằng tiến bộ lớn nhất đạt được trong việc tiệm cận hơn với các tiêu chuẩn lao động quốc tế là quyền được tổ chức của người sử dụng lao động và người lao động, có nghĩa là họ được thành lập các tổ chức đại diện cho mình để tham gia vào các cuộc thương lượng thực chất về điều kiện làm việc.
Điều này rất có ý nghĩa, bởi vì nó giúp người sử dụng lao động cũng như người lao động điều chỉnh theo những thay đổi trong thị trường lao động và để thỏa thuận mức độ linh hoạt cần thiết nhằm duy trì tính bền vững trong thời gian dài hơn.
Chúng tôi cũng nhận thấy những tiến bộ đạt được trong quan hệ việc làm mà giờ đây đã được đưa vào Bộ luật Lao động. Quan hệ việc làm càng được ghi nhận là một công cụ để bảo vệ người lao động làm việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động, thì càng dễ cho người lao động trong việc yêu cầu được bảo vệ trong khuôn khổ quy định của Bộ luật Lao động, bởi vì quan hệ việc làm là cánh cổng đi vào Bộ luật Lao động.
Vì thế, chúng tôi hy vọng rằng điều này có thể đưa Việt Nam phù hợp hơn với các tiêu chuẩn quốc tế, chẳng hạn như trong vấn đề mức lương tối thiểu sẽ có thể đảm bảo rằng thêm nhiều người lao động sẽ được hưởng mức lương tối thiểu đủ để nuôi gia đình.
Phóng viên: Theo ông, những nội dung cụ thể nào trong Bộ luật Lao động có thể tiếp tục cải thiện để bảo vệ tốt hơn nữa cho người lao động?
- Ông Tim De Meyer: Tôi nghĩ đó là những vấn đề liên quan đến thúc đẩy bình đẳng. Chúng ta nhận thấy ngày nay bất bình đẳng gia tăng ở mọi nơi trên thế giới, đặc biệt là bất bình đẳng thu nhập và bất bình đẳng về cơ hội.
Việt Nam là một xã hội đang già hóa, vì thế một trong những vấn đề đặt ra là phải tăng năng suất, phải nâng cao trình độ kỹ năng để tận dụng tốt nhất tiềm năng về năng suất lao động của mỗi người. Điều đó có nghĩa là cần thêm nhiều người phụ nữ có thể hiện thực hóa tiềm năng của mình trên thị trường lao động và được đền đáp xứng đáng. Nhưng điều này cũng có nghĩa là nhiều điều khoản theo cách tiếp cận tính bảo vệ trong Bộ luật Lao động cần được sửa đổi.
Trợ cấp thai sản cần được củng cố, khả năng tiếp cận với dịch vụ giúp việc gia đình với giá hợp lý, bảo vệ chống quấy rối tình dục và mở ra nhiều hơn cơ hội cho phụ nữ trong các ngành nghề và hoạt động kinh tế mà trước đây không cho phép phụ nữ tham gia vì mục đích bảo vệ. Vì thế, tôi nghĩ rằng đây là lĩnh vực mà Bộ luật Lao động có thể vẫn tiếp tục đạt được nhiều tiến bộ hơn nữa.
Phóng viên: Ở Việt Nam, ranh giới giữa việc bảo vệ quyền của phụ nữ và cơ hội giành cho họ khá mờ nhạt. Theo ông, cần làm thế nào để cải thiện vấn đề này?
- Ông Tim De Meyer: Tôi nghĩ vấn đề nằm ở lối tư duy chứ không chỉ là vấn đề soạn luật. Bạn cần tự hỏi bản thân xem trong thế giới ngày nay, với những cơ hội mà tự do hóa thương mại mang lại, cần thiết phải giữ những quy định trong số nhiều cơ chế bảo vệ quy định trong pháp luật, so với những cơ hội và lựa chọn mà phụ nữ phải chấp nhận công việc mà họ nghĩ họ có thể làm được, và chấp nhận việc họ đóng góp cho một nền kinh tế đang tăng trưởng. Đây thực sự vẫn là một câu hỏi.
Nhiều quốc gia trên toàn thế giới ít nhất đã phần nào trải qua sự chuyển dịch đó và đôi khi là chuyển dịch trong những lĩnh vực mà bạn ít khi nghĩ tới.
Tôi xin đưa ra một ví dụ. Trước đây, các công việc trong hầm mỏ dưới lòng đất không dành cho phụ nữ. Tổ chức Lao động Quốc tế đã từng có tiêu chuẩn lao động quốc tế nghiêm cấm điều đó kể từ năm 1935, và Việt Nam hiện vẫn phê chuẩn công ước đó. Nhưng, ở các nước khai thác mỏ lớn như Nam Phi hay Úc, ngành công nghiệp khai thác mỏ đã tiếp nhận lao động nữ cũng nhiều năm nay rồi.
Công nghệ giúp phụ nữ có thể sử dụng những thiết bị ban đầu chỉ thiết kế cho nam giới. Điều này mang lại ích lợi cho phụ nữ, cho tăng trưởng kinh tế và cũng góp phần gắn kết xã hội bởi lâu nay tất cả những cộng đồng khai thác mỏ này đều nằm ở khu vực xa xôi và chỉ có lao động nam. Vì thế, đây là một ví dụ cho thấy bằng cách tạo bình đẳng trong cơ hội và đối xử, tất cả mọi người đều có thể được hưởng lợi.
Phóng viên: Ông đánh giá như thế nào về hệ thống pháp luật lao động và tính tuân thủ pháp luật lao động của Việt Nam hiện nay?
- Ông Tim De Meyer: Việt Nam từ trước đến nay luôn là nước có hệ thống pháp luật rất rộng trên giấy tờ. Tuy nhiên, khi càng đưa nhiều vào luật trong bối cảnh các hoạt động kinh tế ngày càng đa dạng hóa, thì lại càng khó để mọi người trong nền kinh tế tuân thủ theo các tiêu chuẩn được quy định trong pháp luật.
Vì thế, Việt Nam cần thiết phải thực hiện một sự chuyển dịch quan trọng hướng tới chú trọng hơn vào tầm quan trọng của hợp đồng lao động, để cho phép người sử dụng lao động và người lao động, cả ở góc độ cá nhân và tập thể, có thể thương lượng về điều kiện làm việc phù hợp nhất với tình hình của họ.
Vì vậy, tôi nghĩ rằng Việt Nam giờ đây vẫn cần phải thay đổi, nhưng sự thay đổi đó không phải là ban hành thêm nhiều quy định trên giấy tờ, mà phải đảm bảo những nội dung được quy định đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người lao động và người sử dụng lao động.
Xin trân trọng cảm ơn ông.
P.V (thực hiện)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động
Đời sống 19/01/2025 08:23
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động
Đời sống 16/01/2025 06:06
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
Đời sống 10/01/2025 11:09
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết
Đời sống 08/01/2025 17:40
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng
Đời sống 08/01/2025 17:33
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương
Đời sống 06/01/2025 06:37
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội
Đời sống 04/01/2025 11:43
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều
Đời sống 02/01/2025 12:16
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?
Đời sống 01/01/2025 22:36
Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội
Đời sống 31/12/2024 13:49