--> -->

Sau sắp xếp, tổng số lượng xã, phường giảm tối thiểu 70%

Theo dự thảo Nghị quyết, tổng số lượng xã, phường sau sắp xếp của các tỉnh, thành phố giảm tối thiểu 70% và giảm tối đa 75% so với tổng số lượng đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã hiện nay trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bộ Nội vụ đề nghị dừng Đề án sắp xếp cấp huyện, xã theo tiêu chuẩn cũ Sửa Luật Việc làm: Đặc biệt quan tâm đến đối tượng nghỉ sau sắp xếp

6 tiêu chí thực hiện sắp xếp

Bộ Nội vụ vừa chuyển Bộ Tư pháp dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC để thẩm định theo thẩm quyền.

Theo Bộ Nội vụ, thực hiện các kết luận của Bộ Chính trị về việc “sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã”, dự thảo Nghị quyết quy định về tiêu chí sắp xếp đối với ĐVHC cấp tỉnh và cấp xã theo hướng bám sát 6 tiêu chí đã được Bộ Chính trị xem xét, thống nhất.

Cụ thể gồm: Diện tích tự nhiên; Quy mô dân số; Tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hóa, tôn giáo, dân tộc; Tiêu chí về địa kinh tế (trong đó đã bao gồm tiêu chí về vị trí địa lý, quy mô và tình độ phát triển kinh tế); Tiêu chí về địa chính trị; Tiêu chí về quốc phòng, an ninh.

Trong đó, tiêu chí diện tích tự nhiên và quy mô dân số được xác định theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15). Đồng thời, không thực hiện sắp xếp đối với ĐVHC có vị trí biệt lập và khó tổ chức giao thông kết nối thuận lợi hoặc ĐVHC có vị trí đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh và việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Sau sắp xếp, tổng số lượng xã, phường giảm tối thiểu 70%
Bộ phận một cửa phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám sau sắp xếp năm 2024.

Đối với cấp xã, tiêu chí xác định ĐVHC cấp xã thực hiện sắp xếp như sau: ĐVHC cấp xã có diện tích tự nhiên hoặc quy mô dân số dưới 300% tiêu chuẩn của ĐVHC tương ứng quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC.

Cân nhắc kỹ các yếu tố đặc thù lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, liên kết tiểu vùng, vùng tỉnh, quy mô, trình độ phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự xã hội, hạ tầng giao thông và công nghệ thông tin phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội.

Theo dự thảo Nghị quyết, tổng số lượng xã, phường sau sắp xếp của các tỉnh, thành phố giảm tối thiểu 70% và giảm tối đa 75% so với tổng số lượng ĐVHC cấp xã hiện nay trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của ĐVHC cấp huyện

Đáng quan tâm, dự thảo Nghị quyết quy định các nguyên tắc đặt tên ĐVHC cấp xã mới sau sắp xếp, trong đó khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của ĐVHC cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.

Đồng thời, khuyến khích việc sử dụng một trong các tên gọi đã có của các ĐVHC trước khi sắp xếp; tên gọi của ĐVHC có giá trị lịch sử truyền thống, văn hóa và đã được nhân dân đồng tình ủng hộ.

Về chế độ, quyền lợi cho cán bộ bị ảnh hưởng bởi việc sáp nhập xã, tỉnh, dự thảo Nghị quyết xác định, tổng số cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh mới sau sắp xếp không vượt quá tổng số nhân sự có mặt tại các tỉnh trước sắp xếp. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức của xã mới sau sắp xếp không vượt quá tổng số nhân sự có mặt tại các xã, huyện trước sắp xếp. Con số này sẽ phải giảm dần trong thời hạn 5 năm sau khi sắp xếp, tính theo ngày hiệu lực của Nghị quyết.

Về chế độ, thời hạn bảo lưu chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp đối với người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là 6 tháng kể từ thời điểm sắp xếp. Sau thời hạn này, các chức danh chuyển sang thực hiện chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp chức vụ theo vị trí việc làm mới phù hợp với quy định.

Các chế độ, chính sách đặc thù theo vùng, khu vực và theo ĐVHC cũng được giữ nguyên như trước thời điểm sắp xếp. Sau sắp xếp, Chính phủ sẽ cho rà soát, sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình mới.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện kịp thời các chế độ, chính sách tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ, đảm bảo quyền lợi với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bị ảnh hưởng bởi việc sắp xếp ĐVHC.

Về lấy ý kiến nhân dân về đề án sắp xếp ĐVHC, dự thảo Nghị quyết nêu rõ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến nhân dân là cử tri đại diện hộ gia đình thường trú trên địa bàn; quyết định nội dung và hình thức lấy ý kiến phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.

Trong thời gian tối đa 5 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc lấy ý kiến nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức việc tổng hợp và lập báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ngày đầu Hà Nội triển khai mô hình chính quyền 2 cấp: Mọi việc diễn ra thông suốt, người dân rất hài lòng

Ngày đầu Hà Nội triển khai mô hình chính quyền 2 cấp: Mọi việc diễn ra thông suốt, người dân rất hài lòng

Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, 126 xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền 2 cấp. Theo ghi nhận, cán bộ tại các xã, phường làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, công việc thông suốt; người dân, doanh nghiệp đến làm thủ tục đều cảm nhận khí thế mới và rất hài lòng.
Ông Trần Anh Tuấn được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội

Ông Trần Anh Tuấn được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ.
Vé liên thông hệ thống vận tải hành khách công cộng cao nhất hơn 5,6 triệu đồng

Vé liên thông hệ thống vận tải hành khách công cộng cao nhất hơn 5,6 triệu đồng

Theo dự kiến, tại Hà Nội, vé đa phương thức liên thông bằng xe buýt và đường sắt đô thị 12 tháng là 2.820.000 đồng với trường hợp ưu tiên và 5.640.000 đồng với trường hợp không ưu tiên.
Chính thức vận hành chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Chính thức vận hành chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Ngày 1/7 cùng với các địa phương của cả nước, chính quyền 2 cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) mới chính thức vận hành, đi vào hoạt động phục vụ người dân và doanh nghiệp. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô.
Hà Nội: Tổ chức 12 kỳ sát hạch GPLX trong 1 tuần, gần 1.300 thí sinh dự thi

Hà Nội: Tổ chức 12 kỳ sát hạch GPLX trong 1 tuần, gần 1.300 thí sinh dự thi

Trong tuần cuối tháng 6/2025, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã phối hợp tổ chức 12 kỳ sát hạch cấp Giấy phép lái xe (GPLX) cho gần 1.300 thí sinh trên địa bàn. Công tác sát hạch được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo khách quan, công bằng và an toàn, góp phần nâng cao chất lượng cấp GPLX và an toàn giao thông.
Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Sáng 1/7, tại tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 - 1/7/2025). Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu.
Hà Nội ngày đầu vận hành mô hình chính quyền hai cấp: Đồng bộ, trách nhiệm, hướng về nhân dân

Hà Nội ngày đầu vận hành mô hình chính quyền hai cấp: Đồng bộ, trách nhiệm, hướng về nhân dân

Hà Nội bước vào ngày đầu vận hành chính quyền địa phương hai cấp với không khí làm việc khẩn trương, nghiêm túc, quyết tâm đổi mới vì dân phục vụ. Ghi nhận của phóng viên Lao động Thủ đô tại một số xã, phường trên địa bàn Hà Nội.

Tin khác

Chính thức vận hành chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Chính thức vận hành chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Ngày 1/7 cùng với các địa phương của cả nước, chính quyền 2 cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) mới chính thức vận hành, đi vào hoạt động phục vụ người dân và doanh nghiệp. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô.
Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Sáng 1/7, tại tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 - 1/7/2025). Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu.
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với tầm nhìn chiến lược về đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với tầm nhìn chiến lược về đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam

Hôm nay kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 - 1/7/2025) - một trong những nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng và cách mạng Việt Nam. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết "Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với tầm nhìn chiến lược về đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam" của đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Ngành Bảo hiểm xã hội: Sẵn sàng phục vụ nhân dân theo mô hình địa phương 2 cấp

Ngành Bảo hiểm xã hội: Sẵn sàng phục vụ nhân dân theo mô hình địa phương 2 cấp

Từ hôm nay (1/7/2025), quy định về mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) chính thức có hiệu lực. BHXH Việt Nam cho biết, toàn ngành đã sẵn sàng cho công tác triển khai, đảm bảo vận hành thông suốt liên tục, không làm gián đoạn, không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia, thụ hưởng chính sách.
Từ 1/7/2025: Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có 19 ban, đơn vị

Từ 1/7/2025: Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có 19 ban, đơn vị

Chiều 30/6, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ.
Tôn vinh 77 cá nhân điển hình xuất sắc của EVN giai đoạn 2020 - 2025

Tôn vinh 77 cá nhân điển hình xuất sắc của EVN giai đoạn 2020 - 2025

Ngày 30/6, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã trang trọng tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ V, giai đoạn 2025 - 2030, tôn vinh 77 cá nhân điển hình tiên tiến.
Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại lễ công bố quyết định thành lập Thành phố Hồ Chí Minh (mới)

Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại lễ công bố quyết định thành lập Thành phố Hồ Chí Minh (mới)

Ngày 30/6, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh long trọng tổ chức Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức Đảng, chỉ định cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo lễ công bố. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại sự kiện quan trọng này.
Công bố nghị quyết thành lập Thành phố Hồ Chí Minh (mới) và các Quyết định nhân sự lãnh đạo chủ chốt

Công bố nghị quyết thành lập Thành phố Hồ Chí Minh (mới) và các Quyết định nhân sự lãnh đạo chủ chốt

Ngày 30/6, Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) long trọng tổ chức Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức Đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu.
Hà Nội luôn xác định rõ trách nhiệm tiên phong, gương mẫu đi đầu

Hà Nội luôn xác định rõ trách nhiệm tiên phong, gương mẫu đi đầu

Phát biểu tại Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các Quyết định của thành phố Hà Nội về việc triển khai tổ chức đơn vị hành chính cấp xã, sáng 30/6, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài khẳng định, những giờ làm việc của ngày đầu tiên thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp (1/7/2025) toàn bộ 126 xã, phường của thành phố Hà Nội sẽ bắt tay vào vận hành nhịp nhàng, đồng bộ, thông suốt hoạt động theo yêu cầu mới của chính quyền địa phương 2 cấp với khí thế, niềm tin và khát vọng cống hiến vì một tương lai tươi sáng của đất nước.
Chủ tịch nước Lương Cường: Phải vận hành thông suốt, đồng bộ, hiệu quả bộ máy hành chính mới

Chủ tịch nước Lương Cường: Phải vận hành thông suốt, đồng bộ, hiệu quả bộ máy hành chính mới

Phát biểu tại Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các Quyết định của thành phố Hà Nội về việc triển khai tổ chức đơn vị hành chính cấp xã, sáng 30/6, Chủ tịch nước Lương Cường đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp; đặc biệt cấp ủy, chính quyền 126 xã, phường mới ngay từ ngày mai (1/7/2025), phải vận hành thông suốt, đồng bộ, hiệu quả toàn bộ bộ máy hành chính mới.
Xem thêm
Phiên bản di động