-->

Sau đại dịch, ưu tiên tuyển dụng “người cũ”

Do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, không ít doanh nghiệp buộc phải cắt giảm nhân sự, giảm lương của nhân viên. Tuy nhiên, khi tuyển dụng trở lại, có tới 2/3 doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết sẽ ưu tiên tuyển dụng các nhân sự đã từng làm việc tại công ty. Đáng chú ý, gần 60% ứng viên cho biết sẽ chấp nhận đề xuất này.
sau dai dich uu tien tuyen dung nguoi cu Hỗ trợ nhóm ứng viên chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19 tìm việc làm mới
sau dai dich uu tien tuyen dung nguoi cu Những điều cần biết về quy trình, thủ tục thi tuyển viên chức năm 2020
sau dai dich uu tien tuyen dung nguoi cu Kết nối cung- cầu lao động hiệu quả từ giao dịch tuyển dụng trực tuyến

Cắt giảm nhân sự, giảm lương khá phổ biến

VietnamWorks, trang web tuyển dụng trực tuyến tại Việt Nam vừa phát hành Báo cáo “Covid-19 và thị trường nhân lực: Những thách thức để tiến tới trạng thái bình thường mới” dựa trên kết quả khảo sát của 400 doanh nghiệp và 3.400 người tìm việc.

Qua khảo sát, do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, đa số các quốc gia trong đó có Việt Nam đã tiến hành các biện pháp cách ly, giãn cách xã hội, đóng cửa trường học, các loại hình kinh doanh không thiết yếu và ngưng nhập cảnh. Điều này dẫn tới hàng loạt các doanh nghiệp trong ngành ẩm thực và đồ uống, nhà hàng/khách sạn/du lịch, giáo dục/đào tạo… phải dừng hoạt động.

Việc đa số người dân đều phải làm việc tại nhà, hoạt động tiêu dùng giảm sút nặng nề khiến cho nhiều doanh nghiệp trong ngành bán lẻ/bán sỉ đóng cửa.Theo các chuyên gia về lao động - việc làm, đa số các ngành bị ảnh hưởng nhiều dẫn đến đóng cửa cũng là những ngành sẽ phải cắt giảm nhân sự hoặc lương, thưởng, phúc lợi.

sau dai dich uu tien tuyen dung nguoi cu
2/3 doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết sẽ ưu tiên tuyển dụng các nhân sự đã từng làm việc tại công ty ngay trước thời điểm đại dịch

Thực tế cho thấy, tình hình doanh nghiệp đáng báo động, nhưng tình hình của người lao động còn trầm trọng hơn, khi có đến 70% số người được khảo sát (trong tổng số 3.400 người tham gia khảo sát) trả lời đang bị ảnh hưởng về thu nhập hoặc mất việc, trong đó có tới 39,6% người lao động đã mất việc và chỉ 1,1% trong số họ đã có công việc toàn thời gian trở lại.

Ảnh hưởng từ đại dịch khiến các doanh nghiệp phải cắt giảm chi phí về nhân sự, trong đó tình trạng cắt giảm nhân sự cấp thấp, giảm lương từ quản lý cấp trung là phương án phục hồi phổ biến. Kết quả khảo sát cho thấy, khi được hỏi về việc “cắt giảm nhân sự tại các cấp bậc trong công ty”, 72% doanh nghiệp chọn cắt giảm nhóm nhân viên cấp thấp, trong đó 51% chọn cắt giảm nhóm nhân viên ít kinh nghiệm, 21% chọn nhóm thực tập sinh, mới ra trường.

Nhóm này cũng dự đoán sẽ đối mặt với khó khăn khi tìm việc mới, theo đó gần 42% doanh nghiệp lựa chọn khi khôi phục kế hoạch tuyển dụng sẽ ưu tiên tuyển nhân viên nhiều kinh nghiệm, chỉ 19% chọn tuyển nhân viên ít kinh nghiệm và 5% chọn tuyển thực tập sinh, mới ra trường.

Đối với phương án giảm lương, có 58% các doanh nghiệp lựa chọn giảm lương của nhân sự cấp trung cấp cao, trong đó có 17% doanh nghiệm chọn nhóm Trưởng nhóm/Giám sát; 20% chọn cắt giảm lương nhóm Quản lý, 21% chọn nhóm Giám đốc/Trưởng bộ phận.

39% doanh nghiệp sớm có kế hoạch tuyển dụng

Kết quả khảo sát của VietnamWorks cũng chỉ ra quan hệ tương sinh giữa “chi tiêu - việc làm” chưa ổn định trở lại. Bằng chứng là có gần 40% người lao động đã mất việc và chưa có việc làm toàn thời gian trở lại; trong số 60% lực lượng lao động còn đang đi làm thì 1/2 trong số này đang bị giảm thu nhập, dẫn đến giảm mạnh về nhu cầu tiêu dùng (nhóm lao động chính cũng đồng thời là nhóm mua sắm, tiêu dùng nhiều nhất trên thị trường), từ đó khiến doanh nghiệp buộc phải giảm năng suất sản xuất và chưa thể khôi phục kinh doanh hoàn toàn như khi trước dịch, kéo theo việc hạn hẹp hơn về những cơ hội việc làm do doanh nghiệp không có hoặc buộc phải giảm nhu cầu tuyển dụng.

Báo cáo “Covid-19 và thị trường nhân lực: Những thách thức để tiến tới trạng thái bình thường mới” của VietnamWorks cho thấy, điểm sáng trong cơn khủng hoảng này là có 16,2% các doanh nghiệp đang tăng trưởng và tăng quy mô nhân sự; 43,2% các doanh nghiệp đang hoạt động bình thường, vẫn có khả năng duy trì lực lượng nhân sự cũng như lương và phúc lợi cho người lao động.

Tuy nhiên, 30,5% các doanh nghiệp đã phải cắt giảm nguồn lực nhân sự (bao gồm cắt giảm nhân sự, lương và phúc lợi), để có thể duy trì doanh nghiệp qua cơn khủng hoảng, với xu hướng chọn cắt giảm lương hơn là cắt giảm nhân sự; và có tới 10,8% các doanh nghiệp đã phải thực hiện cả cắt giảm nhân sự lẫn lương, phúc lợi của người lao động.

Tuy nhiên, tín hiệu đáng mừng được ghi nhận từ kết quả khảo sát của VietnamWorks trong thời kỳ đại dịch Covid-19 và sau giãn cách xã hội với khoảng 400 doanh nghiệp, khi được hỏi về tình hình doanh nghiệp, có đến gần 60% doanh nghiệp thể hiện đủ năng lực nhất định để duy trì và tiếp tục phát triển kinh doanh.

Cụ thể, 44% doanh nghiệp cho biết vẫn đang hoạt động bình thường, có khả năng duy trì lực lượng nhân sự cũng như lương và phúc lợi cho người lao động; 16% các doanh nghiệp cho biết họ đang tăng trưởng và tăng quy mô nhân sự. Bên cạnh đó, nhóm chịu tổn thương do Covid-19 chiếm 40%, trong đó 30% doanh nghiệp đã phải cắt giảm nguồn lực nhân sự để duy trì qua cơn khủng hoảng, 10% các doanh nghiệp chọn cắt giảm vừa nhân sự lẫn lương, phúc lợi.

Nhận định về thị trường tuyển dụng nhân lực thời gian tới, theo các chuyên gia về lao động - việc làm, mặc dù sự tăng trưởng về số lượng công việc đăng tuyển trong 1 tuần đầu tháng 5/2020 (thời gian sau giãn cách) tăng đến 20%, nhưng vẫn chưa đủ để cân bằng cán cân cung - cầu khiến thị trường tuyển dụng và việc làm hiện nay vẫn cạnh tranh hơn bao giờ hết.

Đáng chú ý, khi được hỏi về thời gian hoạt động tuyển dụng trở lại, có đến 39% doanh nghiệp thể hiện sự lạc quan sẽ sớm khôi phục hoạt động tuyển dụng, trong đó 14% cho biết họ khôi phục hoạt động tuyển dụng ngay lập tức; 8% chọn nửa tháng sau, 17% chọn phương án khôi phục 1 tháng sau. Bên cạnh đó, có 20% doanh nghiệp cho biết vẫn chưa xác định được khi nào đưa hoạt động tuyển dụng trở lại bình thường; 19% doanh nghiệp đợi đến 3 tháng sau, 17% chọn thời điểm nửa năm sau.

Và khi được hỏi về đối tượng ứng viên ưu tiên tuyển dụng khi bắt đầu hoạt động bình thường trở lại, có tới 2/3 các doanh nghiệp sẽ ưu tiên tuyển dụng các nhân sự đã từng làm việc tại công ty ngay trước thời điểm đại dịch vì những lý do: Các nhân sự này đã quen việc, họ vẫn còn gắn bó với công ty và giảm được chi phí tuyển dụng. Đây là một điểm đáng chú ý cho các ứng viên khi tìm việc, và có đến 60% các ứng viên sẽ chấp nhận quay lại làm việc ở công ty cũ.

Từ góc độ người lao động, qua khảo sát ý kiến của ứng viên, nhiều lao động cho biết, họ sẵn sàng quay lại công ty cũ, nhưng sẽ ra đi nếu giảm lương quá lâu. Bằng chứng là khi được hỏi, nếu công ty cũ mời làm việc lại, có đến gần 60% ứng viên sẽ chấp nhận đề xuất này, tuy nhiên, 1/2 trong số này cho biết điều kiện đi làm lại là “sẽ không đồng ý giảm lương so với trước đây”. Đối với nhóm chấp nhận giảm lương, nhưng vẫn có một giới hạn nhất định về thời gian chấp nhận điều này, theo đó 70% số này cho biết sẽ chấp nhận trong 3 tháng trở lại.

Khi tiếp tục hỏi nếu thời gian giảm lương vượt quá mức chịu đựng thì hầu hết người tham gia khảo sát đều có những phản ứng khác nhau để có được thu nhập tốt hơn đúng với mong đợi, trong đó 63% người tham gia khảo sát cho biết họ sẽ tìm kiếm các cơ hội mới và chỉ 37% tiến hành đề nghị công ty tăng lương và phúc lợi.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nỗ lực, sáng tạo thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên

Nỗ lực, sáng tạo thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ đã có nhiều nỗ lực, sáng tạo để thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở. Trong quý I/2025, LĐLĐ quận đã vận động thành lập 5 Công đoàn cơ sở, 4 nghiệp đoàn cơ sở với tổng số 575 đoàn viên.
Thăm hỏi, hỗ trợ gia đình công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong

Thăm hỏi, hỗ trợ gia đình công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong

Sáng 21/4, đoàn công tác của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã đến thăm hỏi, động viên, chia buồn với gia đình đoàn viên công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong khi đang làm việc.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập huấn an toàn vệ sinh lao động năm 2025

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập huấn an toàn vệ sinh lao động năm 2025

Xác định công tác an toàn vệ sinh lao động là một nhiệm vụ trọng tâm, hàng năm, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập trung tuyên truyền, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, doanh nghiệp quan tâm tạo điều kiện cho người lao động làm việc trong điều kiện an toàn.
Căng thẳng, kịch tính ở “chặng đua” cuối

Căng thẳng, kịch tính ở “chặng đua” cuối

Sau những vòng đấu sôi nổi, Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đang bước vào giai đoạn cuối đầy kịch tính. Không khí trên sân cỏ nóng lên từng ngày khi 4 đội bóng mạnh nhất chính thức bước vào vòng bán kết. Hai trận đấu được mong chờ đã mang đến cho khán giả những màn rượt đuổi tỉ số hấp dẫn.
U17 Uzbekistan vô địch châu Á theo cách không tưởng: 9 người đánh bại chủ nhà Saudi Arabia

U17 Uzbekistan vô địch châu Á theo cách không tưởng: 9 người đánh bại chủ nhà Saudi Arabia

Một trong những trận chung kết kỳ lạ và kịch tính nhất lịch sử giải đấu, U17 Uzbekistan đã làm nên điều gần như không tưởng khi giành chiến thắng 2-0 trước chủ nhà Saudi Arabia, dù phải chơi với chỉ 9 người từ cuối hiệp một, qua đó đăng quang ngôi vô địch U17 châu Á 2025 một cách đầy cảm xúc.
Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.

Tin khác

Bí quyết chinh phục "ông lớn" ngân hàng ngay sau khi tốt nghiệp

Bí quyết chinh phục "ông lớn" ngân hàng ngay sau khi tốt nghiệp

Trong bối cảnh hiện nay, những ngành nghề có nền tảng ổn định, môi trường chuyên nghiệp và lộ trình phát triển rõ ràng đang trở thành lựa chọn ưu tiên của lực lượng lao động trẻ.
Hà Nội đẩy mạnh giải quyết việc làm, phát triển thị trường lao động

Hà Nội đẩy mạnh giải quyết việc làm, phát triển thị trường lao động

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ, phát triển thị trường lao động, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động sớm quay trở lại guồng quay sản xuất, tiếp cận được việc làm phù hợp với năng lực, trình độ, từ đó nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm.
Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm không đáng kể

Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm không đáng kể

Theo Cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên từ 15 - 24 tuổi quý 1/2025 là 7,93%, so với quý trước và cùng kỳ năm trước, tỷ lệ này có giảm nhưng không đáng kể.
AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai

AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai

Ngày 13/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp - việc làm (AJC Open Day - Job Fair 2025) với chủ đề "Phá thạch khai hoa". Sự kiện là cơ hội để học sinh THPT tìm hiểu về các chuyên ngành đào tạo tại Học viện, đồng thời giúp sinh viên tiếp cận với các nhà tuyển dụng uy tín.
Hàn Quốc thu hút lao động nước ngoài đến làm việc

Hàn Quốc thu hút lao động nước ngoài đến làm việc

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) thông tin, Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã công bố Kế hoạch thực hiện thị thực chuyên biệt khu vực năm 2025, nhằm thu hút lao động nước ngoài đến làm việc tại các vùng có dân số giảm.
3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động

3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động

Thông tin từ Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 54.131 người lao động, đạt 32,03% kế hoạch năm.
Bình Dương: Thực hiện nhiều giải pháp kéo giảm tai nạn lao động

Bình Dương: Thực hiện nhiều giải pháp kéo giảm tai nạn lao động

Ngày 11/4, đại diện Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương cho biết, đang phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh và các địa phương thực hiện các giải pháp nhằm kéo giảm số vụ tai nạn lao động (TNLĐ) trên địa bàn.
Hơn 12.000 vị trí tuyển dụng trong Ngày hội việc làm đợt 2 - năm 2025 tại Nghệ An

Hơn 12.000 vị trí tuyển dụng trong Ngày hội việc làm đợt 2 - năm 2025 tại Nghệ An

Ngày hội việc làm đợt 2 - năm 2025 sẽ được tổ chức vào ngày Chủ nhật (27/4/2025) tại Khu công nghiệp WHA Industrial Zone Nghệ An.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại TP.HCM

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại TP.HCM

Phát triển, đào tạo nhân lực chất lượng cao là chiến lược của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh, mạnh, bền vững, xứng đáng với vị trí “đầu tàu kinh tế” của cả nước.
Tạo cầu nối thắt chặt quan hệ 3 bên: Nhà trường - sinh viên - doanh nghiệp

Tạo cầu nối thắt chặt quan hệ 3 bên: Nhà trường - sinh viên - doanh nghiệp

Tham gia Ngày hội việc làm năm 2025 tại Học viện Phụ nữ Việt Nam có 50 doanh nghiệp, trong đó có 34 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại - dịch vụ, chiếm 68%. Ngoài ra, còn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác như: Sản xuất, nhà hàng - khách sạn, công nghệ thông tin… với gần 2.200 chỉ tiêu tuyển dụng.
Xem thêm
Phiên bản di động