--> -->

Sản phẩm, dịch vụ giáo dục đồng loạt tăng giá

Trước năm học mới, giá thuê nhà, sản phẩm, dịch vụ giáo dục đồng loạt tăng giá. Giá thuê nhà tăng theo nhu cầu là một trong những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2023 tăng 0,88% so với tháng trước.
Những vấn đề cần quan tâm trong điều hành thị trường giá cả năm 2023 Dự báo lạm phát 2023 và những giải pháp thực hiện

Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 và 8 tháng năm nay. So với tháng trước, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước; riêng nhóm bưu chính, viễn thông giá giảm 0,17%. Giá xăng, dầu, gạo trong nước tăng theo giá thế giới, giá thuê nhà tăng theo nhu cầu là những nguyên nhân chính làm CPI tháng 8 tăng.

Chỉ số giá nhóm giao thông tăng mạnh nhất 3,85% so với tháng trước, làm CPI chung tăng 0,37% chủ yếu do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong nước vào ngày 1/8, 11/8 và 21/8. So với tháng trước, giá xăng tăng 9,85%, giá dầu diezen tăng 15,9%.

Sản phẩm, dịch vụ giáo dục đồng loạt tăng giá
Giá sách giáo khoa tăng 3,37% so với tháng tháng 7. (Ảnh minh họa)

Giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 3,79% so với tháng trước, trong đó giá vận tải hành khách bằng đường hàng không tăng 15,71%; đường sắt tăng 3,58%; đường bộ tăng 0,68%; vé xe buýt tăng 0,53%; taxi tăng 0,1%.

Xếp sau giao thông, chỉ số giá nhóm giáo dục tháng 8 tăng 0,96% so với tháng trước, chủ yếu do năm học 2023 - 2024 học sinh khối lớp 4, 8, 11 bắt đầu học chương trình sách giáo khoa mới. Trong đó, giá sách giáo khoa tăng 3,37% so với tháng trước. Giá vở, giấy viết các loại tăng 1,17%; giá bút viết các loại tăng 1,03%. Bên cạnh đó, giá dịch vụ giáo dục tăng 0,82% do một số trường dân lập, tư thục tăng học phí năm học 2023 - 2024.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tháng 8/2023 tăng 0,85% so với tháng trước, tác động làm tăng CPI chung 0,16% Trong đó, giá nhà ở thuê tăng 0,8% so với tháng trước do chuẩn bị vào năm học mới nên nhu cầu thuê nhà tăng.

Chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 8/2023 tăng 0,78% so với tháng trước, tác động làm CPI chung tăng 0,26%. Trong đó, lương thực tăng 3,28%, tác động tăng 0,12%. Chỉ số giá nhóm gạo tăng 4,41%. Giá gạo trong nước tăng cao theo giá gạo xuất khẩu do lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ, Nga, UAE, xung đột chính trị và ảnh hưởng của hiện tượng El Nino đã khiến thị trường gạo toàn cầu diễn biến phức tạp.

So với cùng kỳ năm trước, chỉ số giá tiêu dùng các tháng từ đầu năm đến nay có xu hướng giảm. Trong đó, CPI tháng 1 tăng cao nhất với 4,89%, sau đó giảm dần đến tháng 6, mức tăng chỉ còn 2%. Tháng 7, CPI tăng ở mức 2,06%, sang tháng 8 mức tăng bật lên 2,96% nhưng vẫn thấp hơn các tháng đầu năm nay.

Lạm phát cơ bản tháng 8 tăng 0,32% so với tháng trước, tăng 4,02% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 8 tháng năm nay, lạm phát cơ bản tăng 4,57% so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn mức tăng CPI bình quân chung (tăng 3,1%).

Nguyên nhân chủ yếu do bình quân giá xăng, dầu trong nước 8 tháng giảm 17,56% so với cùng kỳ năm trước, giá gas giảm 11,3%. Đây là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI, nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bóng chuyền nam Việt Nam thua tiếc nuối trước Indonesia 2-3, sau 5 set kịch tính

Bóng chuyền nam Việt Nam thua tiếc nuối trước Indonesia 2-3, sau 5 set kịch tính

Chiều 12/7, trong khuôn khổ lượt trận thứ tư chặng 1 giải bóng chuyền nam SEA V.League 2025, đội tuyển Việt Nam đã có màn trình diễn đầy nỗ lực nhưng đáng tiếc để thua Indonesia với tỉ số sát nút 2-3 sau 5 set kịch tính.
Hà Nội đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Hà Nội đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Thành phố Hà Nội đặc biệt chú trọng phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. 6 tháng đầu năm 2025, Thành phố đã đạt kết quả rất đáng khích lệ lĩnh vực trên, từ đó mang lại tiện ích lớn cho người dân, doanh nghiệp.
Thủ tướng yêu cầu Hà Nội cấm xe máy xăng trong Vành đai 1 từ tháng 7/2026

Thủ tướng yêu cầu Hà Nội cấm xe máy xăng trong Vành đai 1 từ tháng 7/2026

Thủ tướng yêu cầu thành phố Hà Nội chuyển đổi phương tiện, lộ trình đến ngày 1/7/2026 không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong Vành đai 1.
Bộ Y tế yêu cầu báo cáo vụ "cò mồi” phòng khám sản khoa ở Hà Nội

Bộ Y tế yêu cầu báo cáo vụ "cò mồi” phòng khám sản khoa ở Hà Nội

Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế Hà Nội báo cáo công tác thẩm định cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám có liên quan hoạt động cò mồi bệnh viện.
Khởi nghiệp kinh tế số: Hành trình tạo công bằng cho người khuyết tật

Khởi nghiệp kinh tế số: Hành trình tạo công bằng cho người khuyết tật

Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp Việt Nam (SYS Việt Nam), Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử và Công nghệ số (eComDX) - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) và Hội Thanh niên khuyết tật Việt Nam vừa ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chương trình đào tạo, hỗ trợ việc làm và khởi nghiệp kinh tế số dành cho người khuyết tật.
Học nghề hệ 9+: Cơ hội lập nghiệp cho các bạn trẻ

Học nghề hệ 9+: Cơ hội lập nghiệp cho các bạn trẻ

Thời điểm này, đa số các em học sinh vừa rời mái trường Trung học cơ sở (THCS) ở Hà Nội đã lựa chọn được điểm đặt chân mới cho chặng đường học tập tiếp theo của mình ở các trường Trung học phổ thông (THPT) công lập hoặc dân lập. Tuy nhiên, vẫn còn không ít trường hợp vì nhiều lý do khác nhau, không thể tiếp tục con đường học hành ở các trường THPT. Với những trường hợp này, chương trình đào tạo nghề hệ 9+ đang được triển khai tại nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn thành phố Hà Nội thật sự là cơ hội quý dành cho các em.
Kết luận điều tra vụ án khu đất vàng 33 Nguyễn Du, TP.HCM

Kết luận điều tra vụ án khu đất vàng 33 Nguyễn Du, TP.HCM

Cơ quan An ninh điều tra - Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có kết luận điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II).

Tin khác

Siết chặt quản lý, bảo vệ tiểu thương làm ăn chân chính tại chợ Phùng Khoang

Siết chặt quản lý, bảo vệ tiểu thương làm ăn chân chính tại chợ Phùng Khoang

Ngày 12/7, Đoàn công tác liên ngành phường Đại Mỗ, Hà Nội đã tiến hành kiểm tra một số cơ sở kinh doanh thịt lợn, gia súc, gia cầm trong khu vực chợ Phùng Khoang; đồng thời yêu cầu Ban Quản lý chợ phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương hoàn thiện cơ sở vật chất, nâng cao công tác quản lý.
Quyết liệt hơn nữa với "cuộc chiến" chống hàng giả, hàng nhái

Quyết liệt hơn nữa với "cuộc chiến" chống hàng giả, hàng nhái

Chiều 8/7, thảo luận tổ tại Kỳ họp thứ 25 HĐND thành phố Hà Nội, các đại biểu đặc biệt quan tâm tới giải pháp quản lý an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng nhái tại Hà Nội. Nhiều đại biểu cho rằng cuộc chiến này cần được tiếp cận như một cuộc chiến pháp lý và đạo đức, trong đó có những kiến nghị quyết liệt như hình sự hóa hành vi vi phạm nghiêm trọng, truy xuất nguồn gốc bắt buộc và gắn trách nhiệm đến từng mã định danh cá nhân...
Doanh thu dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ hàng hóa 6 tháng năm 2025 tăng 9,3%

Doanh thu dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ hàng hóa 6 tháng năm 2025 tăng 9,3%

6 tháng đầu năm 2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 3.416,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2024.
Hà Nội: Mức tiêu thụ điện năng “lập đỉnh” trong tháng 6/2025

Hà Nội: Mức tiêu thụ điện năng “lập đỉnh” trong tháng 6/2025

Tháng 6/2025 ghi nhận mức tăng nhiệt độ rõ rệt tại Hà Nội, với nền nhiệt trung bình tăng từ 2 đến 6°C so với tháng 5. Đặc biệt, trong những ngày cao điểm nắng nóng đầu và giữa tháng 6 nhiệt độ ngoài trời lên tới 41°C, mức nhiệt cảm nhận thực tế thậm chí đạt 52°C.
Hàng giả, hàng nhái tràn ngập chợ dân sinh ở Hà Nội: “Vùng cấm” hay được “ưu ái”?

Hàng giả, hàng nhái tràn ngập chợ dân sinh ở Hà Nội: “Vùng cấm” hay được “ưu ái”?

Thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng đã triệt xóa nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, nhiều kho hàng giả, nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn Thủ đô, khiến nhiều tiểu thương phải “tạm thời” đóng cửa đối phó. Thế nhưng, đâu đó tại một số chợ dân sinh, vấn nạn hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn ngang nhiên tồn tại như thách thức các cơ quan chức năng. Phải chăng lực lượng Quản lý thị trường đang “ưu ái” những địa điểm này?.
Phân cấp quản lý thương mại điện tử cho địa phương để phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế số

Phân cấp quản lý thương mại điện tử cho địa phương để phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế số

Việc phân cấp trong lĩnh vực thương mại điện tử là bước tiến quan trọng nhằm cụ thể hóa chủ trương cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành. Đồng thời, đây được xem là cơ sở pháp lý quan trọng để các địa phương chủ động hơn trong tổ chức thực thi nhiệm vụ, góp phần xây dựng môi trường thương mại điện tử minh bạch, an toàn, phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế số và chuyển đổi số quốc gia.
Tăng cường vai trò của các địa phương trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tăng cường vai trò của các địa phương trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Việc phân cấp, phân quyền cho địa phương trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng và kinh doanh đa cấp, nhằm tăng tính chủ động và hiệu quả quản lý ở cơ sở. Đó là một trong những nội dung quan trọng được đại diện Bộ Công Thương đề cập tại hội nghị trực tuyến tập huấn chuyên sâu về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước sáng 27/6.
Trưng bày hơn 300 sản phẩm để nhận diện hàng giả, gian lận thương mại

Trưng bày hơn 300 sản phẩm để nhận diện hàng giả, gian lận thương mại

Ngày 26/6, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề "Nhận diện hàng vi phạm trong Tháng cao điểm chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ".
Tạo cơ hội để người tiêu dùng Thủ đô tiếp cận nhiều hơn sản phẩm Việt

Tạo cơ hội để người tiêu dùng Thủ đô tiếp cận nhiều hơn sản phẩm Việt

Sau thời gian dài triển khai thực hiện, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cho thấy, đây không chỉ là chủ trương đúng đắn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, mà còn là động lực mạnh mẽ giúp người tiêu dùng Thủ đô tiếp cận nhiều hơn với sản phẩm Việt. Qua đó, hỗ trợ doanh nghiệp tăng trưởng nhanh, và là động lực giúp Hà Nội phát triển kinh tế nội lực, phát triển một cách bền vững.
Thị trường áo điều hòa: Cẩn trọng với những chiếc áo giá rẻ kém chất lượng

Thị trường áo điều hòa: Cẩn trọng với những chiếc áo giá rẻ kém chất lượng

Trong những năm gần đây, áo điều hòa đã trở thành sản phẩm được nhiều người lao động ngoài trời quan tâm và tìm mua, đặc biệt vào những đợt nắng nóng cao điểm. Với công dụng làm mát cơ thể, chiếc áo này được quảng cáo là giải pháp tối ưu cho công nhân xây dựng, shipper, người làm việc trong môi trường nhiệt độ cao. Tuy nhiên, bên cạnh những sản phẩm nhập khẩu chính hãng, thị trường hiện nay đang bị “bủa vây” bởi hàng loạt sản phẩm giá rẻ, kém chất lượng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho người sử dụng.
Xem thêm
Phiên bản di động