--> -->

Rước họa từ thói quen ăn đồ tái, sống

Mặc dù đã được các bác sĩ cảnh báo, nhưng thời gian qua, nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội vẫn ghi nhận các ca bệnh nguy kịch, thậm chí tử vong do nhiễm phải vi khuẩn liên cầu lợn, mà nguyên nhân liên quan đến giết mổ, ăn tiết canh hoặc các món ăn từ thịt lợn chưa nấu chín. Mới đây nhất, lại có thêm 1 bệnh nhân bị suy đa tạng, hoại tử chân tay, phải lọc máu… vì nhiễm phải loại vi khuẩn nguy hiểm này.
Ăn đồ tái, sống coi chừng ký sinh trùng Thêm hai bệnh nhân nguy kịch do vi khuẩn liên cầu lợn

Lọc máu vì nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn

Theo các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh viện vừa tiếp nhận nam bệnh nhân Đ.V.T (39 tuổi, ở Nghệ An), bị hoại tử hai bàn chân và ngón tay vì nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn. Bệnh nhân có sở thích hay ăn nem, chạo, thịt lợn sống. 4 ngày trước khi nhập viện, gia đình bệnh nhân có mua lòng lợn ở ngoài chợ về ăn. Bệnh nhân có ăn miếng dồi. Một ngày sau, bệnh nhân xuất hiện sốt 39 - 40 độ, mệt nhiều. Bệnh nhân đi khám tại một phòng khám tư và được chẩn đoán sốt vi rút. Tại đây, bệnh nhân được kê đơn hạ sốt nhưng tình trạng không cải thiện, xuất hiện các ban toàn thân.

Rước họa từ thói quen ăn đồ tái, sống
Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thăm, khám cho bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn.

Sau đó, bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An trong tình trạng sốt cao liên tục, xuất hiện ban hoại tử tăng dần vùng đầu chi. Các bác sĩ chẩn đoán, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết do liên cầu lợn và được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết do Streptococcus suis (vi khuẩn liên cầu lợn) trên nền bệnh gout.

Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, khi nhập viện, bệnh nhân trong tình trạng sốc nhiễm trùng, suy đa tạng, viêm phổi, phải can thiệp thở máy, lọc máy… Hiện tại, bệnh nhân đã thoát được cơn nguy kịch. Tuy nhiên, các đầu chi ngón tay, ngón chân đã bị hoại tử. Sau phẫu thuật tháo khớp các chi hoại tử, bệnh nhân đã được chuyển trở lại Khoa Hồi sức tích cực để điều trị tiếp. Hiện, sức khoẻ bệnh nhân đã tiến triển tốt.

Với những bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn không chỉ có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí còn tử vong nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Liên quan tới ca tử vong do căn bệnh này, trước đó, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã ghi nhận một nam bệnh nhân (50 tuổi, ở quận Thanh Xuân) bị sốt 40 độ C, mệt mỏi, đau nhức cả hai khớp chân. Bệnh nhân tự uống thuốc hạ sốt tại nhà nhưng tình trạng bệnh nặng lên. Sau đó, bệnh nhân được gia đình đưa đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội điều trị. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán, viêm phổi biến chứng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, toan chuyển hóa nặng. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân diễn biến nặng và tử vong. Kết quả xét nghiệm cấy máu của bệnh nhân dương tính với vi khuẩn liên cầu lợn.

Hay trường hợp nam bệnh nhân (48 tuổi, ở huyện Ba Vì) cũng tử vong với chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn do liên cầu lợn. Trước khi nhiễm bệnh, trong quá trình giết mổ lợn, bệnh nhân không sử dụng biện pháp bảo hộ. Hai ngày sau khi giết mổ lợn, bệnh nhân sốt cao, rét run, mệt mỏi, đau cơ, đau mỏi người, nôn. Sau đó một ngày, bệnh nhân xuất hiện ban xuất huyết vùng đầu và trên cơ thể nên được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán theo dõi nhiễm khuẩn huyết do liên cầu lợn và được chuyển đến Bệnh viện Quân y 105 để điều trị. Sau đó, tình trạng bệnh nặng lên và bệnh nhân đã tử vong.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Dù đã được cảnh báo rất nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhưng người dân còn chủ quan với bệnh liên cầu lợn. Hầu hết các ca bệnh nhập viện điều trị đều có liên quan đến giết mổ, ăn tiết canh hoặc các đồ ăn từ thịt lợn chưa nấu chín… Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp do tiếp xúc với lợn nhiễm bệnh thông qua các tổn thương, trầy xước trên da khi giết mổ, chế biến thực phẩm.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), vi khuẩn Streptococcus suis cư trú ở đường hô hấp trên, đặc biệt là ở mũi, ở đường tiêu hóa và sinh dục của lợn. Hiện có 2 týp liên cầu lợn. Týp I hay gây dịch bệnh lẻ tẻ ở các đàn lợn dưới 8 tuần tuổi. Còn týp II gây bệnh ở nhiều lứa tuổi khác nhau của lợn. Týp II thường gây bệnh ở lợn thịt với các dấu hiệu viêm màng não, viêm nội tâm mạc, viêm phổi, bại huyết, bệnh đường tiêu hóa, viêm khớp, xuất huyết ở da, gây sảy thai và chết đột tử ở lợn. Streptococcus suis týp II gây bệnh chủ yếu cho người.

Khi nhiễm liên cầu lợn, người bệnh có biểu hiện sốt nóng, sốt lạnh, buồn nôn, nôn, có thể tiêu chảy... khiến nhiều người lầm tưởng với các rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm. Trường hợp nặng, người bệnh có biểu hiện ù tai, điếc, cứng gáy, tri giác lơ mơ, mê hoảng, xuất hiện các ban hoại tử trên da do nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng, rối loạn đông máu và sốc nhiễm trùng, tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời.

Các chuyên gia y tế cho rằng, đây là bệnh nguy hiểm, vì nếu nhiễm loại vi khuẩn này mà không được chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ bị viêm màng não, nhiễm trùng huyết gây choáng và có thể để lại những di chứng nặng nề với 60% bị ù tai giảm thính lực, 20% điếc hoàn toàn không hồi phục. Bởi vậy, cách tốt nhất để tránh lây nhiễm liên cầu khuẩn lợn là phòng bệnh. Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng, hiện chưa có vắc xin phòng nhiễm liên cầu khuẩn lợn cho người. Tuy nhiên, vi khuẩn gây bệnh liên cầu khuẩn lợn hoàn toàn bị tiêu diệt khi thực phẩm được nấu chín kỹ.

Để phòng bệnh liên cầu lợn, theo bác sĩ Phạm Văn Phúc, người dân nên chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y, tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề, đặc biệt là phải nấu chín thịt lợn khi ăn. Không ăn lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn. Ngoài ra, những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống. Phải giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc, chế biến thịt lợn. Dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Cục Di sản Văn hóa yêu cầu khẩn trương kiểm tra sau vụ phá hoại ngai vàng triều Nguyễn

Cục Di sản Văn hóa yêu cầu khẩn trương kiểm tra sau vụ phá hoại ngai vàng triều Nguyễn

Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã có phản hồi chính thức và đưa ra yêu cầu khẩn trương sau vụ việc nghiêm trọng tại điện Thái Hòa, Đại nội Huế, khi một nam du khách đã xâm nhập và gây hư hại đến ngai vàng triều Nguyễn - Bảo vật Quốc gia có giá trị vô cùng quý hiếm.
Cảnh sát đường thuỷ Hà Nội phối hợp người dân cứu thanh niên đuối nước trên sông Đuống

Cảnh sát đường thuỷ Hà Nội phối hợp người dân cứu thanh niên đuối nước trên sông Đuống

Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội đã phối hợp với người dân, kịp thời cứu sống một nam thanh niên bị đuối nước trên sông Đuống, thuộc địa bàn huyện Gia Lâm.
Dự báo giá vàng tuần tới nhiều khả năng tăng mạnh

Dự báo giá vàng tuần tới nhiều khả năng tăng mạnh

Tâm lý lạc quan hiện đang trở lại với thị trường vàng. Phần lớn chuyên gia kỳ vọng giá vàng sẽ tăng trong tuần giao dịch tới.
Bộ Xây dựng chỉ đạo "nóng" liên quan đến Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất

Bộ Xây dựng chỉ đạo "nóng" liên quan đến Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh vừa có chỉ đạo mới liên quan đến Nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất sau một loạt vấn đề phát sinh ngay sau khi vận hành.
Dự báo giá xăng trong kỳ điều hành 29/5: Xăng tăng, dầu giảm

Dự báo giá xăng trong kỳ điều hành 29/5: Xăng tăng, dầu giảm

Giá dầu thế giới tuần qua quay đầu giảm nhẹ. Chuyên gia dự báo giá xăng dầu trong nước kỳ tới điều chỉnh theo hướng xăng tăng, dầu giảm.
Phát động phong trào “Bình dân học vụ số” trong công nhân, viên chức, lao động

Phát động phong trào “Bình dân học vụ số” trong công nhân, viên chức, lao động

Trong bối cảnh chuyển đổi số quốc gia đang diễn ra mạnh mẽ, việc nâng cao kỹ năng số, hiểu biết công nghệ thông tin là yêu cầu cấp thiết đối với người lao động. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và công dân số; Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, các kế hoạch của Thành uỷ Hà Nội và Thị uỷ Sơn Tây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phát động phong trào “Bình dân học vụ số” trong đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ).
Công đoàn Transerco tuyên truyền điểm mới Luật Bảo hiểm xã hội

Công đoàn Transerco tuyên truyền điểm mới Luật Bảo hiểm xã hội

Nhân Tháng Công nhân năm 2025, Công đoàn Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã tổ chức Hội nghị tập huấn, phổ biến một số điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 nhằm giúp cán bộ công đoàn nắm rõ các quy định và chính sách mới.

Tin khác

Biến chứng sau can thiệp thẩm mỹ: Cần lắm một hồi chuông cảnh tỉnh

Biến chứng sau can thiệp thẩm mỹ: Cần lắm một hồi chuông cảnh tỉnh

Nhu cầu làm đẹp không ngừng gia tăng trong xã hội hiện đại, kéo theo sự bùng nổ của hàng loạt cơ sở thẩm mỹ. Tuy nhiên, đằng sau những lời quảng cáo “làm đẹp không đau, nhanh gọn, giá rẻ” trên mạng xã hội là vô số cạm bẫy, đẩy nhiều chị em vào cảnh “tiền mất tật mang”, thậm chí biến dạng vĩnh viễn hoặc nguy hiểm đến tính mạng.
Cần quyết liệt xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế

Cần quyết liệt xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế

Sau vụ gần 600 loại sữa giả bị phát hiện, dư luận lại bức xúc với chuyện thuốc giả, thực phẩm chức năng giả, thiết bị y tế giả… bị cơ quan chức năng triệt phá. Đáng lo ngại, khi một số sản phẩm này đã được bán trên thị trường trong suốt thời gian dài. Đây là hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa từ các cơ quan chức năng và cộng đồng doanh nghiệp.
Hoàn Kiếm: Tích cực các hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết

Hoàn Kiếm: Tích cực các hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết

“Với vị trí của quận Hoàn Kiếm là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa của Thủ đô, nơi diễn ra nhiều sự kiện lớn, tập trung đông người dân, khách du lịch trong và ngoài nước. Vì vậy, công tác phòng chống dịch bệnh nói chung, sốt xuất huyết nói riêng luôn được quận xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên và lâu dài” - ông Nguyễn Quốc Hoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm cho biết.
Hà Nội hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết lần thứ 15

Hà Nội hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết lần thứ 15

Nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân và cộng đồng để chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết, nâng cao sức khỏe nhân dân Thủ đô, sáng 23/5, Sở Y tế Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết (15/6) lần thứ 15.
Cụ bà 72 tuổi rơi vào nguy kịch sau khi tự ý uống paracetamol quá liều

Cụ bà 72 tuổi rơi vào nguy kịch sau khi tự ý uống paracetamol quá liều

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa cấp cứu thành công cho bà M.N.T (72 tuổi, ở Hà Nội) khi bà bị mệt, tay chân mềm nhũn, không tự chủ được… do ngộ độc paracetamol.
Xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế phải đấu tranh quyết liệt, không có vùng cấm, không có ngoại lệ

Xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế phải đấu tranh quyết liệt, không có vùng cấm, không có ngoại lệ

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, quan điểm của Bộ về xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế là phải đấu tranh quyết liệt, xử lý nghiêm khắc, không có vùng cấm, không có ngoại lệ...
Hà Nội: Đảm bảo y tế cho kỳ thi vào lớp 10 và thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia

Hà Nội: Đảm bảo y tế cho kỳ thi vào lớp 10 và thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia

Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch đảm bảo y tế cho kỳ thi vào lớp 10 và thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia trên địa bàn Thành phố năm 2025.
Covid-19 trở lại: Không chủ quan nhưng cũng không nên quá hoang mang

Covid-19 trở lại: Không chủ quan nhưng cũng không nên quá hoang mang

Sau một thời gian dài tưởng chừng như đã lui vào quá khứ, Covid-19 đang có dấu hiệu quay trở lại tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Dù không ghi nhận các ổ dịch lớn nhưng các cơ sở khám chữa bệnh đã sẵn sàng phương án thu dung, điều trị và cách ly ca bệnh Covid-19.
Gia tăng ca cấp cứu vì biến chứng làm đẹp tại các cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng

Gia tăng ca cấp cứu vì biến chứng làm đẹp tại các cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng

Thời gian qua, một số bệnh viện trên địa bàn Thành phố đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều trường hợp bị biến chứng do phẫu thuật thẩm mỹ tại các cơ sở không đảm bảo an toàn, kém chất lượng. Đáng lo ngại, nhiều ca bệnh thường nhập viện muộn, khiến việc điều trị trở lên khó khăn và tốn kém hơn.
Người dân cần chủ động các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19

Người dân cần chủ động các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 2405/SYT-NVY về tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Xem thêm
Phiên bản di động