--> -->

Nhiễm liên cầu khuẩn lợn không chỉ bởi tiết canh

Thời gian qua, số ca nhiễm liên cầu khuẩn lợn gia tăng, nhiều bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch, thậm chí tử vong. Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, để phòng bệnh liên cầu khuẩn lợn, người dân không nên giết mổ lợn ốm, chết và hạn chế ăn tiết canh, thực phẩm còn tái, sống.
Thanh niên bị hôn mê sau khi ăn tiết canh lợn 2 bệnh nhân nguy kịch vì mắc liên cầu khuẩn lợn

Viêm màng não do liên cầu khuẩn lợn

Thời gian gần đây, mặc dù đã được cảnh báo trên các phương tiện thông tin truyền thông, nhưng nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội vẫn tiếp nhận các ca bệnh nguy kịch tính mạng do bệnh liên cầu khuẩn lợn. Điển hình như tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị cho một nữ bệnh nhân (59 tuổi, ở Hà Nội) nhiễm liên cầu khuẩn lợn sau khi ăn lòng lợn. Theo đó, bệnh nhân được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong tình trạng thở ô xy mask 15l/ph. Bệnh nhân thở gắng sức, sau đó phải chuyển sang thở ô xy lưu lượng cao (HFNC).

Nhiễm liên cầu khuẩn lợn không chỉ bởi tiết canh
Bệnh nhân xuất hiện mảng tím đen trên da toàn thân và vùng mặt do bệnh liên cầu khuẩn lợn.

Qua khai thác các bác sĩ cho biết, trước đó 4 ngày, bệnh nhân và gia đình có ăn lòng lợn (không ăn tiết canh). Những người xung quanh không ai mắc triệu chứng tương tự. Sau khi ăn lòng lợn một ngày, bệnh nhân xuất hiện sốt cao, liên tục rét run, kèm đi ngoài phân lỏng 5 lần/ngày, buồn nôn, nôn ra thức ăn, đau đầu âm ỉ, đau mỏi toàn thân. Sang ngày thứ hai, bệnh nhân xuất hiện mảng tím đen trên da toàn thân và vùng mặt. Sau đó, bệnh nhân được gia đình đưa đến cơ sở y tế trong tình trạng lơ mơ, huyết áp tụt, tổn thương da dạng ban tím toàn thân.

Bệnh nhân được xét nghiệm khí máu toan chuyển hoá nặng, được thở ô xy kính/mask, lọc máu liên tục. Kết quả xét nghiệm cấy máu và dịch não tủy cho thấy, bệnh nhân dương tính với vi khuẩn Streptococcussuis gây liên cầu lợn. Bệnh nhân được chẩn đoán, sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết có viêm màng não do Streptococcussuis gây suy hô hấp, tình trạng bệnh cải thiện chậm. Sau khi được chăm sóc và điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, hiện tình trạng sức khỏe của nữ bệnh nhân đã được cải thiện.

Tương tự, tại Khoa Bệnh lây đường hô hấp và Hồi sức truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 gần đây tiếp nhận nhiều bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn lợn nhập viện trong tình trạng rất nặng và nguy kịch, đe dọa tính mạng. Theo bác sĩ Trương Ngọc Nam, Khoa Bệnh lây đường hô hấp và Hồi sức truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội: Khoa tiếp nhận bệnh nhân M.T, 45 tuổi, vào viện ngày thứ 3 của bệnh với biểu hiện đau bụng quanh rốn, buồn nôn và nôn, đi ngoài phân lỏng nhiều lần (khoảng 10 lần/ngày) kèm theo sốt cao liên tục 39-40 độ C, có gai rét, có cơn rét run, hoa mắt chóng mặt. Bệnh nhân được người nhà đưa đến cấp cứu trong tình trạng huyết áp tụt, sốc nhiễm khuẩn, viêm cơ tim, suy gan, suy thận và rối loạn đông máu nặng.

"Các xét nghiệm khẳng định bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Khai thác tiền sử trước đó, bệnh nhân có ăn tiết canh và thịt lợn. Nhờ được chẩn đoán, điều trị sớm, đúng và tích cực ngay từ khi vào viện bằng kháng sinh, hỗ trợ hô hấp, hỗ trợ tuần hoàn, lọc máu liên tục, truyền huyết tương, khối tiểu cầu và các biện pháp điều trị tích cực khác, bệnh nhân đã thoát khỏi tử thần, khỏi bệnh và ra viện sau 21 ngày điều trị tại bệnh viện", bác sĩ Nam cho hay.

Hạn chế thói quen ăn đồ tái, sống

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Thế, Phó Chủ nhiệm Khoa Bệnh lây đường hô hấp và Hồi sức truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, bệnh liên cầu khuẩn lợn do một loại vi khuẩn có tên là liên cầu khuẩn lợn, tên khoa học là Streptococcus suis gây ra. Đây là loại bệnh truyền nhiễm của động vật lây cho người. Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu cho lợn (lợn nhà, lợn rừng), nhưng cũng có thể lây truyền và gây bệnh cho người. Nguồn bệnh chủ yếu là lợn bị bệnh và lợn mang vi khuẩn không triệu chứng. Chưa có bằng chứng bệnh lây từ người sang người.

Người bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn và mắc bệnh chủ yếu là do tiếp xúc trực tiếp với lợn bị bệnh, lợn mang vi khuẩn gây bệnh, các chất tiết của lợn bị bệnh (phân, nước tiểu) hoặc do ăn các sản phẩm chế biến từ thịt lợn bị bệnh chưa được nấu chín như tiết canh lợn, ăn thịt sống, thịt tái, nem, thịt nấu chưa chín kỹ. Như vậy, những người dễ bị mắc bệnh là những người chăn nuôi lợn, người giết mổ lợn, người chế biến thịt lợn sống, người có thói quen ăn tiết canh lợn, thịt lợn sống, thịt lợn tái, thịt lợn chưa nấu kỹ, nem thịt lợn tái.

Theo bác sĩ thời gian ủ bệnh viêm cầu khuẩn lợn (từ khi phơi nhiễm đến khi phát bệnh) thông thường từ vài giờ đến 3 ngày, nhưng cũng có thể lâu hơn, kéo dài đến 7-10 ngày. Các biểu hiện chính của bệnh là: Sốt cao, có những cơn rét run; nôn và buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy; đau đầu dữ dội.Bệnh thường diễn biến nhanh và nặng với các bệnh cảnh rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não; trường hợp nguy kịch là sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng, xuất huyết toàn thân nặng dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện, cấp cứu, điều trị kịp thời.

Khi phát hiện một trong những triệu chứng trên, nhất là ở những người có tiền sử tiếp xúc thường xuyên với lợn hoặc ăn tiết canh, thịt lợn thì cần khẩn trương đưa người bệnh đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế. Để tránh mắc bệnh, bác sĩ Thế khuyến cáo, những người chăn nuôi và giết mổ, chế biến thịt lợn cần nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại, vệ sinh khi tiếp xúc, giết mổ, chế biến thịt lợn, như mặc quần áo bảo hộ, đi ủng, đeo găng tay; thường xuyên phun khử khuẩn chuồng trại, nơi giết mổ.

"Người dân tuyệt đối không giết mổ, không ăn thịt lợn bệnh, lợn chết. Lợn bệnh, lợn chết phải được tiêu hủy, chôn, phun thuốc khử trùng đúng cách theo quy định. Nên lựa chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y", bác sĩ Thế nhấn mạnh. Bên cạnh đó, mọi người cần đeo găng tay khi chế biến sản phẩm sống từ lợn, nhất là khi có vết thương ở tay; rửa sạch tay bằng xà phòng sau khi chế biến các sản phẩm từ lợn; dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín; luôn ăn thức ăn nấu chín, hợp vệ sinh. Tuyệt đối không ăn tiết canh lợn, thịt lợn sống, thịt lợn tái chưa nấu chín kỹ.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đẩy mạnh giải quyết việc làm cho người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy hành chính

Đẩy mạnh giải quyết việc làm cho người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy hành chính

Thành phố Hà Nội sẽ quan tâm đánh giá, dự báo xu hướng việc làm có nhu cầu cao của thị trường lao động để định hướng, tư vấn, kết nối và giải quyết việc làm cho người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy hành chính nhà nước phù hợp, kịp thời.
Việt Nam vào Top 10 tại Olympic Sinh học Quốc tế 2025 với 4 Huy chương

Việt Nam vào Top 10 tại Olympic Sinh học Quốc tế 2025 với 4 Huy chương

Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Đội tuyển quốc gia Việt Nam tham dự Olympic Sinh học Quốc tế (IBO) năm 2025, được tổ chức tại nước Cộng hòa Philippines, đã giành 1 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng, Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế trong đấu trường học thuật quốc tế.
Công an Hà Nội hợp luyện sẵn sàng cho các ngày lễ lớn

Công an Hà Nội hợp luyện sẵn sàng cho các ngày lễ lớn

Ngày 26/7, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức hợp luyện lần 2 tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, chuẩn bị cho Lễ ra quân đảm bảo an ninh, trật tự các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2/9 và Ngày hội Vì Thủ đô bình yên. Buổi hợp luyện có sự tham gia của hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ đến từ các phòng nghiệp vụ và Công an các phường, xã trên toàn Thành phố.
Chi hội trưởng cựu chiến binh nhiệt tình với công tác Hội

Chi hội trưởng cựu chiến binh nhiệt tình với công tác Hội

Trở về cuộc sống đời thường, ông Đặng Văn Hiến, Chi hội trưởng cựu chiến binh Tổ dân phố số 7 phường Long Biên vẫn luôn giữ vững phẩm chất của người lính Cụ Hồ, gương mẫu, không ngừng vươn lên góp phần xây dựng địa phương giàu mạnh. Với đồng đội, ông luôn là người Hội trưởng tâm huyết, trách nhiệm, hết lòng vì hoạt động của Hội.
Công đoàn Việt Nam: Tự hào 96 năm đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Công đoàn Việt Nam: Tự hào 96 năm đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025) là một sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân, viên chức, lao động và của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Đây là dịp để khẳng định vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, truyền thống vẻ vang và những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam trong các giai đoạn cách mạng của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Giá xăng dầu hôm nay (27/7): Giá dầu chạm mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay (27/7): Giá dầu chạm mức thấp nhất trong 3 tuần

Hôm nay (27/7), giá dầu thế giới có tuần giảm nhẹ, mức giảm dao động từ 1 - 3%, về mức thấp nhất trong 3 tuần qua. Giá dầu giảm do lo ngại trước những tín hiệu tiêu cực từ nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc, cùng với dấu hiệu nguồn cung đang gia tăng. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,39 USD/thùng, giảm 1,07%, giá dầu WTI ở mốc 65,07 USD/thùng, giảm 1,32%.
Bochum vs Leverkusen: Bài kiểm tra trước mùa giải mới

Bochum vs Leverkusen: Bài kiểm tra trước mùa giải mới

Trận giao hữu giữa Bochum và Bayer Leverkusen tại Vonovia Ruhrstadion, dù chỉ mang tính thử nghiệm, hứa hẹn sẽ là một cuộc đọ sức đáng chú ý khi cả hai đội đều có những mục tiêu riêng trong giai đoạn tiền mùa giải. Với một Bochum đang khao khát khẳng định lại mình và một Leverkusen cần lấy lại phong độ, đây sẽ là cơ hội để HLV hai bên kiểm tra chiều sâu đội hình và các phương án chiến thuật.

Tin khác

Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam tri ân gia đình liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm

Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam tri ân gia đình liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm

Nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, đoàn công tác Bộ Y tế và Công đoàn Y tế Việt Nam đã đến thăm và tri ân gia đình liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm tại Hà Nội.
Ăn tiết canh, nhập viện vì mất thính lực do liên cầu lợn

Ăn tiết canh, nhập viện vì mất thính lực do liên cầu lợn

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị cho 2 bệnh nhân mắc liên cầu lợn biến chứng viêm màng não, mất thính lực.
Người thầy thuốc và nghĩa cử "đền ơn đáp nghĩa" với người có công

Người thầy thuốc và nghĩa cử "đền ơn đáp nghĩa" với người có công

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa”, nhiều cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội đã triển khai các hoạt động thiết thực như khám bệnh, tư vấn sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí cho người có công với cách mạng và các gia đình chính sách.
Phường Bồ Đề khám sức khỏe, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Phường Bồ Đề khám sức khỏe, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Ủy ban nhân dân (UBND) phường Bồ Đề đã chỉ đạo Trạm Y tế phường tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho đối tượng chính sách.
Hà Nội: 126 xã, phường cần lập danh sách, bản đồ các khu vực nguy cơ sốt xuất huyết

Hà Nội: 126 xã, phường cần lập danh sách, bản đồ các khu vực nguy cơ sốt xuất huyết

Sáng 24/7, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà - Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người trên địa bàn Thành phố đã chủ trì họp giao ban công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, yêu cầu làm rõ quy trình, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch, không để bùng phát dịch sốt xuất huyết trên địa bàn.
Nam thanh niên bị di chứng thần kinh nghiêm trọng vì viêm não Nhật Bản

Nam thanh niên bị di chứng thần kinh nghiêm trọng vì viêm não Nhật Bản

Các bác sĩ Trung tâm Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị một trường hợp viêm não Nhật Bản nặng ở nam sinh 17 tuổi, với tổn thương sâu trong mô não và di chứng thần kinh nghiêm trọng, dù đã trải qua hơn một tháng điều trị tích cực.
Hà Nội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Vì sự hài lòng của người dân

Hà Nội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Vì sự hài lòng của người dân

Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, trong đó đáng chú ý là việc bãi bỏ rào cản địa giới hành chính trong khám, chữa bệnh bằng thẻ BHYT. Chính sách này không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho người dân mà còn góp phần thúc đẩy các cơ sở y tế nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tạo động lực để toàn ngành Y tế phát triển đồng bộ, công bằng và hiệu quả hơn.
Cẩn trọng với dịch bệnh tiềm ẩn sau mưa bão

Cẩn trọng với dịch bệnh tiềm ẩn sau mưa bão

Mưa bão, ngập lụt không chỉ gây thiệt hại về người và tài sản mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Môi trường ô nhiễm sau mưa bão là điều kiện thuận lợi để các loại dịch bệnh bùng phát, đe dọa đời sống người dân. Nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng, tránh các bệnh thường gặp trong mùa mưa bão, phóng viên (PV) đã có cuộc trao đổi với bác sĩ chuyên khoa II Khổng Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội.
Đảm bảo cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân trong mọi tình huống

Đảm bảo cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân trong mọi tình huống

Để chủ động ứng phó ảnh hưởng của bão số 3, các đơn vị y tế trên địa bàn Hà Nội đã chủ động xây dựng các phương án, điều kiện tốt nhất đảm bảo công tác cấp cứu, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân trong mọi tình huống.
Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24h ứng phó bão số 3

Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24h ứng phó bão số 3

Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc triển khai công tác phòng chống, ứng phó cơn bão số 3, bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh.
Xem thêm
Phiên bản di động