Đừng sướng miệng để rồi nhập viện
Nguy cơ nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh: Nói mãi vẫn không chừa! Nhiễm liên cầu khuẩn lợn không chỉ bởi tiết canh |
Đi làm về muộn, ghé quán vịt gần nhà ăn bát bún, thấy khá đông thanh niên cả nam lẫn nữ, thậm chí có cả bà bầu gọi tiết canh vịt. Mọi người nói, trời nóng ăn tiết canh cho mát. Ngồi đối diện bên, một cậu thanh niên ngồi ăn ngon lành.
Tò mò bắt chuyện hỏi: “Thế em ăn tiết canh thế này không sợ à?”. Cậu trả lời: “Sợ gì anh, những người bị nhiễm liên cầu lợn chủ yếu ăn tiết canh lợn, còn tiết canh dê, tiết canh vịt… vô tư. Ở quê em, cứ có cỗ hay hội hè, đám đình là không thể thiếu món tiết canh vịt”.
Nghe cậu thanh niên giải thích, chợt nhớ cách nay khoảng 15 năm về trước, ở hầu khắp các làng quê, ngay cả quán ăn, cứ mỗi lần mổ lợn, bao giờ cũng đánh tiết canh để ăn. Lòng lợn không thể thiếu tiết canh. Nhưng kể từ khi intenet phát triển, báo chí liên tục đưa thông tin về các ca tử vong, nhập viện vì liên cầu lợn do ăn tiết canh, nên người dân đã biết sợ với món này. Hiện tại, rất hiếm người dân ăn tiết canh lợn, mà chuyển sang ăn tiết canh dê, vịt.
Tuy nhiên, trong bối cảnh môi trường bị ô nhiễm, dê, vịt cũng không có không gian kiếm ăn tự nhiên trên những cánh đồng, thửa ruộng, đồi núi mênh mông như trước, thay vào đó là nhốt trong các hồ ao hay các chuồng trại… nên nguy cơ nhiễm khuẩn là rất cao. Mới đây, tại tỉnh Thái Bình, một gia đình mời cỗ hàng xóm, trong đó có thiết đãi món tiết canh dê, và khi ăn xong khiến một số người bị nhập viện là minh chứng.
Như chúng ta đều biết, trong máu của gia súc, gia cầm (kể cả những con khỏe mạnh) đều chứa rất nhiều vi rút, vi khuẩn gây bệnh. Đó là chưa kể quá trình cắt tiết, vi khuẩn ở đường hô hấp, da, lông; cạnh đó là đồ dùng (bát, dao, thớt) không sạch cũng dễ tạo nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn. Hiện ở một số nơi, để thưởng thức món khoái khẩu tiết canh, đề phòng bệnh tật, người dân làm món này bằng củ dền đỏ.
Từ những vụ tử vong, nhập viện cấp cứu do ăn tiết canh, hơn lúc nào hết để bảo vệ chính mình người dân không nên ăn món này. Đặc biệt, cần nêu cao hơn nữa vai trò của truyền thông, dân vận từ cấp thôn, tổ dân phố đến cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có đông người lao động. Chắc chắn khi công tác truyền thông có lớp, có lang, người dân sẽ ý thức được vấn đề và nói không với tiết canh.
Hà Lê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Tập trung xóa nghèo để vững bước tiến vào kỷ nguyên mới
Bình luận 08/01/2025 13:17
“Hóa rồng” từ khoa học, công nghệ
Bình luận 31/12/2024 08:14
Nguy cơ dân số già và tâm lý “ngại đẻ”!
Bình luận 26/12/2024 16:53
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25