--> -->

Ăn đồ tái, sống coi chừng ký sinh trùng

Thời gian gần đây, nhiều bệnh viện tiếp nhận và điều trị cho các ca bệnh bị ký sinh trùng “tấn công” do thói quen sinh hoạt, ăn thực phẩm tái, sống. Theo các chuyên gia y tế, quan niệm ăn đồ tái, sống để giữ được dinh dưỡng, độ ngon ngọt của thức ăn là sai lầm, thậm chí có thể gánh nhiều rủi ro cho sức khỏe.
Thêm hai bệnh nhân nguy kịch do vi khuẩn liên cầu lợn Nhiễm liên cầu khuẩn lợn không chỉ bởi tiết canh

Tràn khí màng phổi vì ăn gỏi cua sống

Đơn cử, tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai thời gian qua đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều ca bệnh nhập viện do ăn gỏi cá, tôm sống, tiết canh... Điển hình như trường hợp bệnh nhân nam (57 tuổi, ở Hòa Bình) bị sán lá gan chui vào đường mật do ăn gỏi cá. Theo đó, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau bụng, sốt, vàng da, mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu. Sau khi được khám và làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán mắc sán lá gan nhỏ.

Ăn đồ tái, sống coi chừng ký sinh trùng
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân bị tràn khí màng phổi do ăn gỏi cua sống.

Qua khai thác tiền sử, bệnh nhân hay ăn gỏi cá, khoảng một tháng nay, người bệnh xuất hiện tình trạng ngày càng nặng lên, mặc dù đi khám ở nhiều nơi nhưng không phát hiện ra bệnh. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, qua các chẩn đoán từ tuyến dưới, bệnh nhân đã được chụp cắt lớp ổ bụng và phát hiện giãn đường mật trong gan và được chẩn đoán theo dõi u đường mật.

Sau khi được chẩn đoán u đường mật gây tắc mật, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai và đã được tiến hành đặt ống dẫn lưu đường mật. Tuy nhiên, sau đó, các bác sĩ phát hiện thấy nhiều con sán lá gan trưởng thành kích thước khoảng 0,5 - 1cm chui ra theo ống dẫn lưu ra ngoài, kèm theo xét nghiệm phân thấy được trứng sán. Bệnh nhân được chẩn đoán xác định nhiễm sán lá gan nhỏ ký sinh ở gan gây ra tắc, nhiễm trùng đường mật, từ đó, vi trùng chui vào máu gây ra nhiễm trùng máu kèm theo, nên rất dễ chẩn đoán nhầm với nhiễm trùng máu hoặc ung thư đường mật.

Phó Giáo sư Đỗ Duy Cường nhấn mạnh, đây là một trường hợp hy hữu ở Việt Nam cũng như trên thế giới vì để chẩn đoán sán lá gan nhỏ thường phát hiện khó khăn, phải nhờ vào đặt ống sonde hút dịch tá tràng để xét nghiệm mới tìm thấy trứng sán. Thực tế, chưa bao giờ thấy có nhiều sán trưởng thành chui ra từ đường dẫn lưu mật cũng như trứng sán lá gan nhỏ phát hiện ở trong phân như vậy.

Tương tự, trước đó, Trung tâm cũng điều trị một bệnh nhân bị nhiễm sán lá phổi do ăn món gỏi cua sống. Bệnh nhân 31 tuổi, người dân tộc Thái ở Điện Biên nhập viện trong tình trạng tràn dịch, tràn khí màng phổi. Sau khi làm các xét nghiệm cho thấy bệnh nhân dương tính với loại Paragonimus - sán lá phổi. Theo lời bệnh nhân trước khi vào viện khoảng một tháng, bệnh nhân lên chơi nhà bạn ở Lai Châu và có ăn món gỏi cua sống. Sau vài tuần, bệnh nhân có dấu hiệu mệt mỏi, sút cân, buồn nôn, khi hoạt động gắng sức cảm thấy bị khó thở, đuối sức và ho. Bệnh nhân có đi khám nhưng không tìm ra bệnh.

Khi được chuyển đến Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, với kinh nghiệm nghề nghiệp, các bác sĩ đã cho chỉ định tìm sán và kết quả đúng như dự đoán, bệnh nhân dương tính với sán lá phổi. Bệnh nhân đã được điều trị bằng thuốc tẩy sán và chỉ sau vài ngày nằm viện bệnh nhân đã được xuất viện.

Nên “ăn chín, uống sôi”

Theo Phó Giáo sư Đỗ Duy Cường: Sán lá phổi là bệnh do ký sinh trùng Paragonimus westermani gây ra có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh thường hay gặp ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La,… là những địa phương có tập quán ăn món tôm, cua sống, hoặc ăn gỏi, nướng chưa chín.

Ấu trùng sán lá phổi sau khi vào cơ thể người theo đường ăn uống, sẽ xâm nhập qua thành ruột non, vào khoang bụng. Sau đó xuyên qua cơ hoành đi lên phổi và tồn tại ở nhu mô phổi. Sán lá phổi trưởng thành sẽ đẻ trứng và trứng theo đờm ra ngoài hoặc người nuốt đờm trứng sẽ xuống đường tiêu hóa để ra ngoài theo phân. Trứng rơi xuống nước, sau đó trứng nở thành ấu trùng lông, ấu trùng sẽ xâm nhập vào ốc rồi ký sinh ở cua và tôm. Một thời gian sau, bệnh nhân sẽ bị đau ngực, ho kéo dài, ho ra cả đờm lẫn máu, sút cân và dẫn đến suy kiệt, thậm chí tử vong.

Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới Đỗ Duy Cường nhấn mạnh: Vì ho ra máu, ho tức ngực nên rất nhiều chẩn đoán bệnh sán lá phổi nhầm sang các loại bệnh khác như lao, viêm phổi, hay u phổi. Bởi vậy, Phó Giáo sư Đỗ Duy Cường khuyến cáo người dân, đặc biệt là những người dân ở vùng núi, nên “ăn chín uống sôi”, không ăn đồ sống, nhất là gỏi tôm, gỏi cua...

Bên cạnh đó, người dân nên định kỳ tẩy giun để bảo vệ sức khỏe, bởi thời tiết nhiệt đới ở Việt Nam là điều kiện thuận lợi để ký sinh trùng phát triển. Nếu xuất hiện các triệu chứng như ho kéo dài, khó thở, ho, đau ngực cũng cần làm thêm các chỉ định tìm sán, để tránh nhầm lẫn sang với các bệnh phổi khác.

Cùng với gỏi cá, gỏi cua, hiện nhiều người có sở thích ăn thực phẩm tái, sống như: Nem tái, thịt bò tái, bò tái chanh, nem chua, tiết canh... Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, đồ ăn tái, sống tiềm ẩn nguy cơ tới sức khỏe, nhất là các bệnh liên quan tới ký sinh trùng. Đặc biệt, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương… đã ghi nhận nhiều trường hợp bị liên cầu lợn do ăn tiết canh, thậm chí đã có trường hợp tử vong.

Các chuyên gia y tế cũng lo ngại, các bệnh về ký sinh trùng thường hay bị bỏ qua ở các bệnh viện tuyến dưới. Khi điều trị dài ngày không khỏi mới nghĩ đến khả năng bị nhiễm ký sinh trùng. Bởi vậy, các bác sĩ tuyến cơ sở cũng cần phải được tập huấn, lưu ý bệnh sử, tiền sử và làm thêm các xét nghiệm khẳng định sán để chẩn đoán và sử dụng thuốc theo đúng phác đồ điều trị của Bộ Y tế.

Minh Khuê

Nên xem

Công an xã Phú Xuyên cấp Căn cước công dân tại nhà cho người có công

Công an xã Phú Xuyên cấp Căn cước công dân tại nhà cho người có công

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Công an xã Phú Xuyên đã tổ chức hoạt động cấp Căn cước công dân lưu động cho Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Chải (sinh năm 1930) và các cựu chiến binh đang sinh sống trên địa bàn xã. Đây là hoạt động thiết thực, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tri ân sâu sắc những người đã hy sinh, cống hiến vì độc lập, tự do của dân tộc.
Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài tổ chức nhiều hoạt động thiết thực tri ân người có công

Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài tổ chức nhiều hoạt động thiết thực tri ân người có công

Với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn - đền ơn đáp nghĩa”, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam xã Nội Bài và các tổ chức chính trị - xã hội xã Nội Bài đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực tri ân người có công.
Hành trình từ người lính năm xưa đến ngọn lửa trách nhiệm giữa đời thường

Hành trình từ người lính năm xưa đến ngọn lửa trách nhiệm giữa đời thường

Gần 60 năm kể từ ngày rời ghế nhà trường lên đường nhập ngũ, cựu chiến binh Đinh Văn Tòng (Tổ dân phố số 7, phường Long Biên) vẫn không ngơi nghỉ. Ông vẫn miệt mài góp sức cho cộng đồng, giữ trọn vẹn phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong đời sống thường nhật. Với ông, cống hiến không chỉ gói gọn trong chiến tranh, mà là hành trình không ngừng của sự xây dựng, kết nối, truyền cảm hứng sống đẹp và lòng yêu nước cho thế hệ mai sau.
Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố

Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 18/7 đến ngày 25/7), toàn Thành phố ghi nhận 72 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 38/126 phường, xã; tăng 34 trường hợp so với tuần trước.
Cảm động tấm lòng người dân muôn nơi hướng về vùng lũ Nghệ An

Cảm động tấm lòng người dân muôn nơi hướng về vùng lũ Nghệ An

Các xã miền Tây Nghệ An tan hoang sau cơn lũ lớn, ba ngày qua, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, người dân muôn nơi đã nhanh chóng đóng góp hỗ trợ và trực tiếp lên các bản làng để thăm hỏi, giúp sức cho bà con.
Hội Nông dân Thành phố thăm, tặng quà các nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam

Hội Nông dân Thành phố thăm, tặng quà các nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam

Chiều 26/7, Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức đoàn công tác đến thăm, tặng quà tại Trung tâm Chăm sóc, Nuôi dưỡng và Điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin thành phố Hà Nội. Đồng chí Phạm Hải Hoa - Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, Chủ tịch Hội Nông dân Thành phố làm Trưởng đoàn.
Khẳng định vai trò chính quyền gần dân qua chuỗi hoạt động tri ân dịp 27/7

Khẳng định vai trò chính quyền gần dân qua chuỗi hoạt động tri ân dịp 27/7

Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ trong bối cảnh thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp, xã Thượng Phúc đã tổ chức nhiều hoạt động tri ân thiết thực, thể hiện trách nhiệm, sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền đối với người có công, lan tỏa hình ảnh chính quyền gần dân, vì dân.

Tin khác

Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố

Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 18/7 đến ngày 25/7), toàn Thành phố ghi nhận 72 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 38/126 phường, xã; tăng 34 trường hợp so với tuần trước.
Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam tri ân gia đình liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm

Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam tri ân gia đình liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm

Nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, đoàn công tác Bộ Y tế và Công đoàn Y tế Việt Nam đã đến thăm và tri ân gia đình liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm tại Hà Nội.
Ăn tiết canh, nhập viện vì mất thính lực do liên cầu lợn

Ăn tiết canh, nhập viện vì mất thính lực do liên cầu lợn

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị cho 2 bệnh nhân mắc liên cầu lợn biến chứng viêm màng não, mất thính lực.
Người thầy thuốc và nghĩa cử "đền ơn đáp nghĩa" với người có công

Người thầy thuốc và nghĩa cử "đền ơn đáp nghĩa" với người có công

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa”, nhiều cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội đã triển khai các hoạt động thiết thực như khám bệnh, tư vấn sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí cho người có công với cách mạng và các gia đình chính sách.
Phường Bồ Đề khám sức khỏe, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Phường Bồ Đề khám sức khỏe, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Ủy ban nhân dân (UBND) phường Bồ Đề đã chỉ đạo Trạm Y tế phường tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho đối tượng chính sách.
Hà Nội: 126 xã, phường cần lập danh sách, bản đồ các khu vực nguy cơ sốt xuất huyết

Hà Nội: 126 xã, phường cần lập danh sách, bản đồ các khu vực nguy cơ sốt xuất huyết

Sáng 24/7, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà - Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người trên địa bàn Thành phố đã chủ trì họp giao ban công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, yêu cầu làm rõ quy trình, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch, không để bùng phát dịch sốt xuất huyết trên địa bàn.
Nam thanh niên bị di chứng thần kinh nghiêm trọng vì viêm não Nhật Bản

Nam thanh niên bị di chứng thần kinh nghiêm trọng vì viêm não Nhật Bản

Các bác sĩ Trung tâm Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị một trường hợp viêm não Nhật Bản nặng ở nam sinh 17 tuổi, với tổn thương sâu trong mô não và di chứng thần kinh nghiêm trọng, dù đã trải qua hơn một tháng điều trị tích cực.
Hà Nội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Vì sự hài lòng của người dân

Hà Nội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Vì sự hài lòng của người dân

Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, trong đó đáng chú ý là việc bãi bỏ rào cản địa giới hành chính trong khám, chữa bệnh bằng thẻ BHYT. Chính sách này không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho người dân mà còn góp phần thúc đẩy các cơ sở y tế nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tạo động lực để toàn ngành Y tế phát triển đồng bộ, công bằng và hiệu quả hơn.
Cẩn trọng với dịch bệnh tiềm ẩn sau mưa bão

Cẩn trọng với dịch bệnh tiềm ẩn sau mưa bão

Mưa bão, ngập lụt không chỉ gây thiệt hại về người và tài sản mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Môi trường ô nhiễm sau mưa bão là điều kiện thuận lợi để các loại dịch bệnh bùng phát, đe dọa đời sống người dân. Nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng, tránh các bệnh thường gặp trong mùa mưa bão, phóng viên (PV) đã có cuộc trao đổi với bác sĩ chuyên khoa II Khổng Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội.
Đảm bảo cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân trong mọi tình huống

Đảm bảo cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân trong mọi tình huống

Để chủ động ứng phó ảnh hưởng của bão số 3, các đơn vị y tế trên địa bàn Hà Nội đã chủ động xây dựng các phương án, điều kiện tốt nhất đảm bảo công tác cấp cứu, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân trong mọi tình huống.
Xem thêm
Phiên bản di động