Quy định mức phạt nếu dạy thêm mà không đăng ký kinh doanh
Siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm: Cần thiết nhưng phải hợp lý Thông tư 29: Giáo viên, học sinh và phụ huynh đã sẵn sàng như thế nào? |
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường thì từ 14/2/2025, trường hợp dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường bắt buộc phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tùy theo hình thức, quy mô mà việc dạy thêm có thể lựa chọn đăng ký kinh doanh là đăng ký thành lập công ty và đăng ký hộ kinh doanh.
![]() |
Năm 2025, không đăng ký kinh doanh dạy thêm có thể bị xử phạt rất nặng. (Ảnh minh hoạ: Nghiêm Huê) |
Khoản 1 Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Cá nhân, các thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh.
- Không được quyền thành lập hộ kinh doanh nhưng vẫn thành lập hộ kinh doanh.
- Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
- Không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
Mức xử phạt nêu trên là mức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức xử phạt gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.
Cạnh đó, khoản 4 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP có quy định, phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký. Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp cá nhân vi phạm thì bị xử phạt bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.
Từ dẫn chiếu những quy định nêu trên, mức phạt không đăng ký kinh doanh dạy thêm 2025 như sau:
- Dạy thêm theo hình thức hộ kinh doanh nhưng không thực hiện đăng ký: Phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng đối với cá nhân; tổ chức bị phạt từ 10 đến 20 triệu đồng.
- Dạy thêm theo hình thức doanh nghiệp mà không thực hiện đăng ký: Phạt tiền từ 50 đến 100 triệu đồng đối với tổ chức; cá nhân vi phạm bị phạt từ 25 đến 50 triệu đồng.
Tóm lại, việc đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về đăng ký kinh doanh dạy thêm không chỉ giúp giáo viên tránh được những mức phạt không đáng có mà còn đảm bảo quyền lợi dài lâu cho chính họ. Với những thay đổi sắp tới vào năm 2025, nắm rõ quy định và chuẩn bị đầy đủ là bước đi cần thiết để phát triển bền vững trong ngành giáo dục.
H.P (t/h)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hà Nội đẹp ngỡ ngàng trong mùa cây thay lá

Đổi mới tài chính và chiến lược huy động vốn cho tăng trưởng xanh toàn cầu

Xây dựng môi trường làm việc xanh, sạch, đẹp

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả, thuốc giả

Thuốc giả hậu quả thật

Đăng tải clip đánh bạc để câu "like" cô gái trẻ bị xử phạt hành chính

Công đoàn Dầu khí Việt Nam phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2025
Tin khác

Đối tượng làm sản phẩm giả tự tin đăng ký sở hữu trí tuệ tại cơ quan quản lý
Tư vấn luật 16/04/2025 20:44

Người mẹ ở Quảng Nam sát hại con để trục lợi bảo hiểm đối mặt án phạt nào?
Tư vấn luật 07/04/2025 10:10

Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội
Tư vấn luật 02/04/2025 22:19

Vai trò của Công an cấp xã trong tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm
Tư vấn luật 28/03/2025 06:26

Không còn công an cấp huyện, người dân đến đâu để nộp "phạt nguội"?
Tư vấn luật 06/03/2025 08:57

Hướng dẫn đổi giấy phép lái xe trên cổng dịch vụ công cấp độ 4
Tư vấn luật 27/02/2025 10:46

Dự thảo mới của Bộ Công an: Sử dụng điện thoại tại cây xăng sẽ bị phạt đến 5 triệu đồng
Tư vấn luật 26/02/2025 14:10

Theo Nghị định 168, shipper gắn điện thoại lên giá đỡ trên xe có bị phạt không?
Tư vấn luật 21/02/2025 10:48

Bảo vệ dữ liệu cá nhân để ngăn ngừa tội phạm công nghệ cao
Tư vấn luật 20/02/2025 11:01

Công an cấp xã sẽ tiếp nhận hồ sơ đổi, cấp lại giấy phép lái xe
Tư vấn luật 17/02/2025 13:48