-->

Thông tư 29: Giáo viên, học sinh và phụ huynh đã sẵn sàng như thế nào?

Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ 14/2/2025. Đến nay, sau gần 2 tuần triển khai, vẫn còn những xáo trộn trong việc học và sắp xếp thời gian của cả các thầy cô, học sinh lẫn các vị phụ huynh. Sẽ cần thời gian để mọi thứ dần trở nên quen thuộc và đi vào quy luật, nhưng những chuyển biến đã và đang diễn ra.
Sẽ thanh tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn TP.HCM Lễ hội chùa Hương: Văn minh hơn nhưng vẫn còn "hạt sạn" cần xóa bỏ

Cơ hội để gia đình tăng sự đồng hành cùng con cái

Cô Trần Thị Thanh, một giáo viên giàu kinh nghiệm tại một trường tiểu học ở Nam Định, đã chứng kiến nhiều thay đổi trong chính sách giáo dục suốt những năm giảng dạy. Cô chia sẻ: Giáo dục trẻ không chỉ là trách nhiệm của nhà trường, mà cần sự phối hợp chặt chẽ từ ba môi trường: Nhà trường, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, không ít phụ huynh quá bận rộn với công việc, dẫn đến việc dành ít thời gian cho con cái.

Thông tư 29: Giáo viên, học sinh và phụ huynh đã sẵn sàng như thế nào?
Thông tư 29 là cơ hội để gia đình tăng sự đồng hành cùng con cái.

“Tại lớp tôi, nhiều bậc phụ huynh của các em đi làm từ sáng sớm đến tối mịt, việc chăm sóc con cái chủ yếu do ông bà đảm nhiệm. Có học sinh từng kể rằng, em hiếm khi gặp cha mẹ, vì họ rời nhà trước khi em thức giấc, và chỉ về khi em đã ngủ. Đôi lúc, các bậc phụ huynh còn kiến nghị nhà trường mở lớp học thêm đến hết chiều thứ Bảy để cha mẹ có thời gian đi làm, bởi không ai nghỉ để ở nhà trông trẻ được. Điều này làm tôi cảm thấy như các bậc phụ huynh đã “khoán trắng” việc trông coi con trẻ cho nhà trường và giáo viên. Thế thì trường tiểu học khác gì trường mầm non dành cho những đứa trẻ lớn tuổi hơn?”

Với việc áp dụng thực hiện Thông tư 29, hiện việc học thêm ở trường tiểu học của các em đã dừng lại, tạo điều kiện để học sinh có nhiều thời gian hơn bên gia đình. Cô Thanh nhận định, tác động lâu dài của chính sách này còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình, song trước mắt, đây là một tín hiệu tích cực. “Mọi đứa trẻ đều cần sự đồng hành của cha mẹ trên hành trình trưởng thành. Khi thời gian học thêm giảm bớt, phụ huynh cũng cần điều chỉnh công việc để dành nhiều thời gian hơn cho con cái” - cô bày tỏ.

Học sinh lớp 9 thích nghi ra sao?

Cô Lại Thị Vui, giáo viên chủ nhiệm lớp 9 tại tỉnh Nam Định cho rằng, cả thầy cô và học sinh lớp 9 phải nhanh chóng thích nghi, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm ôn thi vào lớp 10.

Những năm trước, học sinh lớp 9 thường có lịch học thêm từ 4-6 buổi/tuần tại trường, thậm chí, có thêm ca học muộn từ 17h30 - 18h30 trong giai đoạn nước rút. Theo cô, nhiều học sinh có nguyện vọng được học thêm để chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi quan trọng này. Tuy nhiên, cô cũng thừa nhận rằng, với cường độ học tập cao như vậy, không chỉ học sinh, mà ngay cả giáo viên cũng gặp nhiều áp lực.

Việc áp dụng Thông tư 29 vào thời điểm gần cuối năm học khiến học sinh và giáo viên phải nhanh chóng điều chỉnh phương pháp học tập và giảng dạy. “Chúng tôi đã tận dụng tối đa thời gian trên lớp, giao bài tập về nhà và khuyến khích học sinh tự học. Những em có ý thức tốt sẽ thích nghi nhanh, trong khi học sinh trung bình và yếu cần thêm thời gian để bắt nhịp” – cô Vui chia sẻ.

Một điểm tích cực mà cô ghi nhận từ Thông tư 29 là khuyến khích tinh thần tự học của học sinh, và giúp gia đình tiết kiệm một phần chi phí học thêm. Dù vậy, để hỗ trợ học sinh lớp 9 ôn tập cho kỳ thi vào Trung học phổ thông, nhà trường vẫn có kế hoạch tổ chức các lớp học theo nhu cầu, tuân thủ quy định hiện hành. Bên cạnh đó, cũng có đề xuất trích một phần kinh phí hoạt động của nhà trường để hỗ trợ giáo viên.

Theo cô Vui, việc thay đổi cơ chế quản lý dạy thêm không ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động giảng dạy trên lớp, nếu giáo viên và học sinh có sự chuẩn bị tốt. “Quan trọng là chúng ta có tâm thế vững vàng và mục tiêu rõ ràng. Tuy nhiên, một lộ trình triển khai hợp lý hơn sẽ giúp giáo viên và học sinh thích nghi dễ dàng, giảm bớt áp lực trong quá trình chuyển đổi” - cô bày tỏ.

Chị Linh, một phụ huynh tại tỉnh Ninh Bình cho biết, ban đầu chị rất lo lắng khi biết tin các lớp học thêm buổi chiều bị cắt giảm. “Con gái tôi học lực không tốt, tôi sợ rằng, nếu không có các buổi học thêm, con sẽ bị tụt lại so với các bạn”.

Tuy nhiên, sau khi lắng nghe giải thích từ nhà trường và tham khảo các thông tin từ nhiều nguồn, chị dần yên tâm hơn khi biết rằng, vẫn có các lớp hỗ trợ ôn thi cuối cấp theo nhu cầu. “Dù vậy, tôi vẫn sẽ theo sát việc học của con, nhắc nhở con tự ôn tập nhiều hơn. Nếu cần thiết, tôi cũng sẵn sàng cho con theo học tại các trung tâm bên ngoài để bổ sung kiến thức những môn còn yếu” – chị Linh chia sẻ.

Cần một sự điều chỉnh đồng bộ?

Đứng ở vai trò là một giáo viên cấp 3, cô Nguyễn Thị Dịu (tỉnh Nam Định) nhận định rằng, Thông tư 29 đã giúp học sinh và giáo viên có thể điều chỉnh nhịp điệu học tập, giảm bớt áp lực trong môi trường giáo dục Trung học phổ thông vốn khá căng thẳng.

Thông tư 29: Giáo viên, học sinh và phụ huynh đã sẵn sàng như thế nào?
Học sinh và giáo viên cấp 3 có cơ hội để điều chỉnh lại nhịp học.

Theo cô Dịu, chương trình Trung học phổ thông hiện tại vẫn còn tương đối nặng so với năng lực trung bình của đa số học sinh, dù đã được điều chỉnh theo hướng "vừa sức". Đặc biệt, với việc điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông vẫn là một trong những phương thức xét tuyển đại học quan trọng, thời gian học trên lớp chỉ đủ để hoàn thành chương trình sách giáo khoa, nhưng chưa đảm bảo đủ thời gian ôn tập chuyên sâu. Do đó, nhiều trường đã tổ chức các lớp học thêm buổi chiều, nhằm củng cố kiến thức và giúp học sinh chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi quan trọng này.

Việc thực hiện Thông tư 29 tạo cơ hội để giáo viên và học sinh nhìn nhận lại phương pháp giảng dạy và học tập. Thay vì dựa vào học thêm, các trường hiện đang điều chỉnh cách tổ chức giảng dạy, nhằm tối ưu hóa thời gian trên lớp, đồng thời khảo sát nhu cầu học bổ sung của học sinh cuối cấp, hoặc học sinh giỏi để triển khai các lớp ôn tập theo đúng quy định.

Cô Dịu cho rằng, để Thông tư 29 phát huy hiệu quả thực sự, cần có sự điều chỉnh đồng bộ trong cơ chế thi cử. “Nếu chỉ thay đổi thời gian học mà không điều chỉnh mục tiêu của kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, học sinh vẫn sẽ gặp áp lực ôn tập lớn. Hiện nay, một số trường đại học đã tổ chức các kỳ thi riêng để đánh giá năng lực để xét đầu vào. Nếu có sự phân tách rõ ràng giữa kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, học sinh sẽ có chiến lược ôn tập hợp lý hơn” - cô chia sẻ.

Nguyễn Kim Ngân, học sinh lớp 11 Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), cũng chia sẻ góc nhìn của mình. Với mục tiêu thi vào các trường Y Dược như Đại học Y Hà Nội hoặc Y học Cổ truyền, Ngân cho biết: “Năm học này là một năm khá đặc biệt với em, vì có nhiều sự thay đổi chính sách từ Bộ Giáo dục và Đào tạo như điều chỉnh đề thi hay Thông tư 29. Ban đầu, em khá lo lắng, vì những thay đổi có thể ảnh hưởng đến kế hoạch học tập, nhưng nhanh chóng lấy lại cân bằng, vì em tin rằng, kết quả học tập chủ yếu phụ thuộc vào ý thức và nỗ lực của bản thân. Các thầy cô luôn tận tâm hỗ trợ, giúp chúng em thích nghi với mọi thay đổi, như thế là đủ để em vững tin tiếp tục học tập”.

Phương Mai - Kim Quyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội đẹp ngỡ ngàng trong mùa cây thay lá

Hà Nội đẹp ngỡ ngàng trong mùa cây thay lá

Nếu mùa thu là thời khắc của những chiếc lá vàng rơi đầy hoài niệm, thì đầu hạ lại là mùa của sự sống căng tràn, tươi mới đến lạ. Hà Nội trong những ngày đầu hè không chỉ đẹp bởi nắng vàng óng ả rơi nhẹ trên mái phố, mà còn bởi sắc xanh dịu dàng đang hồi sinh trên từng tán cây, từng con đường, từng góc phố.
Đổi mới tài chính và chiến lược huy động vốn cho tăng trưởng xanh toàn cầu

Đổi mới tài chính và chiến lược huy động vốn cho tăng trưởng xanh toàn cầu

Trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ 4 tại Hà Nội, sáng 17/4 đã diễn ra Phiên thảo luận cấp Bộ trưởng với chủ đề "Đổi mới tài chính và chiến lược huy động vốn cho tăng trưởng xanh toàn cầu".
Xây dựng môi trường làm việc xanh, sạch, đẹp

Xây dựng môi trường làm việc xanh, sạch, đẹp

Trong năm 2024, 100% các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thạch Thất đã phát động, hưởng ứng xây dựng môi trường lao động xanh, sạch, đẹp, an toàn.
Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả, thuốc giả

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả, thuốc giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ điều tra, sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất, buôn bán sữa giả để thông tin cho người tiêu dùng và đưa các đối tượng vi phạm ra xét xử theo đúng quy định của pháp luật.
Thuốc giả hậu quả thật

Thuốc giả hậu quả thật

Thuốc được sử dụng để điều trị, kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, nếu người bệnh dùng phải thuốc giả, hoặc thuốc kém chất lượng, thì việc điều trị bệnh không những không mang lại hiệu quả, mà còn gây ra nhiều hậu quả khôn lường.
Đăng tải clip đánh bạc để câu "like" cô gái trẻ bị xử phạt hành chính

Đăng tải clip đánh bạc để câu "like" cô gái trẻ bị xử phạt hành chính

Mới đây, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an thành phố Hà Nội đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 trường hợp dàn dựng video clip có nội dung đánh bạc rồi đăng tải lên mạng xã hội Facebook nhằm câu “like”, câu “view”
Công đoàn Dầu khí Việt Nam phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2025

Công đoàn Dầu khí Việt Nam phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2025

Ngày 17/4, Công đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2025. Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Phan Văn Anh dự, phát biểu tại buổi lễ.

Tin khác

Hộ đăng ký kinh doanh dạy thêm, học thêm ở Nghệ An tăng đột biến

Hộ đăng ký kinh doanh dạy thêm, học thêm ở Nghệ An tăng đột biến

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An vừa có báo cáo về việc rà soát tình hình dạy thêm, học thêm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT.
Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài

Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa có Quyết định số 717/QĐ-SGDĐT về việc giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh năm học 2025 - 2026 các trường có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu

Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có Quyết định số 716/QĐ-SGDĐT về việc giao chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông cho các trường trung cấp trực thuộc trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2025 - 2026.
77 trường tư thục được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10

77 trường tư thục được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10

Năm học 2025 - 2026, 77 trường trung học phổ thông (THPT) tư thục ở Hà Nội được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.
Học sinh được thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến đến hết ngày 18/4

Học sinh được thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến đến hết ngày 18/4

Từ hôm nay (15/4) đến hết ngày 18/4, các thí sinh là học sinh đang học lớp 12 được thử đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi.
Hà Nội: 6 điểm tiếp nhận đăng ký thi tốt nghiệp THPT với thí sinh dự thi theo chương trình cũ

Hà Nội: 6 điểm tiếp nhận đăng ký thi tốt nghiệp THPT với thí sinh dự thi theo chương trình cũ

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã bố trí 6 điểm tiếp nhận phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 dành cho thí sinh đăng ký dự thi theo chương trình cũ (Chương trình giáo dục phổ thông 2006).
Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn trong hoạt động thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT

Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn trong hoạt động thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) yêu cầu phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị trong hoạt động thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Chương trình 9+: Cơ hội thứ 2 cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở

Chương trình 9+: Cơ hội thứ 2 cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở

Trong bối cảnh việc thi vào các trường trung học phổ thông (THPT) công lập của Hà Nội có sự cạnh tranh gay gắt (chỉ khoảng hơn 60% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở có cơ hội vào lớp 10 công lập), thì chương trình Chương trình 9+ (học văn hóa song song với học nghề) tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố chính là một cơ hội ý nghĩa, giúp giảm áp lực thi cử cho các em học sinh.
Sân chơi hấp dẫn dành cho học sinh đam mê âm nhạc

Sân chơi hấp dẫn dành cho học sinh đam mê âm nhạc

Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông (THPT) thành phố Hà Nội lần thứ II - năm 2025 là sân chơi bổ ích cho những học sinh có năng khiếu và đam mê âm nhạc. Thông qua Liên hoan nhằm phát hiện, bồi dưỡng tài năng âm nhạc theo định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông 2018; đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh học sinh Thủ đô năng động, trẻ trung và giàu truyền thống văn hóa.
37 đội tham gia Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh THPT thành phố Hà Nội

37 đội tham gia Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh THPT thành phố Hà Nội

Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông (THPT) thành phố Hà Nội lần thứ II - năm 2025 thu hút sự tham gia của 37 đội (tăng 3 đội so với lần tổ chức đầu tiên vào năm 2023).
Xem thêm
Phiên bản di động