Quấy rối tình dục nơi công cộng: 200 ngàn hay sự giễu cợt công lý?
Kỳ 2: Những “khoảng trống” chính sách cần lấp đầy Kỳ 1: Hãy cùng nhau hành động! Giảm tình trạng trẻ em gái bị quấy rối tình dục trên xe buýt |
Nói cách khác, đang thiếu hành lang pháp lý để xử lý hành vi quấy rối tình dục phụ nữ và trẻ em, tức là thiếu công cụ để ngăn chặn vấn nạn đang gây nhức nhối xã hội. Trong khi đó ở một số nước trong khu vực, hành vi này có thể bị xử lý rất nặng như phạt tù, với mức án phạt khá cao.Theo đó, cho đến nay khái niệm "quấy rối tình dục" vẫn chưa được định nghĩa hay giải thích rõ ràng, cũng chưa có chế tài nào để xử lý hành vi này. Pháp luật hình sự hiện hành không quy định tội danh "quấy rối tình dục".
Bà Phạm Thị Thùy Dương – Luật sư, Giám đốc công ty Luật Tuệ Vinh cho biết, Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 đã lạc hậu so với thời cuộc. Việc áp dụng văn bản này để xử phạt hành vi quấy rối tình dục với mức từ 100 đến 300 ngàn đồng, không đảm bảo tính răn đe, giáo dục phòng ngừa chung. Do đó, đã đến lúc cần những quy định mới theo hướng tăng cường những chế tài nghiêm khắc hơn để xử lý hành vi này.
“Tại một số quốc gia, hành vi này bị cấm giao tiếp xã hội hoặc quản thúc riêng trong một khu vực với thời gian quản thúc dài để người thực hiện hành vi tự điều chỉnh và cảm nhận tính nguy hiểm của hành vi. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì chưa có quy định như vậy. Hiện dư luận đã quan tâm hơn và đã có những đề nghị tăng nặng khung xử lý song theo tôi để tính răn đe cao thì cần các chế tài nặng hơn, đặc biệt hướng đến việc xử lý tăng nặng, răn đe ý thức…” - bà Phạm Thị Thùy Dương chia sẻ.
Đồng tình quan điểm này, bà Khuất Thu Hồng – Chủ tịch Mạng lưới Ngăn ngừa và Ứng phó Bạo lực Giới tại Việt Nam (GBVNet) cho biết, nhiều vụ việc gần đây cho thấy một số chính sách, điều khoản pháp luật đã không còn phù hợp với đời sống thực tiễn, cần phải nhanh chóng sửa đổi, nâng cao chất lượng việc xây dựng các văn bản dưới luật. Làm sao để luật phải luôn gần sát với cuộc sống.
Tại buổi buổi talkshow, các diễn giả đã cùng nhau chia sẻ quan điểm, góc nhìn về thực trạng việc quấy rối tình dục nơi công cộng thời gian gần đây, đặc biệt là với phụ nữ và trẻ em gái, đồng thời đưa ra những đề xuất, ý kiến và lời khuyên về những cách thức để bảo vệ phụ nữ, trẻ em gái những nguy cơ và hành vi quấy rối, xâm hại.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Trao học bổng cho 100 con công nhân, viên chức, lao động vượt khó học giỏi

Nhiều nhân viên y tế bị hành hung: Bộ Y tế yêu cầu tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn bệnh viện

TP.HCM: Tái diễn cảnh “mưa lớn là ngập"

Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Chuyển đổi số trong hành chính công, người dân Hà Nội không còn phải xếp hàng chờ đợi

Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội dừng phát số trực tiếp tại Chi nhánh số 1

Biểu dương 95 công nhân giỏi, 665 sáng kiến sáng tạo và 78 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến
Tin khác

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu
Điều tra - bạn đọc 07/05/2025 20:51

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?
Điều tra - bạn đọc 17/04/2025 13:18

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?
Điều tra - bạn đọc 16/04/2025 17:42

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?
Điều tra - bạn đọc 06/04/2025 17:23

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động
Điều tra - bạn đọc 11/03/2025 21:31

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm
Điều tra - bạn đọc 03/03/2025 13:27

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm
Điều tra - bạn đọc 05/12/2024 14:24

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?
Điều tra - bạn đọc 30/11/2024 19:49

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình
Điều tra - bạn đọc 28/11/2024 12:32

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên
Điều tra - bạn đọc 26/11/2024 21:52