-->

Quản lý dạy thêm, học thêm: Không “đánh trống bỏ dùi”

Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quy định về dạy thêm, học thêm (gọi tắt là Thông tư số 29) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/2, đến nay, sau hơn một tháng triển khai đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Thực hiện tốt “5 không” và “4 đề cao”, sớm chấm dứt dạy thêm, học thêm tràn lan Kiến nghị kiểm tra, đánh giá quy định về dạy thêm, học thêm để điều chỉnh nếu chưa phù hợp Quy định mới về dạy thêm, học thêm: Tác động sau một tháng triển khai

Nhiều chuyển biến tích cực

Báo cáo tình hình thực hiện Thông tư tại Hội nghị trực tuyến với các Sở GD&ĐT về triển khai công tác tuyển sinh đầu cấp, tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông và đánh giá việc thực hiện Thông tư số 29 vừa được Bộ GD&ĐT tổ chức, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông (Bộ GD&ĐT) Thái Văn Tài cho biết: Công tác chỉ đạo của Bộ GD&ĐT đã được thực hiện quyết liệt, đồng bộ từ trung ương tới địa phương. Cả hệ thống chính trị đều vào cuộc để việc triển khai thực hiện Thông tư được hiệu quả.

Bên cạnh ngành Giáo dục và các cơ quan quản lý chuyên môn còn có sự huy động của lực lượng chính quyền các cấp của địa phương, các sở, ban ngành khác liên quan.

Quản lý dạy thêm, học thêm: Không “đánh trống bỏ dùi”
Sau một tháng rưỡi triển khai Thông tư số 29, các địa phương, nhà trường, giáo viên, cha mẹ học sinh đã nhận thức rõ thêm về hệ lụy, tác hại của dạy thêm, học thêm tràn lan.

Công tác quán triệt, truyền thông về các nội dung của Thông tư được thực hiện kịp thời, đa dạng, sâu rộng tới mọi đối tượng chịu sự tác động của Thông tư. Công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành kịp thời, khẩn trương, huy động được nhiều lực lượng cùng phối hợp với ngành Giáo dục để triển khai thực hiện, tăng cường sự giám sát của toàn dân.

Chính vì vậy, Thông tư số 29 đã nhận được sự đồng thuận cao và quan tâm đặc biệt của xã hội nên được nắm bắt nhanh chóng và triển khai kịp thời, đáp ứng mong mỏi của xã hội.

Các địa phương, nhà trường, giáo viên, cha mẹ học sinh nhận thức rõ thêm về hệ lụy, tác hại của dạy thêm, học thêm tràn lan tới học sinh, cha mẹ học sinh, nhà trường và toàn xã hội. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhận thức đầy đủ và rõ ràng hơn về trách nhiệm và tầm quan trọng của dạy học chính khóa, trách nhiệm trong việc hỗ trợ học sinh nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục; trách nhiệm và tầm quan trọng của việc trang bị cho học sinh ý thức tự học, tự chủ, tự giác trong các hoạt động giáo dục.

Chính quyền các cấp nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm trong quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn, kịp thời có các hướng dẫn để thực hiện các quy định về dạy thêm ngoài nhà trường; từng bước đưa các hoạt động này đi vào quy củ, nền nếp, đúng pháp luật và tránh lãng phí; bước đầu đã ban hành các kế hoạch, thành lập các đoàn kiểm tra việc thực hiện các quy định của Thông tư số 29. Cha mẹ học sinh nhìn nhận rõ vai trò của gia đình trong phối hợp quản lý, giáo dục học sinh.

Đặc biệt, trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã nhận được các ý kiến đóng góp gửi về qua các phương tiện thông tin thể hiện sự ủng hộ lớn đối với các quy định của Thông tư khi cho rằng Bộ GD&ĐT đã cầu thị lắng nghe, quyết tâm rất cao để đưa nền giáo dục nước nhà thực hiện đúng đường lối giáo dục của Đảng, Nhà nước đề ra, mở ra cơ hội để thế hệ trẻ phát triển toàn diện, đóng góp cho đất nước những công dân có chất lượng, năng động và sáng tạo.

Tăng cường phối hợp, triển khai đồng bộ các giải pháp

Thông tin tại Hội nghị, theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương, quy định mới về dạy thêm, học thêm được toàn ngành Giáo dục Hà Nội thực hiện quyết liệt với tinh thần bảo đảm tốt nhất quyền lợi của học sinh. Nhiều trường tổ chức cho 100% cán bộ, giáo viên ký cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định của Thông tư số 29; chủ động điều chỉnh hoạt động dạy học trong trường học phù hợp với tình hình mới và bảo đảm chất lượng.

Kết quả sơ bộ cho thấy, tính tự nguyện của học sinh, tính tự chủ của nhà trường đều tăng lên. Việc tham gia các lớp học thêm đều xuất phát từ nhu cầu tự nguyện của học sinh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, quá trình triển khai Thông tư số 29 có một số vấn đề phát sinh, đòi hỏi cần tiếp tục tăng cường quản lý, cũng như hướng dẫn cụ thể hơn từ Bộ GD&ĐT.

Quản lý dạy thêm, học thêm: Không “đánh trống bỏ dùi”
Quy định mới về dạy thêm, học thêm được toàn ngành Giáo dục Hà Nội thực hiện quyết liệt với tinh thần bảo đảm tốt nhất quyền lợi của học sinh.

Cụ thể, sau khi triển khai quy định mới về dạy thêm, học thêm, số lượng trung tâm có chức năng dạy thêm, học thêm trên địa bàn Thành phố tăng nhiều. Theo số liệu chưa đầy đủ, có khoảng 15.000 trung tâm có chức năng dạy thêm, học thêm đang hoạt động. Trong khi đó, nhân lực quản lý dạy thêm, học thêm ở các phường, xã, thị trấn còn hạn chế về số lượng nên việc theo dõi, kiểm tra thường xuyên đối với các trung tâm này còn gặp khó khăn.

Đáng chú ý, theo khảo sát sơ bộ của Sở GD&ĐT Hà Nội, mức thu tiền học thêm tại các trung tâm cao hơn trong trường (khi tổ chức trước đây).

Trong khi đó, Thông tư số 29 chưa có hướng dẫn chi tiết về quy định và chế tài xử lý đối với các vi phạm về dạy thêm, học thêm. Điều này gây khó khăn cho cơ quan chức năng ở địa phương cũng như các nhà trường khi phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho rằng, để thực hiện tốt Thông tư số 29, toàn ngành cần triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó có việc tiếp tục tuyên truyền về Thông tư; đồng thời tăng cường phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội và các cơ quan, ban, ngành của địa phương.

Về chuyên môn, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên; đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá; đổi mới phương thức ra đề thi, hướng dẫn học sinh tự học, hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)… để học sinh là người thụ hưởng.

Về tăng cường cơ sở vật chất, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhận định đây là vấn đề lâu dài, vừa là trách nhiệm tham mưu, vừa là căn cứ để các địa phương bố trí ngân sách Nhà nước, thực hiện xã hội hóa, tăng cường trường lớp, chất lượng trường lớp đồng đều để không có sự lựa chọn lệch nhau, dẫn đến sự cạnh tranh, tạo áp lực.

Khẳng định Bộ GD&ĐT sẽ kiên trì thực hiện quan điểm “5 không” (không “đánh trống bỏ dùi”, không thoả hiệp, không khoan nhượng, không biến tướng, không nói khó mà không làm) và “4 đề cao” (đề cao vai trò cán bộ quản lý giáo dục các cấp; đề cao tinh thần tự tôn, tự trọng, tinh thần hết lòng vì học sinh của giáo viên; đề cao tính tự giác, tự học của học sinh; đề cao vai trò mối quan hệ nhà trường - gia đình - xã hội), Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết Bộ GD&ĐT sẽ tổng hợp các ý kiến, tiếp thu và trong tháng 5 sẽ ban hành hướng dẫn thay thế văn bản cũ về dạy học buổi 2/ngày, qua đó thực hiện tốt quy định về học thêm, dạy thêm.

Cũng theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, Bộ GD&ĐT đã có một kênh tiếp nhận phản ánh về những hình thức dạy học biến tướng của học thêm, dạy thêm để xác minh, xử lý. Hoan nghênh các đơn vị, các Sở GD&ĐT đã quyết liệt, đúng tinh thần không “đánh trống bỏ dùi”, làm cương quyết, làm thường xuyên, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đề nghị các Sở GD&ĐT tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố sớm ban hành quy định quản lý dạy thêm, học thêm theo tinh thần, trách nhiệm của địa phương…

Thảo Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân chưa quy định rõ về việc quản lý dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam khi dữ liệu này được lưu trữ, xử lý hoặc chia sẻ với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất

Từ 31/3, Đội cứu hộ, cứu nạn của Việt Nam sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn ở các nơi bị ảnh hưởng động đất tại Myanmar.
Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới

Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết: 10/35 BHXH khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới từ ngày 1/4/2025 do đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ.
Thời gian người lao động được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau

Thời gian người lao động được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau

Người lao động sẽ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau, nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện.
Hà Nội: Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 của 30 quận, huyện, thị xã

Hà Nội: Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 của 30 quận, huyện, thị xã

Kế hoạch tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2025 - 2026 của 30 quận, huyện, thị xã ở Hà Nội đã được công bố. Phụ huynh có thể tra cứu trên Cổng thông tin điện tử của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (tại địa chỉ https://hanoi.edu.vn/) để nắm được thông tin chi tiết.
Đề xuất thực hiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Đề xuất thực hiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Bộ Nội vụ đã xây dựng và đang đưa ra lấy ý kiến về Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), trong đó đề xuất sửa đổi các quy định liên quan đến cơ chế quản lý, sử dụng cán bộ, công chức để làm cơ sở sàng lọc, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Tạo sân chơi thể thao cho đoàn viên, người lao động

Tạo sân chơi thể thao cho đoàn viên, người lao động

Ngày 30/3, Công đoàn Công ty TNHH Cao su INOUE Việt Nam đã phối hợp với Ban lãnh đạo Công ty tổ chức thành công Ngày hội thể thao lần thứ hai với sự tham gia của hơn 400 vận động viên là đoàn viên, người lao động của Công ty.

Tin khác

Hà Nội: Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 của 30 quận, huyện, thị xã

Hà Nội: Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 của 30 quận, huyện, thị xã

Kế hoạch tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2025 - 2026 của 30 quận, huyện, thị xã ở Hà Nội đã được công bố. Phụ huynh có thể tra cứu trên Cổng thông tin điện tử của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (tại địa chỉ https://hanoi.edu.vn/) để nắm được thông tin chi tiết.
Kế hoạch tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2025 - 2026 tại TP.HCM

Kế hoạch tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2025 - 2026 tại TP.HCM

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành Quyết định số 1186 về phê duyệt Kế hoạch huy động trẻ ra lớp và tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2025 - 2026.
Đồng hành với học sinh trên hành trình chọn nghề

Đồng hành với học sinh trên hành trình chọn nghề

Ngày 29/3, tại Trường Trung học phổ thông (THPT) Cổ Loa (huyện Đông Anh) đã diễn ra chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp năm 2025” với sự tham gia của nhiều chuyên gia, các trường đại học, cao đẳng danh tiếng cùng hơn 2.000 học sinh THPT.
Khi nào công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025?

Khi nào công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025?

Theo kế hoạch chuẩn bị, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết quả thi sẽ được công bố vào 8h ngày 16/7.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Lưu ý cách tô phiếu trả lời trắc nghiệm đạt điểm cao

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Lưu ý cách tô phiếu trả lời trắc nghiệm đạt điểm cao

Với dạng thức mới của đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), phiếu trả lời trắc nghiệm và cách tô phiếu trả lời trắc nghiệm cũng có những thay đổi mà thí sinh cần lưu ý để có kết quả chính xác nhất.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Tăng gấp đôi mã đề môn tự chọn

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Tăng gấp đôi mã đề môn tự chọn

Để bảo đảm yếu tố an ninh, thay vì chỉ có 24 mã đề thi môn tự chọn cho 24 học sinh trong 1 phòng thi như trước đây, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 nâng số mã đề lên thành 48 cho 2 khung thời gian của buổi thi thứ 3.
Tăng cường giải pháp bảo đảm an toàn trong việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ

Tăng cường giải pháp bảo đảm an toàn trong việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ

Sau sự việc cháu bé 9 tháng tuổi bị bỏng tại cơ sở lớp mầm non độc lập Vạn Phúc trên địa bàn quận Ba Đình, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình đã tổ chức họp các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn; đồng thời yêu cầu tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn trong việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ.
Một số lưu ý từ khi đăng ký đến lúc dự thi tốt nghiệp THPT

Một số lưu ý từ khi đăng ký đến lúc dự thi tốt nghiệp THPT

Chỉ còn gần 3 tháng nữa là kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 sẽ chính thức diễn ra. Đây là kỳ thi tốt nghiệp THPT đầu tiên theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới. Thời điểm này, về cơ bản, các thông tin quan trọng liên quan đến kỳ thi đều đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố. Thí sinh cần chủ động cập nhật, đặc biệt lưu ý đến những thay đổi để tránh chủ quan, nhầm lẫn mà ảnh hưởng đến việc học tập.
Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên dự kiến diễn ra từ ngày 18 - 20/4

Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên dự kiến diễn ra từ ngày 18 - 20/4

Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, doanh nhân, tinh thần đổi mới sáng tạo, khát vọng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục...
3 trường hợp được cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh vào lớp 10

3 trường hợp được cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh vào lớp 10

Theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025 - 2026 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, có 3 trường hợp được cộng điểm ưu tiên trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Tương ứng với mỗi trường hợp là mức cộng điểm ưu tiên khác nhau.
Xem thêm
Phiên bản di động