-->

Thực hiện tốt “5 không” và “4 đề cao”, sớm chấm dứt dạy thêm, học thêm tràn lan

Ngày 24/2, đoàn kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) do Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng làm trưởng đoàn đã kiểm tra việc thực hiện Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm tại Hà Nội.
Dạy thêm, học thêm: Cần thay đổi nhận thức từ nhiều phía Giáo viên trường công lập không được đăng kí kinh doanh dạy thêm Thành lập đoàn kiểm tra việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm

Đoàn kiểm tra đã khảo sát, nắm bắt tình hình thực hiện quy định mới về dạy thêm, học thêm tại Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh, Trường Trung học phổ thông Phạm Hồng Thái (quận Ba Đình) và làm việc với Sở GD&ĐT Hà Nội.

Thực hiện tốt “5 không” và “4 đề cao”, sớm chấm dứt dạy thêm, học thêm tràn lan
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng phát biểu tại buổi làm việc.

Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Hà Nội, Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT đã giúp các đơn vị quản lý giáo dục có cơ sở pháp lý rõ ràng hơn để quản lý dạy thêm, học thêm, giúp hạn chế tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, không đúng quy định. Thông tư yêu cầu các trường học tập trung nâng cao chất lượng dạy và học trong chương trình chính khóa; giảm áp lực cho học sinh, phụ huynh về việc phải tham gia các lớp học thêm.

Thông tư góp phần đảm bảo tính công bằng trong giáo dục, giảm bớt sự chênh lệch về cơ hội học tập giữa các học sinh. Hạn chế tình trạng giáo viên dạy thêm cho chính các học sinh đang dạy trên lớp, gây mất công bằng trong đánh giá và giảng dạy. Thông tư đưa ra các quy định cụ thể về đối tượng được dạy thêm, học thêm, các trường hợp không được dạy thêm, học thêm, giúp các trường học và đơn vị quản lý giáo dục có định hướng rõ ràng trong việc thực hiện.

Triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội đã ban hành công văn chỉ đạo thực hiện. Trong đó, yêu cầu các đơn vị giáo dục phổ biến, tuyên truyền và thực hiện nghiêm túc những quy định về dạy thêm học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT.

Quán triệt, chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đảm bảo chất lượng việc ra đề kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ; xét tuyển đầu cấp và thi tuyển sinh vào lớp 10 phù hợp, không gây áp lực học thêm cho học sinh.

Thực hiện tốt “5 không” và “4 đề cao”, sớm chấm dứt dạy thêm, học thêm tràn lan
Đoàn kiểm tra Bộ GD&ĐT làm việc với Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh (quận Ba Đình)

Sở GD&ĐT Hà Nội chịu trách nhiệm quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn Thành phố, lập kế hoạch tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm nhằm phòng ngừa và xử lý vi phạm theo thẩm quyền. Thông báo công khai nơi tiếp công dân tại trụ sở cơ quan và điện thoại dùng cho việc tiếp nhận và xử lý các ý kiến phản ánh về dạy thêm, học thêm. Tăng cường quản lý công tác dạy học 2 buổi/ngày tại các cơ sở giáo dục.

Việc rà soát, nắm bắt thông tin về việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm tại các nhà trường được phối hợp đồng bộ từ nhiều cấp độ, nhiều lực lượng trong xã hội.

Là địa bàn có đông học sinh, trường học, ngay sau khi Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực, các trường học trên địa bàn Thành phố đã thông tin, tuyên truyền tới học sinh, phụ huynh để nắm bắt thực hiện. Các nhà trường cũng đã có giải pháp để thực hiện việc bồi dưỡng, bổ trợ các nhóm học sinh, đặc biệt là ôn tập cho học sinh cuối cấp trước kỳ thi chuyển cấp và thi tốt nghiệp Trung học phổ thông trong điều kiện quy định mới không cho thu kinh phí từ phụ huynh học sinh. Hiện thành phố Hà Nội đã có lộ trình để hỗ trợ kinh phí cho các trường học.

Tại các buổi làm việc, đoàn kiểm tra của Bộ GD&ĐT đã trao đổi, giải đáp nhiều vấn đề được quan tâm về Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT cũng như các quy định khác về giáo dục phổ thông có liên quan; đồng thời ghi nhận các đề xuất, kiến nghị từ cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh.

Thực hiện tốt “5 không” và “4 đề cao”, sớm chấm dứt dạy thêm, học thêm tràn lan
Quang cảnh buổi làm việc tại Sở GD&ĐT Hà Nội.

Phát biểu trong buổi làm việc với Sở GD&ĐT Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng - Trưởng đoàn kiểm tra đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm của các nhà trường, các cấp quản lý giáo dục thành phố Hà Nội trong triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT. Nhấn mạnh quan điểm “Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT để hướng tới không còn dạy thêm, học thêm trong nhà trường”, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã có những chia sẻ với mong muốn cán bộ, giáo viên nhìn nhận đầy đủ hệ lụy, tác hại của việc dạy thêm, học thêm với học sinh, với chính giáo viên để triển khai nghiêm túc Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT.

Để chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả sớm chấm dứt tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đề nghị các cấp quản lý cùng quán triệt quan điểm “5 không” và thực hiện tốt “4 đề cao”. “5 không” là: Không “đánh trống bỏ dùi”, không thoả hiệp, không khoan nhượng, không biến tướng, không nói khó mà không làm. “4 đề cao” là: Đề cao vai trò cán bộ quản lý giáo dục các cấp; đề cao tinh thần tự tôn, tự trọng, tinh thần hết lòng vì học sinh của giáo viên; đề cao tính tự giác, tự học của học sinh; đề cao vai trò mối quan hệ nhà trường - gia đình - xã hội.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cũng lưu ý thực hiện đồng bộ các giải pháp; trong đó tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức, phân tích rõ hệ lụy, tác hại của dạy thêm, học thêm. Truyền thông hình thành cho học sinh năng lực tự học, thầy cô định hướng tự học; truyền thông về bệnh thành tích, về điểm số, áp lực, về xếp hạng các trường...

Đối với công tác chuyên môn, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng yêu cầu đảm bảo nâng cao chất lượng giờ học chính khoá, tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học của thầy cô, tăng cường giáo dục cá thể hoá; đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá thường xuyên, kiểm tra đánh giá cuối kỳ, cuối khoá; đổi mới phương thức tuyển sinh; phân bố hài hoà đội ngũ giáo viên; đổi mới công tác thi đua khen thưởng đối với giáo viên..

Cùng đó, tăng cường cơ sở vật chất, tiến tới giảm sĩ số, học sinh được học 2 buổi/ngày, 5 ngày/tuần; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; tăng cường công tác phối hợp với các sở, ban, ngành… cũng là những lưu ý về giải pháp nhằm thực hiện tốt Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT của Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng với ngành GD&ĐT Hà Nội.

Trước đó, ngày 20/2, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quyết định thành lập đoàn kiểm tra việc thực hiện Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Sau thành phố Hà Nội, đoàn kiểm tra của Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục làm việc với các tỉnh, thành phố khác.

Thảo Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gắn kết doanh nghiệp và người lao động từ hoạt động chăm lo

Gắn kết doanh nghiệp và người lao động từ hoạt động chăm lo

Xác định người lao động là “tài sản quý giá nhất”, thời gian qua, việc chăm lo, thực hiện tốt các chính sách phúc lợi để công nhân lao động (CNLĐ) yên tâm làm việc luôn được Ban lãnh đạo và Công đoàn Công ty TNHH Canon Việt Nam quan tâm. Qua đó, tạo nên thành công, nâng cao hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như nâng cao đời sống người lao động.
Vấn đề trách nhiệm pháp lý khi xảy ra sự cố công trình

Vấn đề trách nhiệm pháp lý khi xảy ra sự cố công trình

Từ sự cố bùn phun trào vào nhà dân, đường đi khu dân cư ngõ 7 phố Giang Văn Minh, phường Kim Mã quận Ba Đình, Hà Nội do quá trình thi công dự án đường sắt đô thị số 3 đoạn Nhổn - ga Hà Nội gây ra cho thấy, nhiều câu chuyện pháp lý liên quan đến việc đảm bảo tính mạng con người cũng như an toàn trong xây dựng. Vậy chủ đầu tư và đơn vị thi công có bị xử phạt hành chính?
Phát triển giao thông xanh: Cơ hội và thách thức

Phát triển giao thông xanh: Cơ hội và thách thức

Tại Hà Nội những năm gần đây, đặc biệt trong năm 2022, việc phát triển giao thông xanh được xem là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đô thị bền vững. Đặc biệt, Thành phố đã đề ra chương trình và lộ trình cụ thể cho việc phát triển giao thông xanh trong giai đoạn 2025 - 2030, với việc sẽ đầu tư mới toàn bộ xe buýt công cộng, hoặc thay thế xe cũ phải sử dụng năng lượng xanh.
Nhiều nội dung quan trọng, cấp thiết được quyết định tại kỳ họp 21 HĐND Thành phố

Nhiều nội dung quan trọng, cấp thiết được quyết định tại kỳ họp 21 HĐND Thành phố

Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng nay (25/2), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 21 - kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Phát huy tính năng động, sáng tạo vì lợi ích người lao động

Phát huy tính năng động, sáng tạo vì lợi ích người lao động

Với vị trí, vai trò là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ), các cấp Công đoàn quận Cầu Giấy luôn nỗ lực phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng, phát triển quận Cầu Giấy và Thủ đô.
Tổ chức đại hội Đảng bộ các cấp đảm bảo tiến độ, chất lượng

Tổ chức đại hội Đảng bộ các cấp đảm bảo tiến độ, chất lượng

Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TƯ ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị về đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Kế hoạch số 258-KH/TU ngày 15/7/2024 của Thành ủy Hà Nội về tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030, các cấp ủy Đảng trên toàn thành phố Hà Nội đã tích cực chuẩn bị nhằm tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp, đảm bảo tiến độ, chất lượng, đúng quy định.
Nỗi lo mất an toàn giao thông đường sắt

Nỗi lo mất an toàn giao thông đường sắt

Thời gian qua, nhiều vụ tai nạn giữa tàu hỏa và các phương tiện khác được ghi nhận trên địa bàn thành phố Hà Nội. Điều đáng lo ngại là các vụ tai nạn chủ yếu tại các lối ngang tự mở, thiếu an toàn.

Tin khác

Những nhà giáo thời… công nghệ

Những nhà giáo thời… công nghệ

Định hướng phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021 - 2030 được Đại hội XIII của Đảng xác định: “Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và trọng dụng nhân tài”. Ở Thủ đô Hà Nội, mỗi nhà giáo, bằng những cách khác nhau, đã và đang tham gia vào quá trình đổi mới giáo dục bằng sự tận tâm, tận lực và trách nhiệm.
Công bố kết quả xếp giải kỳ thi chọn học sinh giỏi Thành phố các môn văn hóa lớp 12

Công bố kết quả xếp giải kỳ thi chọn học sinh giỏi Thành phố các môn văn hóa lớp 12

2.535 học sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi Thành phố các môn văn hóa lớp 12 cấp trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025.
Hà Nội: Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên sẽ diễn ra vào ngày 7 - 8/6

Hà Nội: Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên sẽ diễn ra vào ngày 7 - 8/6

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập không chuyên năm học 2025 - 2026 ở Hà Nội sẽ diễn ra vào ngày 7 - 8/6.
Cân nhắc khi đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 trường công lập

Cân nhắc khi đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 trường công lập

Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường trung học phổ thông công lập, xếp theo thứ tự nguyện vọng 1, 2 và 3. Trong đó, nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 phải thuộc khu vực tuyển sinh theo quy định; nguyện vọng 3 có thể thuộc một khu vực tuyển sinh bất kỳ của 12 khu vực tuyển sinh tại Hà Nội.
Nghẽn mạng đăng ký thi đánh giá năng lực, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nghẽn mạng đăng ký thi đánh giá năng lực, Đại học Quốc gia Hà Nội

Từ 9h sáng nay (23/2), Đại học Quốc gia Hà Nội mở cổng đăng ký thi đánh giá năng lực năm 2025 cho các thí sinh. Tuy nhiên, do số lượng tài khoản truy cập trang chủ đăng ký thi rất lớn đã khiến hệ thống đăng ký thi bị nghẽn, dẫn đến việc nhiều thí sinh, phụ huynh không thể truy cập vào hệ thống để đăng ký thi.
Tăng cường giáo dục kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh

Tăng cường giáo dục kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 54/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1717/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh giai đoạn 2025 - 2035.
Từ 9h ngày mai (23/2), Đại học Quốc gia Hà Nội mở cổng đăng ký thi đánh giá năng lực

Từ 9h ngày mai (23/2), Đại học Quốc gia Hà Nội mở cổng đăng ký thi đánh giá năng lực

Theo kế hoạch, từ 9h ngày mai (23/2), Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ mở cổng đăng ký thi đánh giá năng lực năm 2025 cho các thí sinh.
Giáo viên trường công lập không được đăng kí kinh doanh dạy thêm

Giáo viên trường công lập không được đăng kí kinh doanh dạy thêm

Theo điều 6 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm, tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện đăng kí kinh doanh. Vậy, giáo viên có thể đăng kí kinh doanh dạy thêm không, thủ tục như thế nào đang là vấn đề được nhiều giáo viên quan tâm.
Hà Nội: Kích hoạt Tháng tự học ngoại ngữ năm 2025

Hà Nội: Kích hoạt Tháng tự học ngoại ngữ năm 2025

Ngày 20/2, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Hội nghị kích hoạt Tháng tự học ngoại ngữ năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, với sự tham gia của hơn 7.000 thầy cô giáo và nhiều học sinh ở hơn 500 điểm cầu.
Ngân hàng câu hỏi thi kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 xây dựng theo hướng mở

Ngân hàng câu hỏi thi kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 xây dựng theo hướng mở

Để đảm bảo cho công tác ra đề thi và xây dựng ngân hàng câu hỏi thi cho kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025 theo hướng mở, phát huy trí tuệ tập thể toàn ngành, đồng thời phù hợp với phương thức một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa, Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã tổ chức các đợt tập huấn cho giáo viên trên toàn quốc.
Xem thêm
Phiên bản di động