-->

Quy định mới về dạy thêm, học thêm: Tác động sau một tháng triển khai

Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/2, đến nay, sau một tháng triển khai đã bước đầu tác động tích cực, làm thay đổi nhận thức, thói quen của người dạy, người học, phụ huynh học sinh và toàn xã hội với dạy thêm, học thêm. Các cấp quản lý cũng từng bước bắt nhịp với cách thức quản lý dạy thêm, học thêm mới: Quyết liệt, nghiêm túc, đúng quy định.
Thực hiện tốt “5 không” và “4 đề cao”, sớm chấm dứt dạy thêm, học thêm tràn lan Siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm: Cần thiết nhưng phải hợp lý Kiến nghị kiểm tra, đánh giá quy định về dạy thêm, học thêm để điều chỉnh nếu chưa phù hợp

Triển khai nghiêm túc, trách nhiệm, hiệu quả

Theo Bộ GD&ĐT, ngay sau khi ban hành Thông tư số 29, Bộ GD&ĐT đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 7/2/2025 về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm; ban hành Công văn số 545/BGDĐT-GDTrH ngày 11/2/2025 về việc tăng cường chỉ đạo đối với giáo dục phổ thông, trong đó đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở GD&ĐT thực hiện dúng quy định về quản lý dạy thêm, học thêm; ban hành Quyết định thành lập đoàn kiểm tra việc thực hiện Thông tư số 29.

Tác động tích cực sau một tháng triển khai quy định mới về dạy thêm, học thêm
Đoàn kiểm tra của Bộ GD&ĐT do Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng làm Trưởng đoàn đã kiểm tra việc thực hiện Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm tại Hà Nội.

Qua công tác kiểm tra và báo cáo của các địa phương cho thấy, việc ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Thông tư số 29 được các địa phương thực hiện sớm, chủ động, phù hợp với tình hình thực tiễn. Hiện nhiều địa phương đã ban hành quy định, một số địa phương đang trong quá trình lấy ý kiến để sớm ban hành. Cùng đó, các địa phương, nhà trường cũng tổ chức tuyên truyền từ sớm nội dung của Thông tư số 29 tới toàn thể học sinh, giáo viên, phụ huynh. Hình thức tuyên truyền được thực hiện đa dạng và đạt hiệu quả.

Các Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các nhà trường rà soát, điều chỉnh kế hoạch giáo dục, tập trung giải pháp để tiếp tục triển khai cho học sinh lớp 12 ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, học sinh lớp 9 ôn tập thi tuyển sinh khi có nguyện vọng; chỉ đạo tăng cường quản lý công tác dạy học 2 buổi/ngày tại các cơ sở giáo dục theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Các nhà trường phát huy hiệu quả nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và kinh phí hiện có để xây dựng kế hoạch tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường bảo đảm khoa học, phù hợp, đúng quy định, nhất là đối tượng học sinh cuối cấp. Các nhà trường rà soát lại phân công chuyên môn, tận dụng số giờ của giáo viên chưa bố trí đủ định mức lao động để phân công dạy thêm cho học sinh cuối cấp; tập trung nâng cao chất lượng dạy và học, nhất là chất lượng giờ học chính khóa; tiến hành các giải pháp đa dạng, linh hoạt và phù hợp với đơn vị để nâng cao chất lượng giáo dục; khuyến khích giáo viên trong các nhà trường dạy củng cố, bổ sung kiến thức cho học sinh nhằm bảo đảm ngưỡng đầu ra của mỗi môn học.

Ngoài ra, các Sở GĐ&ĐT đã phối hợp với Sở Tài chính nghiên cứu và đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hỗ trợ kinh phí phù hợp cho các cơ sở giáo dục để tổ chức ôn tập, bồi dưỡng học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh lớp cuối cấp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Tác động tới cấp quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh

Cũng theo Bộ GD&ĐT, Thông tư số 29 sau một tháng triển khai đã tác động tích cực tới nhận thức, hành động các cấp quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh.

Các địa phương, nhà trường, giáo viên, cha mẹ học sinh nhận thức rõ thêm về hệ lụy, tác hại của dạy thêm, học thêm tràn lan tới sức khỏe thể chất và tinh thần, sự phát triển toàn diện của học sinh, sự công bằng trong tiếp cận giáo dục của học sinh; gây ra sự lãng phí về thời gian, tài chính của học sinh và gia đình; ảnh hướng tới chất lượng giảng dạy chính khóa, hình thành tư duy môn chính - phụ; sự thụ động của các nhà trường; sự phụ thuộc vào nguồn thu từ chính những học sinh để chi trả bồi dưỡng giáo viên, sửa chữa cơ sở vật chất của nhà trường...

Tác động tích cực sau một tháng triển khai quy định mới về dạy thêm, học thêm
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhận thức đầy đủ và rõ ràng hơn về trách nhiệm và tầm quan trọng của dạy học chính khóa.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhận thức đầy đủ và rõ ràng hơn về trách nhiệm và tầm quan trọng của dạy học chính khóa, trách nhiệm trong việc hỗ trợ học sinh nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục; trách nhiệm và tầm quan trọng của việc trang bị cho học sinh ý thức tự học, tự chủ, tự giác trong các hoạt động giáo dục.

Chính quyền các cấp nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm trong quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn, bước đầu đã ban hành các kế hoạch, thành lập các đoàn kiểm tra việc thực hiện các quy định của Thông tư số 29. Các sở, ngành, đơn vị phối hợp của địa phương đã kịp thời có các hướng dẫn để thực hiện các quy định về dạy thêm ngoài nhà trường; từng bước đưa các hoạt động này đi vào quy củ, nền nếp, đúng pháp luật và tránh lãng phí.

Cha mẹ học sinh nhìn nhận rõ vai trò của gia đình trong phối hợp quản lý, giáo dục học sinh, không thể phó thác cho nhà trường; thúc đẩy tinh thần, quyết tâm tự học của học sinh tại gia đình.

Nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn, thúc đẩy tinh thần tự học

Bên cạnh những kết quả đạt được, sau một tháng triển khai Thông tư số 29, vẫn còn địa phương chậm ban hành văn bản hướng dẫn, ban hành quy định tại địa phương, dẫn tới lúng túng trong triển khai. Sự phối hợp giữa các sở, ngành trong triển khai các quy định về dạy thêm ngoài nhà trường có nơi chưa kịp thời nên một bộ phận giáo viên có nhu cầu dạy thêm lo lắng.

Cùng đó, việc chỉ đạo các cơ sở giáo dục điều chỉnh kế hoạch giáo dục của nhà trường để phù hợp với quy định của Thông tư ở một số nơi chưa kịp thời, sẵn sàng từ thời điểm Thông tư ban hành; dẫn tới việc dừng đột ngột việc dạy thêm trong nhà trường, ảnh hưởng tới tâm lý của học sinh, cha mẹ học sinh. Những vấn đề khách quan như thiếu cơ sở vật chất trường lớp; cha mẹ học sinh dựa vào nhà trường, giáo viên do không có đủ thời gian, kiến thức để kèm con học, kỳ vọng vào thành tích học tập cao của con em, áp lực thi cử; học sinh còn chưa thực sự chủ động trong học tập và có thể tự học… cũng tạo nên những băn khoăn khi Thông tư số 29 đi vào triển khai.

Tác động tích cực sau một tháng triển khai quy định mới về dạy thêm, học thêm
Quy định mới về dạy thêm, học thêm đã thúc đẩy tinh thần tự học của học sinh.

Thời gian tới, Bộ GD&ĐT cho biết sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo, thực hiện công tác tuyên truyền, truyền thông rộng rãi, đầy đủ về nội dung, ý nghĩa của Thông tư số 29; tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn. Sở GD&ĐT có trách nhiệm hỉ đạo các cơ sở giáo dục sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, bảo đảm học sinh được học tập đúng, đủ các môn học/hoạt động giáo dục bắt buộc, môn học tự chọn đáp ứng các yêu cầu cần đạt của chương trình.

Các Sở GD&ĐT cũng tiếp tục chỉ đạo các nhà trường tiếp tục đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá theo hướng hình thành phẩm chất, năng lực người học. Việc ra đề kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ, xét tuyển đầu cấp, thi tuyển sinh vào lớp 10… phù hợp với yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, không gây áp lực học thêm cho học sinh. Thực hiện khảo sát, phân loại trình độ học sinh để tổ chức ôn tập, bồi dưỡng cho những học sinh có kết quả học tập ở mức chưa đạt phù hợp. Không tổ chức ôn tập tràn lan, không đúng đối tượng, không hiệu quả, gây lãng phí.

Xây dựng mô hình hỗ trợ học tập trong các nhà trường dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo. Tổ chức cho học sinh tự học buổi 2 để tăng cường năng lực tự học, tự nghiên cứu trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên. Tùy tình hình thực tế và từng giai đoạn cụ thể xem xét phát động các phong trào tự học thiết thực, hiệu quả; đưa kết quả “tự học” trở thành mục tiêu thi đua, đánh giá trong năm học.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả quản lý nhà nước về dạy thêm học thêm theo thẩm quyền trách nhiệm. Trong đó, các Sở GD&ĐT phối hợp với các đơn vị chức năng có phương án phù hợp để hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên, các tổ chức, cá nhân thực hiện thuận lợi các thủ tục hành chính theo quy định để đăng ký dạy thêm, học thêm theo đúng quy định. Tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm; kịp thời phát hiện, tuyên dương khen thưởng, nhân rộng những tấm gương của tập thể, cá nhân tận tụy, tâm huyết, hết lòng vì học sinh.

Về lâu dài, Sở GD&ĐT cần tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương bố trí nguồn ngân sách của địa phương và tăng cường huy động nguồn lực xã hội hóa xây dựng đủ trường, lớp và bảo đảm chất lượng để mọi học sinh trong độ tuổi phổ cập giáo dục được đến trường, giảm áp lực trong tuyển sinh, nhất là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu vực đông dân cư, kiên quyết không để học sinh trong độ tuổi phổ cập giáo dục không được đến trường.

Thảo Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Vụ Tập đoàn Phúc Sơn: Truy tố Hậu "pháo" và nhóm cựu lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc

Vụ Tập đoàn Phúc Sơn: Truy tố Hậu "pháo" và nhóm cựu lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày 29/4, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố 41 bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn và một số tỉnh, thành.
Hòa bình, thống nhất và khát vọng hùng cường

Hòa bình, thống nhất và khát vọng hùng cường

Không ngẫu nhiên nhưng lại rất tình cờ, 22h đêm ngày 27/4, khi chuyến tàu “thống nhất” chạy từ Ga Hà Nội lướt qua phía đường Lê Duẩn nơi ghi chữ “Công viên Thống nhất”, bất ngờ pháo hoa được bắn lên rực sáng bầu trời Thủ đô chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Con gái tôi và bao bạn trẻ xung quanh háo hức ngước nhìn lên bầu trời rực sáng bởi pháo hoa, trong tôi cảm giác thật khó tả. Nhìn sự hân hoan của con cũng như các bạn trẻ, nhìn sự thanh bình của “Thành phố vì hòa bình” mới thấy hai chữ “thống nhất” thiêng liêng đến nhường nào.
Bầu bổ sung ông Nguyễn Thanh Tùng làm Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

Bầu bổ sung ông Nguyễn Thanh Tùng làm Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

Chiều 29/4, tại Kỳ họp thứ 22, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã miễn nhiệm và bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Giá vàng tăng mạnh trước kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Giá vàng tăng mạnh trước kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Giá vàng miếng SJC lại tăng vượt mốc 121 triệu đồng/lượng. Hiện chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế lên tới gần 17 triệu/lượng.
Chủ tịch nước quyết định đặc xá, tha tù trước thời hạn cho hơn 8.000 phạm nhân

Chủ tịch nước quyết định đặc xá, tha tù trước thời hạn cho hơn 8.000 phạm nhân

Chiều 29/4, Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Tòa án Nhân dân tối cao và các cơ quan hữu quan tổ chức họp báo công bố Quyết định về đặc xá năm 2025 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam.
HĐND Thành phố thông qua 20 Nghị quyết với tỷ lệ thống nhất cao

HĐND Thành phố thông qua 20 Nghị quyết với tỷ lệ thống nhất cao

“Ngay sau kỳ họp chuyên đề, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đề nghị Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố, các cấp, các ngành, các địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; tiếp tục quyết tâm chính trị cao, tập trung cao độ, tổ chức thực hiện khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ các nghị quyết của HĐND Thành phố được triển khai đầy đủ, kịp thời, hiệu quả”, đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch HĐND Thành phố nhấn mạnh.
Hoàn thành các phương án đàm phán thương mại với Hoa Kỳ trong ngày mai (30/4)

Hoàn thành các phương án đàm phán thương mại với Hoa Kỳ trong ngày mai (30/4)

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương đàm phán ký kết các hợp đồng mua bán, nhập khẩu các mặt hàng từ Hoa Kỳ như khí LNG, máy bay, thuốc, vật tư y tế, nông sản... trong tháng 5/2025. Đồng thời yêu cầu từng bộ, ngành liên quan xây dựng phương án cụ thể bảo đảm cân bằng thương mại, Bộ Công Thương tập hợp và hoàn thành các phương án đàm phán trong ngày mai (30/4).

Tin khác

Ấn tượng chung khảo Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh THPT thành phố Hà Nội

Ấn tượng chung khảo Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh THPT thành phố Hà Nội

Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông (THPT) thành phố Hà Nội lần thứ II - năm 2025 là hoạt động tri ân quá khứ, hướng tới tương lai; là minh chứng cho sự quan tâm của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thủ đô trong việc tạo ra sân chơi lành mạnh, giúp học sinh phát huy tối đa tiềm năng.
1.165.289 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

1.165.289 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Tính đến 17h ngày 28/4, kết thúc thời gian đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2025 theo quy định, đã có 1.165.289 thí sinh đăng ký dự thi.
Ngành GD&ĐT Hà Nội gặp mặt, tri ân các nhà giáo từng tham gia chiến trường

Ngành GD&ĐT Hà Nội gặp mặt, tri ân các nhà giáo từng tham gia chiến trường

Ngày 28/4, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức gặp mặt các nhà giáo tham gia chiến trường B, C, K và nhà giáo đi B trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Trường học Hà Nội sôi nổi tổ chức các hoạt động hướng về ngày 30/4

Trường học Hà Nội sôi nổi tổ chức các hoạt động hướng về ngày 30/4

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), nhiều hoạt động ý nghĩa đã được các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang của dân tộc, đồng thời giáo dục thế hệ học sinh hôm nay về tinh thần yêu nước và sự hy sinh cao cả của cha ông.
Danh sách 38 đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh

Danh sách 38 đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh

Tính đến hết tháng 3/2025, có 38 đơn vị là các đại học, học viện, trường đại học trên cả nước đủ điều kiện tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Xây dựng xã hội học tập, lan tỏa tinh thần học tập suốt đời

Xây dựng xã hội học tập, lan tỏa tinh thần học tập suốt đời

Diễn đàn Học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập với chủ đề “Học tập suốt đời để trở thành những người hữu dụng” thể hiện tinh thần, sự hưởng ứng của nhân dân Thủ đô nói chung và ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội nói riêng về việc học tập suốt đời; đồng thời là sáng kiến cụ thể nhằm thúc đẩy việc thực hiện hiệu quả kế hoạch về xây dựng Hà Nội trở thành “Thành phố học tập” theo định hướng của UNESCO.
6/6 học sinh đoạt Huy chương Vàng tại kỳ thi Olympic Giao lưu Toán học Turkmenistan lần thứ 2

6/6 học sinh đoạt Huy chương Vàng tại kỳ thi Olympic Giao lưu Toán học Turkmenistan lần thứ 2

Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, tham dự kỳ thi Olympic Giao lưu Toán học Turkmenistan lần thứ 2 (2nd International Mathematical Olympiad for High School Students, Turkmenistan), đoàn học sinh Việt Nam đã đạt thành tích xuất sắc với 6/6 học sinh đoạt Huy chương Vàng.
Công bố thủ tục hành chính nội bộ trong lĩnh vực chính sách đối với nhà giáo

Công bố thủ tục hành chính nội bộ trong lĩnh vực chính sách đối với nhà giáo

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có Quyết định số 1137/QĐ-BGDĐT về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước lĩnh vực chế độ, chính sách đối với nhà giáo thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ GD&ĐT.
Trên 1 triệu thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Trên 1 triệu thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Tính đến 17h ngày 24/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 1.031.163 thí sinh đã đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
“Bình dân học vụ số”: Nền tảng cho sự phát triển

“Bình dân học vụ số”: Nền tảng cho sự phát triển

“Bình dân học vụ số” là bước tiến quan trọng nhằm giúp người dân tiếp cận và tận dụng công nghệ trong cuộc sống, hình thành cộng đồng thích ứng với chuyển đổi số; tham gia xây dựng Chính phủ số, xã hội số, kinh tế số, công dân số.
Xem thêm
Phiên bản di động