Phố Hàng Chiếu
Phố Hàng Bồ | |
Phố Hàng Trống – Truyền thống đậm đà | |
Phố Hàng Thiếc |
Trên vòm cửa chính còn có lầu “Vọng Địch” và dòng chữ Đông Hà Môn (Của Đông Hà). Có truyền thuyết ghi lại: Tướng Pháp Frăng-xoa-gác-niê thúc quận hùng hổ lao vào đánh chiếm cửa Ô đã gặp phải sức kháng cự mãnh liệt hàng trăm chiến sĩ dưới sự chỉ huy của một ông Chưởng Cơ quyết chiến đấu đến người cuối cùng. Khâm phục tinh thần yêu nước quyết chống giặc của vị chỉ huy trấn giữ cửa Ô, người dân gọi Đông Hà Môn là Ô Quan Chưởng. Tên gọi tồn tại vững bền đến ngày nay.
Xưa kia nơi đây nguyên là đất thôn Thanh Hà, tổng Đồng Xuân, huyện Thọ Xương. Thôn gần 2 con sông Hồng và Tô Lịch thuận lợi cho việc buôn bán. Sản phẩm chiếu cói từ quê hương đồng chua, nước mặn Ninh Bình – Thái Bình chuyển đến đây bán đầy trên phố nên có tên phố Hàng Chiếu. Đầu thế kỷ XIX những lái buôm từ Bát Tràng cũng mang hàng đến bày bán tại các quầy hàng những chồng bát ăn cơm, bát tô canh, bát chiết yêu… đủ cỡ, đủ loại nên có một thời gian phố có tên là phố Hàng Bát.
Thời ấy đường phố chật hẹp lầy lội, nhà cửa trên phố thường lợp tranh lụp xụp. Năm 1817, đường phố mở rộng, nhiều ngôi nhà phải dỡ đi, kể cả ngôi đình làng Thanh Hà sát Ô Quan Chưởng cũng phải dời đến số nhà 77 nhưng mặt chính lại quay sang phố Ngõ Gạch số nhà 10. Thời tạm chiếm thực dân Pháp đổi tên phố là Giăng-đuy-puy, tên của mật thám kiêm lái buôn người Pháp. Nhưng dân chúng cứ gọi là phố Mới (phố mới mở). Hòa bình lập lại ta khôi phục tên cũ phố Hàng Chiếu.
Có thể nói phố Hàng Chiếu là một trong ít phố cổ đến nay vẫn còn bán mặt hàng chuyên doanh truyền thống. Rải rác trên phố và nhất là cuối phố những chiếc chiếu cói quen thuộc vẫn nổi bật hấp dẫn khách hàng. Chiếu cói có nhiều loại, nhiều kích cỡ phù hợp với công dụng của từng gia đình, phổ biến nhất vẫn là chiếu có hoa văn đường viền diềm đỏ cùng chữ “Song Hỷ” cách điệu nằm gọn gàng, tươi tắn giữa chiếu. Xếp cạnh là các loại chiếu được cải tiến như chiếu ni-lon, chiếu trúc, chiếu gỗ… Thảm cũng là mặt hàng được ưa thích, thảm nhỏ để chùi giày, thảm dệt phong cảnh để treo tường, thảm cao su ghép đủ màu sặc sỡ để lát trên sàn nhà. Mặt hàng được buôn bán sầm uất nhất trên phố là bao bì phục vụ cho ngành thương mại đang phát triển mạnh mẽ trong nước.
Từ những túi màng ni-lon cung cấp cho những người bán rau, quả, thịt, cá để khách hàng tiện mang sách, đến những túi hàng được in nhãn mác thật sặc sỡ phục vụ cho việc quảng bá thương hiệu uy tín của các doanh nghiệp, các siêu thị đến tận tay “thượng đế”. Xếp chồng chất trong các cửa hàng là những bao tải dứa, bao tải gai, những cuộn dây đay, dây ni-lon đủ màu sắc cùng với các đai nẹp nhựa, nẹp sắt, băng dính giúp cho việc chằng buộc các kiện hàng được chắc chắn thuận tiện.
Hàng Chiếu còn có hơn chục cửa hàng văn hóa phẩm, tạp phẩm, mỹ phẩm. Những chồng vở, chồng sổ tay cùng với các quầy hàng với hàng trăm mặt hàng nhìn đến rối mắt, đa phần bán buôn đi các tỉnh.
Hàng Chiếu giờ đây tấp nập từ sáng đến tối. Những chiếc xe tải nhỏ chở đến, chở đi những kiện hàng đầy ắp thùng xe. Từng dẫy xe máy của “đội quân xe ôm” luôn túc trực trước quầy hàng sẵn sàng chở hàng đến “cửa đối tác”. Đội quân bán dạo bằng xe đạp những túi màng ni-lon đựng hàng thường xuyên đến Hàng Chiếu lấy hàng với giá “sát gốc”.
Mỗi lần qua Hàng Chiếu du khách đều cảm nhận một không khí đô hội rất đặc trưng của Hà Nội.
Lê Nhật Tăng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Tin khác
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở
Tôi yêu Hà Nội 16/01/2025 22:43
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 15:09
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 12:29
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30