Cửa ô duy nhất của kinh thành Thăng Long
Qua bao biến động của lịch sử, các cuộc chiến tranh liên miên đã xoá đi nhiều cửa ô của kinh thành Thăng Long xưa. Lần giở lịch sử có thể thấy tên các cửa ô cho đến nay vẫn hiện hữu, trở thành tên địa danh, phố phường như: Quận Cầu Giấy, phường Ô Đống Mác, phường Ô Cầu Dền, phường Ô Chợ Dừa…
Nhắc đến Ô Quan Chưởng, hẳn không ít người biết cửa ô này còn có tên khác là Ô Đông Hà, được xây dựng vào thời vua Lê Hiển Tông (1749). Cửa ô này nằm ở phía Đông của kinh thành Thăng Long, cách bến sông Hồng xưa chỉ khoảng 80 mét nên thuận lợi cho việc đi lại, buôn bán từ các vùng khác với kinh thành.
Đến ngày nay, Ô Quan Chưởng vẫn còn giữ nguyên được kiến trúc ban đầu là vọng lâu với cửa chính ở giữa và 2 cửa phụ 2 bên. Cổng cao 3m, vọng lâu với kiểu mái uốn cong được đặt trên tầng 2, có lan can bao quanh.
Ô Quan Chưởng là một trong những di tích lịch sử thuộc “top” các điểm du lịch “lãng mạn” nhất tại Thủ đô duy nhất còn sót lại. Ảnh: Đinh Luyện |
Ô Quan Chưởng mang trong mình nhiều huyền thoại. Điều này hẳn nhiên đúng. Những tích xưa, chuyện cũ của Ô Quan Chưởng cũng muôn hình vạn trạng. Giở lại lịch sử thì có vài giả thuyết về cái tên Ô Quan Chưởng này nhưng có lẽ giả thuyết về một viên Chưởng cơ cùng với những nghĩa sĩ của mình đã chiến đấu anh dũng chống lại quân Pháp trong đợt đánh vào thành Hà Nội năm 1873 được nhiều người đồng tình nhất.
Vị Chưởng cơ này cùng với khoảng một trăm đồng đội đã quyết chiến đấu đến cùng. Sau vì đuối thế, vị Chưởng cơ bị bắt, bị chém ngay trước cửa ô. Nhân dân tiếc thương, từ đó gọi tên cửa ô này bằng cái tên mới Ô Quan Chưởng để ghi nhớ sự hy sinh lẫm liệt của người con trung dũng.
Xưa là vậy, giờ Ô Quan Chưởng đã bạc màu thời gian. Tôi đã chọn Ô Quan Chưởng làm nơi ngắm nhìn Hà Nội trọn một ngày. Dưới mái vòm Ô Quan Chưởng, 24 giờ nơi cửa ô tựa như một lát cắt nhỏ trong nhịp sống hối hả của người Hà Nội và những người dân tứ xứ đang tất tả mưu sinh ở đất Hà thành. Tôi chợt nghiệm ra rằng, giữa nhịp sống đô thị hối hả, ở Ô Quan Chưởng nét phôi pha của thời gian vẫn còn được giữ lại.
Dễ thấy, những buổi chiều muộn đi qua cửa ô như thấy một lớp bụi thời gian đã phủ lấp ở nơi này. Những viên gạch xây tường có chỗ đã đỏ lậm vì sương gió. Không ít kẽ gạch thỉnh thoảng lấm chấm màu xanh của những cây dương xỉ bám vào. Phố Ô Quan Chưởng giờ vẫn là một trong những lối đi từ phía tả ngạn sông Hồng vào trong nội thành. Con phố giản dị, có phần yên bình vì có nhiều bóng cây và ở cuối phố vẫn là cửa ô xưa cũ của kinh thành.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22
Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng
Tin mới 22/01/2025 11:39
Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1
Tin mới 20/01/2025 15:24
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”
Tin mới 19/01/2025 20:11
Hướng dẫn cách tính chế độ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy
Tin mới 18/01/2025 06:17