-->

Phố Hàng Bài

Phố Hàng Bài nằm giữa phố Đinh Tiên Hoàng và phố Huế có chiều dài hơn 600m. Phố hình thành vào cuối thế kỷ XIX nằm trên đất của hai thôn Vũ Thạch và Hàm Châu, thuộc tổng Tả Nghiêm huyện Thọ Xương xưa. Dấu tích Đình làng Vũ Thạch hiện còn trong khuôn viên số nhà 13 phố Bà Triệu, ngõ sau phố Hàng Bài.
pho hang bai Đường Điện Biên Phủ
pho hang bai Phố Hàng Bè
pho hang bai Phố Hàng Chiếu

Đầu phố Hàng Bài sát Hồ Gươm là chợ Mới – Hàng Bài. Chợ có nhiều hàng chuyên bán lá bài tổ tôm, tam cúc... Mặt hàng chuyên doanh này tạo nên tên phố.

Khi thực dân Pháp chiếm Hà Nội, chúng xóa bỏ chợ, đổi tên phố Hàng Bài thành Đồng Khánh và dồn đuổi các cửa hàng bán lá bài tam cúc, tổ tôm ra khỏi phố. Một số nhà tư bản Pháp chiếm những vị trí đẹp đầu phố dựng lên hàng buôn tạp hóa lớn nhất Hà Nội lúc bấy giờ, nuốt chửng các số nhà 1 đến 15, treo biển “Cửa hàng liên hiệp thương mại Đông Dương”. Người Hà Nội đương thời gọi là hiệu “Gô Đa”.

pho hang bai
Phố Hàng Bài

Đối diện bên kia đường là các hãng thuốc tây và cửa hàng thực phẩm. Số nhà 40 ở khoảng giữa phố là một trại lính khố xanh đóng giữ. Rải rác khắp phố là các dinh thự rộng lớn, bề thế của các quan tây trong bộ máy cai trị của thực dân. Số nhà 45 là rạp Majestique chiếu phim phục vụ bọn thực dân Pháp.

Duy nhất trên phố có một trường học dành cho người Việt Nam, tên trường “Nữ sinh Đồng Khánh”. Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 trường là trụ sở của Bộ Quốc phòng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Hòa bình lập lại trường lại đổi tên là trường THPT Trưng Vương. Trường từng được Bác Hồ đến thăm nhiều lần vì có thành tích dạy giỏi, học giỏi.

Tên phố Đồng Khánh năm 1946 được chính quyền cách mạng đổi thành phố Triệu Quốc Đạt. Năm 1954 phố được đặt tên cũ là phố Hàng Bài. So với các phố cổ Hàng Bài rộng rãi, khang trang, thông thoáng.

Cửa hàng bách hóa tổng hợp trên nền hiệu “Gô Đa” cũ ở đầu phố, từng là địa chỉ cũ thân quen hơn nửa thế kỷ của người dân Hà Nội và các tỉnh thành miền Bắc tới Thủ Đô mua sắm. Giờ đây nơi này được xây thành một trung tâm thương mại bề thế, lịch sự, hiện đại, với những quầy hàng sang trọng, những mặt hàng quý giá, đắt tiền. Phần lớn phục vụ những khách hàng “hầu bao rủng rỉnh”.

Bên kia đường, các cửa bày bán đồ gia dụng, máy giặt, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, máy ảnh kỹ thuật số, điện thoại di động... của những hãng nổi tiếng thế giới. Rải rác trên phố là trụ sở của các Tập đoàn tài chính như Vietcombank gồm hai trụ sở ở số 2 và số 52. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Ngân hàng Phương Nam có trụ sở sừng sững ở số nhà 57 với lối kiến trúc hiện đại và độc đáo. Cửa hàng thời trang FT 2000 chiếm một mặt bằng rộng rãi, trưng bày đủ loại quần áo các kiểu, khách ra vào tấp nập.

Phố Hàng Bài cũng hình thành một thị trường chuyên doanh âm thanh điện tử. Nơi đây lúc đầu chỉ có một số người buôn bán nhỏ lẻ ăn theo hai cửa hàng quốc doanh là Hồ Gươm Audio số 33 và Xí nghiệp băng hình Hà Nội số 45 rồi từ các “chợ Cóc” chuyên bán băng đĩa vỉa hè đã thành một dãy các cửa hàng san sát bày bán đủ loại đầu đĩa, loa, ămpowli, micro, máy ghi âm cùng các loại hình dịch vụ thu thanh lồng tiếng, sao in băng đĩa nạp, phần mềm phục vụ cho nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng về văn hóa, thông tin của người dân thành phố.

Trên phố còn có các quầy sách báo bán các loại từ điển Kim bên cạnh những cửa hàng nhiếp ảnh nổi tiếng như Hoàng Hải, Quốc Huy, Sao Mai... trang bị hiện đại và luôn luôn đổi mới.

Rạp chiếu bóng tháng 8 nổi tiếng, tiền thân là rạp Majestique đã được cải tạo với nhiều phòng chiếu có thiết bị hiện đại, tiện nghi nhằm phục vụ khán giả chu đáo hơn, mở cửa suốt ngày nhất là buổi tối thu hút đông đảo khán giả Thủ Đô và du khách trong nước về thăm Hà Nội. Đây trở thành địa điểm hấp dẫn đối với giới sành điện ảnh của Hà Nội.

Phố Hàng Bài với địa thế thuận lợi, nằm trên trục Bắc Nam của Thủ Đô, đầy tiềm năng phát triển, nhạy cảm với vận hội mới, thời cơ mới đang cùng Thủ Đô bước vào hội nhập quốc tế góp phần làm đẹp thêm Thành phố vì Hòa Bình. Thủ đô ngàn năm văn hiến.

LÊ NHẬT TĂNG

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

(LĐTĐ) Chiều 24/1 (25 tháng Chạp), ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người dân đã cồng kềnh hành lý trở về quê nghỉ Tết. Các bến xe và tuyến đường hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông đúc, dòng người và phương tiện nối đuôi nhau hối hả về quê đón Tết.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Dự kiến thời gian bắn 15 phút, từ 0 giờ đến 00h15 ngày 29/1/2025 (tức đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025). Kinh phí phục vụ bắn pháo hoa từ nguồn xã hội hóa.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, để giảm ùn tắc giao thông, đơn vị sẽ tổ chức giao thông tại một số điểm, nút. Đáng chú ý, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho phép một số loại phương tiện được phép rẽ phải liên tục tại một số nút giao thông trên địa bàn thành phố.
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Ngày 24/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc Tết và kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"

Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"

(LĐTĐ) Ngày 24/1 (tức 25 tháng Chạp) là ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, tại nhiều tuyến đường Thủ đô, giao thông có dấu hiệu “tăng nhiệt”.

Tin khác

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 16/1, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình giao lưu, tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu đại diện cán bộ Công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội - một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Hà Nội.
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

(LĐTĐ) Chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút.
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

(LĐTĐ) Hưởng ứng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, nhằm thúc đẩy và phát triển đa dạng, đặc sắc các sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Ba Đình phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đáng chú ý, vượt qua hàng nghìn tác phẩm, loạt bài viết "Phát triển kinh tế làng nghề - làm sao để “được nhiều hơn mất”?" của Báo Lao động Thủ đô đã giành giải Ba cuộc thi viết Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Xem thêm
Phiên bản di động