--> -->

Phát triển nghề tẩm quất, tạo việc làm, thu nhập cho người khiếm thị

Hội người mù các cấp thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai nhiều giải pháp để phát triển nghề tẩm quất xoa bóp nhằm tạo việc làm, thu nhập cho người khiếm thị, giúp họ cảm thấy tự tin hơn khi hòa nhập với cộng đồng xã hội.
Dừng công nghệ 2G, cơ hội để người dân tiếp cận dịch vụ số Chuyện về cô giáo 9x đảm đang, giỏi nghề Sôi nổi Hội thi tay nghề tẩm quất xoa bóp Hội người mù thành phố Hà Nội lần thứ I

Ông Nguyễn Huy Việt - Phó Chủ tịch Hội người mù thành phố Hà Nội cho biết, nghề tẩm quất xoa bóp được xác định là nghề mũi nhọn nên Hội người mù thành phố Hà Nội đã chủ động triển khai xây dựng cơ sở vật chất, phương thức quản lý, đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên.

Trong ba năm gần đây, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp Hội người mù Thành phố đã mở được 12 khóa đào tạo nghề tẩm quất cho 211 học viên và 12 học viên được học nghề tại Trung tâm đào tạo phục hồi chức năng của Trung ương Hội người mù Việt Nam. Số học viên khi tốt nghiệp đều có tay nghề kỹ thuật đảm bảo cho việc hành nghề. Sau đào tạo số lượng học viên có việc làm đạt tỷ lệ trên 90%.

Phát triển nghề tẩm quất, tạo việc làm, thu nhập cho người khiếm thị
Việc đào tạo nghề tẩm quất xoa bóp cho hội viên luôn được Hội người mù các cấp thành phố Hà Nội quan tâm triển khai.

Để đáp ứng ngày càng tốt hơn về chất lượng giảng dạy, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp Hội người mù Thành phố đã tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học nâng cao trình độ chuyên môn cũng như công tác quản lý. Bên cạnh đó, Hội người mù Thành phố cũng đã tổ chức đi tham quan các đơn vị bạn để học tập về phương thức quản lý, cách bố trí phòng, cách thức tiếp thị, trang phục.

Song song với sự hỗ trợ của Hội người mù thành phố Hà Nội, ở các địa phương, Hội người mù cũng chú trọng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, nâng cao vị thế nghề nghiệp và thu nhập cho kỹ thuật viên tại các cơ sở tẩm quất xoa bóp trên địa bàn. Ông Hoàng Văn Lý - Chủ tịch Hội người mù quận Hoàn Kiếm cho biết, Hội người mù quận đang quản lý, khai thác hiệu quả Cơ sở tẩm quất Toàn Phát tại 2 địa chỉ là số 95 Hàng Buồm và số 33 Bát Sứ, Hoàn Kiếm. Tổng diện tích của cơ sở là 66 m2 với 7 giường tẩm quất và 4 ghế massage chân.

Để khai thác hiệu quả Cơ sở tẩm quất Toàn Phát, Hội người mù quận đã chú trọng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ; đồng thời, thường xuyên mở các khóa đào tạo nâng cao kỹ năng cho các kỹ thuật viên như: Khóa học xoa bóp bàn chân, khai thông cột sống, massage dầu và đá nóng; xây dựng quy trình đón tiếp, phục vụ và chăm sóc khách hàng bài bản, trong đó, chú trọng các kênh phản hồi của khách hàng qua Zalo và Facebook; chú trọng đến kỹ năng mềm của nhân viên như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sử dụng Google dịch trên điện thoại.

Cơ sở cũng đã ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nên các loại hình sản phẩm dịch vụ rất đa dạng mà đội ngũ nhân viên cũng như quản lý vẫn nắm bắt được quy trình hoạt động hằng ngày một cách rõ ràng, minh bạch. Bên cạnh đó, cơ sở chú trọng đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo thông qua Fanpage, trang web, Zalo và nâng cao độ nhận diện thông qua hệ thống biển quảng cáo, bảng giá và trang bị đồng phục cho nhân viên.

“Với việc chú trọng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và không ngừng nâng cao kỹ năng tay nghề, kỹ năng mềm cho các kỹ thuật viên, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, marketing, thương hiệu của Cơ sở tẩm quất Toàn Phát ngày càng được lan tỏa và lượng khách đến sử dụng dịch vụ ngày càng đông. Số lượng khách trung bình hằng tháng đạt từ 550 - 600 khách. Mức thu nhập bình quân của người lao động tại cơ sở đạt 7 triệu đồng/người/tháng”, ông Hoàng Văn Lý nhấn mạnh.

Phát triển nghề tẩm quất, tạo việc làm, thu nhập cho người khiếm thị
Hội người mù thành phố Hà Nội tổ chức Hội thi tay nghề tẩm quất xoa bóp nhằm tạo điều kiện cho các hội viên làm nghề có cơ hội giao lưu, học hỏi, ôn lại lý thuyết, rèn luyện, nâng cao kỹ năng thực hành nghề.

Thực tế cho thấy, nghề tẩm quất xoa bóp đang có sự phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng; tay nghề của kỹ thuật viên từng bước được nâng lên; nhiều người khiếm thị có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định và tổ chức Hội có thêm nguồn thu để đẩy mạnh các phong trào hoạt động và chăm sóc hội viên.

Theo số liệu thống kê của Hội người mù thành phố Hà Nội, hiện nay, toàn Thành hội có khoảng 235 cơ sở tẩm quất xoa bóp của người khiếm thị, trong đó, có 15 cơ sở do Hội quản lý, 220 cơ sở do hội viên đứng ra đầu tư. Hầu hết các cơ sở hoạt động khá hiệu quả, giải quyết việc làm cho gần 2.000 lao động là người khiếm thị với mức lương hằng tháng đạt từ 5 - 8 triệu đồng/người/tháng, đặc biệt, có cơ sở mức lương bình quân đạt trên 10 triệu đồng/người/tháng. Các cơ sở tư nhân hoạt động theo nhiều phương thức khác nhau như: Cổ phần, khoán sản phẩm, có cơ sở trả lương cứng, có cơ sở vừa khoán sản phẩm, vừa trả lương cứng… Tổng doanh thu của các cơ sở mỗi năm ước đạt gần 300 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch Hội người mù thành phố Hà Nội Nguyễn Huy Việt chia sẻ, khi chưa có nghề tẩm quất nhiều người mù sống phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình người thân đời sống hết sức khó khăn. Tuy nhiên, khi đã có nghề tẩm quất, hội viên Hội người mù đã từng bước vươn lên làm chủ cuộc sống. Nhiều hội viên đã trở thành lao động chính và là trụ cột về kinh tế của gia đình. Có việc làm và thu nhập giúp người mù cảm thấy tự tin hơn khi hòa nhập với cộng đồng xã hội. Điều này thêm một lần nữa khẳng định giá trị lời dạy của Bác Hồ: “Tàn nhưng không phế”, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo tại các địa phương.

Mạnh Quân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các phường, xã; các cơ sở giáo dục về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3.
Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Những ngày tháng Bảy, khi kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa khép lại, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh các sĩ tử vui mừng, rơi nước mắt, hoặc lặng lẽ suy tư với điểm thi và tính toán đặt nguyện vọng. Bầu không khí ấy khiến không ít người thuộc thế hệ trước lại thấy bồi hồi, xao xuyến khi ký ức về những mùa thi đại học “từ thế kỷ trước” chợt ùa về, nguyên vẹn như chưa từng phai nhạt.
Tháng Công nhân 2025: Khẳng định vai trò tổ chức Công đoàn, lan tỏa tinh thần tiên phong, sáng tạo

Tháng Công nhân 2025: Khẳng định vai trò tổ chức Công đoàn, lan tỏa tinh thần tiên phong, sáng tạo

Kết thúc Tháng Công nhân năm 2025, có 27.075 Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp tổ chức ít nhất một hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025, vượt chỉ tiêu Tổng Liên đoàn giao năm 2025; có 40 địa phương, ngành ghi nhận 100% Công đoàn cơ sở khối hành chính sự nghiệp có hoạt động cụ thể hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025.
Tránh bão cho xe ô tô

Tránh bão cho xe ô tô

Tránh bão cho xe ô tô
Việt Nam nằm trong top 10 thế giới về Chỉ số AI năm 2025

Việt Nam nằm trong top 10 thế giới về Chỉ số AI năm 2025

Việt Nam xếp thứ 6 trong tổng số 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên Bảng Chỉ số AI Thế giới năm 2025, với 59,2 điểm, vượt nhiều nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Đức.
Tin bão mới nhất: Bão số 3 tăng cấp, tiến thẳng vào đất liền từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa

Tin bão mới nhất: Bão số 3 tăng cấp, tiến thẳng vào đất liền từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa

Bão số 3 đang có những diễn biến phức tạp, tiếp tục mạnh lên và dự kiến sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa vào trưa đến chiều mai (22/7).
Đảm bảo cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân trong mọi tình huống

Đảm bảo cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân trong mọi tình huống

Để chủ động ứng phó ảnh hưởng của bão số 3, các đơn vị y tế trên địa bàn Hà Nội đã chủ động xây dựng các phương án, điều kiện tốt nhất đảm bảo công tác cấp cứu, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân trong mọi tình huống.

Tin khác

Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, thị trường lao động Hà Nội trong tháng 7/2025 tăng trưởng ổn định nhờ sự tăng trưởng tích cực của các nhóm ngành dịch vụ, du lịch lữ hành, đầu tư công và FDI. Dự báo một số ngành sẽ có nhu cầu nhân lực cao như dịch vụ du lịch, lữ hành, y tế - chăm sóc sức khỏe, công nghiệp chế biến chế tạo, thương mại dịch vụ.
Kiến nghị bỏ mức trần thu nhập để thu hút nhân tài về nước

Kiến nghị bỏ mức trần thu nhập để thu hút nhân tài về nước

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh rằng lời kêu gọi chung chung "về nước đóng góp" sẽ không hiệu quả nếu thiếu những dự án. Bà kiến nghị cần có những cơ chế, đơn đặt hàng cụ thể.
Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp

Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp

Đối với người lao động, việc tăng lương tối thiểu vùng sẽ giúp họ có thêm khoản chi tiêu, giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, còn đối với doanh nghiệp, mặc dù có áp lực nhưng việc tăng lương cũng sẽ mang lại lợi ích thiết thực khi giữ được chân người lao động và góp phần thúc đẩy năng suất lao động. Chính bởi vậy, thông tin Hội đồng lương Quốc gia đã chốt trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng với mức 7,2%, thực hiện từ 1/1/2026 đã thu hút sự quan tâm, chú ý của cả doanh nghiệp và người lao động, cả hai bên đều cho rằng đây là mức tăng hợp lý.
Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025

Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025

Mới đây, Bộ Nội vụ đã công bố thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức, viên chức năm 2025.
Phát huy nguồn lực người lao động cao tuổi

Phát huy nguồn lực người lao động cao tuổi

Sau khi nghỉ hưu, nhiều người cao tuổi có sức khỏe, khả năng và điều kiện vẫn mong muốn được tiếp tục đóng góp trí và lực cho sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, cũng còn một bộ phận không nhỏ người cao tuổi không có lương hưu và trợ cấp xã hội có nhu cầu làm việc để tự nuôi sống bản thân. Những yếu tố này đòi hỏi Việt Nam cần có những chính sách phù hợp để tận dụng, phát huy nguồn lực người cao tuổi, bảo đảm quyền, chế độ cho họ đồng thời cũng để thích ứng với thời kỳ dân số già đang diễn ra mạnh mẽ.
Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm

Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm

Từ 1/1/2026, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm. Đây là một trong những nội dung mới tại Luật Việc làm 2025.
6 tháng, cả nước có 1,05 triệu người thất nghiệp

6 tháng, cả nước có 1,05 triệu người thất nghiệp

Báo cáo tình hình lao động, việc làm quý II và 6 tháng đầu năm 2025 của Cục Thống kê (Bộ Tài chính), cho thấy tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của quý II năm nay cao so với quý trước, nhưng thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.
Học nghề hệ 9+: Cơ hội lập nghiệp cho các bạn trẻ

Học nghề hệ 9+: Cơ hội lập nghiệp cho các bạn trẻ

Thời điểm này, đa số các em học sinh vừa rời mái trường Trung học cơ sở (THCS) ở Hà Nội đã lựa chọn được điểm đặt chân mới cho chặng đường học tập tiếp theo của mình ở các trường Trung học phổ thông (THPT) công lập hoặc dân lập. Tuy nhiên, vẫn còn không ít trường hợp vì nhiều lý do khác nhau, không thể tiếp tục con đường học hành ở các trường THPT. Với những trường hợp này, chương trình đào tạo nghề hệ 9+ đang được triển khai tại nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn thành phố Hà Nội thật sự là cơ hội quý dành cho các em.
Nghỉ hè sinh viên về quê tìm bình yên hay ở lại kiếm cơ hội?

Nghỉ hè sinh viên về quê tìm bình yên hay ở lại kiếm cơ hội?

Mỗi dịp hè đến, sinh viên lại đứng giữa ngã rẽ lựa chọn: về quê nghỉ ngơi sau những tháng ngày học tập căng thẳng hay ở lại thành phố tìm việc làm thêm, tích lũy kinh nghiệm? Đằng sau mỗi quyết định là một câu chuyện và là lựa chọn phù hợp với bản thân của mỗi người.
Phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn: Tăng tốc đào tạo chuyên sâu

Phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn: Tăng tốc đào tạo chuyên sâu

Công nghiệp bán dẫn là ngành công nghiệp quan trọng, đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của công nghệ thông tin, viễn thông và nhiều lĩnh vực khác. Để phục vụ cho chiến lược phát triển ngành này, Việt Nam đặt mục tiêu đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực chất lượng cao, trong đó có 42.000 kỹ sư, 7.500 thạc sĩ, 500 nghiên cứu sinh và 5.000 chuyên gia trí tuệ nhân tạo (AI).
Xem thêm
Phiên bản di động