Phạm nhân được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
![]() | Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện |
![]() | Vận động đảng viên gương mẫu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện |
Luật Thi hành án hình sự năm 2019 chính thức được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khoá 14, sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Luật Thi hành án hình sự năm 2019 gồm 16 chương, 207 điều và có nhiều nội dung mới về phạm vi điều chỉnh, tha tù trước thời hạn có điều kiện, thi hành án tử hình, thi hành án đối với pháp nhân thương mại, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của phạm nhân đang chấp hành án…
Luật được sửa đổi đã khắc phục bất cập, hạn chế trong thực tiễn công tác thi hành án, thể hiện tính nhân văn sâu sắc bảo đảm quyền lợi của phạm nhân, đảm bảo quyền con người, quyền công dân theo tinh thần Hiến pháp năm 2013 và các công ước, điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
![]() |
Các phạm nhân nữ. (Nguồn ảnh minh họa: Báo Giao thông) |
Đáng chú ý, Luật bổ sung các nhóm quyền cho phạm nhân như: Được đề nghị xét đặc xá, bồi thường thiệt hại, được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Phạm nhân được tự mình hoặc thông qua người đại diện để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, tại Điều 27 của Luật quy định phạm nhân có các quyền và nghĩa vụ như sau:
* Về quyền:
a) Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân;
b) Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế theo quy định; gửi, nhận thư, nhận quà, tiền; đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện của nơi chấp hành án;
c) Được tham gia hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ;
d) Được lao động, học tập, học nghề;
đ) Được gặp, liên lạc với thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân; đối với phạm nhân là người nước ngoài được thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;
e) Được tự mình hoặc thông qua người đại diện để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật;
g) Được bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo; được đề nghị xét đặc xá, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
h) Được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
i) Được sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật;
k) Được khen thưởng khi có thành tích trong quá trình chấp hành án.
* Luật cũng quy định phạm nhân có các nghĩa vụ:
a) Chấp hành bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự trong quá trình thi hành án hình sự và các quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ phạm nhân, các tiêu chuẩn thi đua chấp hành án;
c) Chấp hành yêu cầu, mệnh lệnh, hướng dẫn của cán bộ cơ sở giam giữ phạm nhân;
d) Lao động, học tập, học nghề theo quy định;
đ) Phạm nhân làm hư hỏng, làm mất hoặc hủy hoại tài sản của người khác thì phải bồi thường.
Khoản 3 Điều 27 quy định: “Phạm nhân có quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này”.
Về chế độ lao động, tổ chức lao động cho phạm nhân, khoản 4 Điều 32 bổ sung quy định: Phạm nhân được nghỉ lao động trong các trường hợp sau đây: Phạm nhân bị bệnh, không đủ sức khỏe lao động và được y tế trại giam xác nhận; phạm nhân đang điều trị tại cơ sở y tế; phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh, được y tế trại giam xác nhận; phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật về lao động.
Về tổ chức lao động cho phạm nhân, Điều 33 của Luật quy định: Căn cứ vào độ tuổi, sức khỏe, giới tính, mức án, tính chất, mức độ hành vi phạm tội của phạm nhân; điều kiện đất đai, tài nguyên, ngành, nghề, trang thiết bị, phương tiện, vật tư, nguồn vốn mà trại giam đang quản lý và điều kiện cụ thể của trại giam; khả năng hợp tác với tổ chức, cá nhân để tổ chức lao động cho phạm nhân, Giám thị trại giam lập kế hoạch tổ chức lao động cho phạm nhân trong năm, gửi cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng để phê duyệt (khoản 1). Trại giam tổ chức lao động cho phạm nhân theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
B.D
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/5: Ngày nắng, chiều tối có nơi có dông

Sáng nay (5/5), Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 9

Giá xăng dầu hôm nay (5/5): Giá dầu thế giới lao dốc, trong nước chiều nay dự báo có thể giảm?

Nhận định Girona vs Mallorca: “Ngựa ô” kiệt sức đối đầu đội khách thảnh thơi

Genoa vs AC Milan: Tìm lại vị thế

Nhận định Crystal Palace vs Nottingham Forest: Hy vọng cuối cùng cho đội khách

Giá vàng hôm nay (5/5): Giá vàng trong nước dự báo giảm
Tin khác

Người lao động được nghỉ mấy ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9?
Chính sách 04/05/2025 10:08

Từ 1/7/2025, thay đổi mức hưởng chế độ nghỉ ốm đau dài ngày
Chính sách 03/05/2025 07:37

Những điều kiện cần có để lao động hợp đồng được hỗ trợ khi sắp xếp bộ máy
Chính sách 02/05/2025 13:11

Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025
Chính sách 01/05/2025 11:19

Hưởng lương ra sao nếu đi làm vào ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5?
Chính sách 01/05/2025 08:37

Đề xuất điều chỉnh mức trợ cấp đối với thanh niên xung phong lên 1 triệu đồng/tháng
Chính sách 28/04/2025 09:26

Hướng dẫn mới nhất về thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
Chính sách 27/04/2025 11:49

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể
Chính sách 20/04/2025 21:56

Dự kiến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 1/7 tới
Chính sách 20/04/2025 21:54

Tăng cơ hội hưởng lương hưu cho người tham gia
Chính sách 17/04/2025 07:02