-->

Ô nhiễm môi trường từ công trình xây dựng

Báo Lao động Thủ đô có bài viết về tình trạng ô nhiễm môi trường từ các làng nghề nhiều năm qua nhưng chưa có biện pháp giải quyết dứt điểm. Trong khi đó, thực trạng ô nhiễm môi trường từ các dự án xây dựng đang trở thành nỗi lo hiện hữu của người dân Hà Nội.
o nhiem moi truong tu cong trinh xay dung Hà Nội: 3 người tử vong vì sập giàn giáo ở một công trình xây dựng
o nhiem moi truong tu cong trinh xay dung Mối lo mất an toàn từ những chiếc cần cẩu công trình

Qua tìm hiểu, trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có hàng nghìn công trường xây dựng lớn, nhỏ thi công. Ngoài ra, mỗi tháng có khoảng hơn 10.000m2 đường bị đào bới để triển khai các công trình hạ tầng kỹ thuật. Một kết quả nghiên cứu của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy hiện chất lượng môi trường của cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng đã và đang giảm sút nghiêm trọng, trong đó có nguyên nhân xuất phát từ hoạt động xây dựng.

o nhiem moi truong tu cong trinh xay dung
Những công trình xây dựng đang khiến môi trường ngày càng thêm ô nhiễm

Mỗi năm môi trường không khí thành phố phải tiếp nhận khoảng 80.000 tấn bụi khói, 9.000 tấn khí SO2, 19.000 tấn khí NO2, 46.000 tấn khí CO2. Trong đó, quá trình phá dỡ, đào, san lấp, vận chuyển vật tư và tập trung nhiều thiết bị thi công có sử dụng động cơ diezen công suất cao đã phát thải khí độc hại như SO2, NOx, CO… làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân trên một diện rộng quanh khu vực thi công.

Từ 1/4, công trình vi phạm quy định về môi trường sẽ lập tức bị dừng thi công

Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư số 02/2018/TT-BXD quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành xây dựng. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/4/2018, thay thế cho Quyết định số 29/1999/QĐ-BXD ngày 22/10/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy chế Bảo vệ môi trường ngành Xây dựng.

Thông tư 02/2018 nêu rõ, đối với chủ dự án, cần lập kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường trên cơ sở chương trình quản lý môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cấp có thẩm quyền xác nhận trước khi thi công xây dựng công trình.

Chủ đầu tư phải có trách nhiệm đình chỉ thi công và yêu cầu nhà thầu khắc phục để đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường khi phát hiện nhà thầu vi phạm nghiêm trọng các quy định về bảo vệ môi trường trong thi công hoặc có nguy cơ dẫn đến mất an toàn môi trường.

Đồng thời, chủ đầu tư phải phối hợp với nhà thầu thi công xây dựng công trình xử lý, khắc phục khi xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường; kịp thời báo cáo, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết ô nhiễm, sự cố môi trường nghiêm trọng và các vấn đề phát sinh.

Đối với nhà thầu thi công xây dựng, thực hiện kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường và các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình thi công gói thầu; Dừng thi công xây dựng công trình khi phát hiện nguy cơ xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường nghiêm trọng và có biện pháp khắc phục để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi tiếp tục thi công.

Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố có trách nhiệm lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường bằng văn bản định kỳ 01 (một) lần/năm và gửi về Bộ Xây dựng trước ngày 15/01 của năm kế tiếp. Đồng thời cập nhật và lưu trữ các thông tin, dữ liệu của báo cáo công tác bảo vệ môi trường trên phần mềm quản lý trực tuyến cơ sở dữ liệu môi trường ngành Xây dựng.

Nhà thầu tư vấn quản lý dự án, nhà thầu giám sát thi công xây dựng có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho chủ dự án và các nhà thầu có liên quan về những nguy cơ, vấn đề phát sinh có thể ảnh hưởng đến công tác bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình để có các giải pháp ngăn ngừa, xử lý phù hợp. Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất với chủ dự án về công tác bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình của các nhà thầu trên công trường theo quy định của hợp đồng tư vấn xây dựng.

Theo ghi nhận của phóng viên, dọc tuyến đường Tố Hữu – Lê Văn Lương (thuộc các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân và Nam Từ Liêm) trong vài năm trở lại đây đã chứng kiến sự phát triển một cách nhanh chóng từ các công trì tòa nhà chung cư, văn phòng thương mại. Xe tải cỡ lớn nườm nượp nối đuôi nhau chở phế thải, vật liệu xây dựng ra vào các công trình.

Và hệ lụy đi kèm là tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng tại các dự án này. “Nhiều năm qua, tôi thường xuyên phải di chuyển qua tuyến đường Tố Hữu – Lê Văn Lương đã chứng kiến không biết bao nhiêu bụi bẩn tại các công trình xây dựng dọc tuyến đường này.

Mặc dù chủ đầu tư có tiến hành che chắn nhưng chỉ hạn chế được phần nào bụi bẩn từ công trường xây dựng chứ không thể hết được.

Hơn nữa, các xe chở vật liệu xây dựng ra vào công trường không được che chắn cẩn thận khiến đường xá càng thêm bẩn. Những hôm trời mưa, các xe chở đất đào móng từ các công trình xây dựng khiến nước bẩn chảy đầy ra đường, gây trơn trượt cho người tham gia giao thông”, Chị Đinh Vũ Mỹ Linh (trú tại phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) cho hay.

Không chỉ bụi bẩn, tiếng ồn từ các công trình xây dựng ở đây cũng trở thành nỗi ám ảnh của người dân. Những người dân sinh sống dọc tuyến đường này cho hay, các dự án khi ở giai đoạn đào móng, ép cọc gây ra tiếng ồn rất khủng khiếp. Trong khi đó, dự án xây dựng thường nằm liền kề với nhà dân nên ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của họ.

Có dự án để kịp tiến độ, đơn vị thi công thi công cả ngày lẫn đêm, những tiếng máy móc, đóng móng cọc rồi sắt thép va đập vào nhau khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn. Còn tại dọc tuyến đường Lương Thế Vinh (Nam Từ Liêm), rác thải được tập kết tràn lan gây ô nhiễm môi trường, mất cảnh quan đô thị và bức xúc cho người dân.

Theo quan sát, rác thải chủ yếu là vôi vữa, bê tông, bao bì, vật liệu xây dựng từ công trường đã qua sử dụng. Theo người dân sinh sống tại đây, rác, phế thải xây dựng đã xuất hiện tại đây từ rất lâu. Nguồn rác thải này chủ yếu từ những công trình xây dựng được vận chuyển và đổ trộm xuống đây…

Có thể thấy, ô nhiễm môi trường do sự phát triển của đô thị đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, làm giảm chỉ số cạnh tranh của Hà Nội khi thu hút đầu tư.

Và việc kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động xây dựng chỉ có thể hiệu quả khi các cơ quan chức năng tích cực tuyên truyền, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.

Ngoài ra, các giải pháp đồng bộ như phân luồng giao thông, hạn chế phương tiện di chuyển vào khu vực xây dựng, áp dụng việc phun, rửa phương tiện ra vào công trường… cũng cần phải được đơn vị thi công tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh.

H.Duy – T.Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Đợt không khí lạnh đầu xuân sắp tràn về miền Bắc

Đợt không khí lạnh đầu xuân sắp tràn về miền Bắc

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia đã phát đi bản tin dự báo thời tiết 10 ngày tới và nhận định về đợt không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/2: Đêm và sáng mưa phùn, trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/2: Đêm và sáng mưa phùn, trời rét

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng thuỷ văn quốc gia, dự báo khu vực Hà Nội ngày 2/2, trời nhiều mây, đêm và sáng có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác; trưa chiều giảm mây hửng nắng.
Dự báo thời tiết ngày mùng 4 Tết Ất Tỵ: Có mưa phùn, nhiệt độ tăng

Dự báo thời tiết ngày mùng 4 Tết Ất Tỵ: Có mưa phùn, nhiệt độ tăng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 1/2, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, đêm và sáng có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mùng 3 Tết: Trời nắng, nền nhiệt tăng nhẹ

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mùng 3 Tết: Trời nắng, nền nhiệt tăng nhẹ

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 31/1 (mùng 3 Tết Ất Tỵ), trời nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ.
Giữ gìn những “lá phổi xanh”

Giữ gìn những “lá phổi xanh”

(LĐTĐ) Hồ là không gian đặc trưng của Hà Nội. Đây được ví như một hệ sinh thái tự nhiên trong đô thị, góp phần hình thành hệ thống hạ tầng xanh, giúp Thành phố thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu. Không chỉ vậy, đó còn là nơi lưu giữ không gian văn hóa vật thể và phi vật thể của quá trình phát triển đô thị… Nhận thức tầm quan trọng của ao, hồ trong đời sống nhân dân, những năm qua, công tác bảo vệ môi trường nói chung và hệ thống ao, hồ nói riêng đã được các cấp chính quyền tại Thủ đô đặc biệt quan tâm thực hiện.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mùng 2 Tết: Trời rét, không mưa

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mùng 2 Tết: Trời rét, không mưa

(LĐTĐ) Dự báo ngày mùng 2 Tết Ất Tỵ, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trời rét. Nhiệt độ từ 11 đến 21 độ C.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mùng 1 Tết: Nắng hanh, đêm và sáng trời rét đậm

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mùng 1 Tết: Nắng hanh, đêm và sáng trời rét đậm

(LĐTĐ) Dự báo ngày 29/1, khu vực Hà Nội không mưa, gió Đông Bắc cấp 2-3, trời rét đậm.
Dự báo thời tiết đêm giao thừa trời rét đậm

Dự báo thời tiết đêm giao thừa trời rét đậm

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết đêm giao thừa, Hà Nội duy trì thời tiết rét đậm, nhiệt độ thấp nhất 10°C. Trưa và chiều 1 Tết hửng nắng, ấm áp hơn.
Thời tiết Hà Nội ngày 29 Tết: Trời rét đậm

Thời tiết Hà Nội ngày 29 Tết: Trời rét đậm

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 28/1 (tức 29 Tết Ất Tỵ), trời nhiều mây không mưa, trưa chiều giảm mây, trời rét đậm.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 27/1: Sáng sớm có mưa rào, trời rét đậm

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 27/1: Sáng sớm có mưa rào, trời rét đậm

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/1, khu vực Hà Nội sáng sớm có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây hửng nắng, trời rét đậm.
Xem thêm
Phiên bản di động