-->

Nỗ lực hỗ trợ người lao động vượt qua khó khăn

Hệ lụy của đại dịch Covid-19 và những diễn biến khó lường của môi trường chính trị toàn cầu khiến nguồn cung một số nguyên liệu đầu vào bị gián đoạn, tổng cầu bị giảm sút, điều này ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất - kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong nước, cụ thể một số doanh nghiệp có số lao động lớn đã phải cắt giảm nhân công. Theo nhận định, những khó khăn trên sẽ tiếp tục kéo dài đến hết năm 2022, thậm chí kéo dài tận quý II năm sau. Để hóa giải dần những khó khăn trên, bên cạnh các biện pháp vĩ mô liên quan đến cơ chế, chính sách, Công đoàn các cấp cũng đang “dồn lực” cùng với các cấp, ngành, doanh nghiệp đồng hành giải quyết, hỗ trợ những gì tốt nhất cho nhất cho người lao động.
Hơn 243 nghìn người lao động được hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp Bình Dương: Gấp rút hoàn thành thủ tục chi hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động

“Nóng” dần qua từng con số

Theo báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về tình hình cắt giảm lao động, việc làm trong các doanh nghiệp, ghi nhận 10 tháng đầu năm tình hình quan hệ lao động chưa thực sự ổn định, tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể tăng trở lại ở nhiều địa phương; đặc biệt, thời gian gần đây đã xảy ra tình trạng nhiều doanh nghiệp bị thiếu, cắt giảm đơn hàng, dẫn đến nhiều người lao động bị giảm giờ làm, mất việc làm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc làm, thu nhập, đời sống của nhiều người lao động và gia đình họ.

Cụ thể, qua tổng hợp nhanh từ cơ sở, đến nay: Số doanh nghiệp bị ảnh hưởng sản xuất, kinh doanh phải cắt giảm lao động là 1.235 doanh nghiệp, tập trung tại 44 tỉnh, thành phố. Trong đó: Loại hình doanh nghiệp dân doanh có 646 doanh nghiệp (chiếm 52,27%); doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 590 doanh nghiệp (chiếm 47,73%).

Nỗ lực hỗ trợ người lao động vượt qua khó khăn
Công đoàn các cấp cùng doanh nghiệp đồng hành giải quyết, hỗ trợ những gì tốt nhất cho người lao động. Ảnh: Minh Tuấn

Xét theo ngành nghề: Dệt may có 226 doanh nghiệp (chiếm 18,28%); Da giầy: 109 doanh nghiệp (chiếm 8,82%); Chế biến gỗ: 196 doanh nghiệp (chiếm 15,86%); Điện tử: 62 doanh nghiệp (chiếm 5,02%); Cơ khí: 31 doanh nghiệp (chiếm 2,51%); ngành nghề khác: 612 doanh nghiệp (chiếm 49,51%).

Thống kê cũng cho thấy, số lao động trong các doanh nghiệp bị ảnh hưởng tới việc làm đến nay là 472.214 lao động, chiếm 64,54% tổng số lao động tại các doanh nghiệp. Đáng chú ý, trong số này có 30.279 lao động nữ từ 35 tuổi trở lên và 9.441 lao động đang trong thời kỳ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi bị ảnh hưởng.

Báo cáo cũng chỉ rõ, xét về mức độ ảnh hưởng: Số lao động thôi việc, mất việc: 41.558 người (chiếm 8,80%); số lao động bị giảm giờ làm: 430.665 người, chiếm 91,20% (bao gồm giảm giờ làm hàng ngày, làm cách nhật, nghỉ hưởng lương ngừng việc, nghỉ không hưởng lương, tạm hoãn hợp đồng lao động).

Đáng chú ý trong số này có 30 doanh nghiệp nợ lương của 6.946 người lao động với tổng số tiền là 110.227.809.883 đồng; có 121 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội của 32.315 lao động với tổng số tiền là 237.932.337.076 đồng.

Không chỉ đáng lo ngại ở những con số trên, qua nắm bắt, kiểm tra của các Công đoàn cơ sở, tình hình doanh nghiệp chấp hành các quy định pháp luật liên quan đến quyền lợi của người lao động chưa nghiêm, nhất là các quy định về tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, cá biệt có những doanh nghiệp mặc dù sản xuất kinh doanh tăng trưởng vẫn lợi dụng ảnh hưởng tình hình dịch bệnh nhằm không tăng hoặc cắt giảm các phúc lợi đã thỏa thuận dẫn đến những bức xúc trong công nhân lao động.

Tình trạng doanh nghiệp trốn đóng, chiếm dụng, nợ tiền bảo hiểm xã hội vẫn diễn ra ở nhiều địa phương với tổng số tiền nợ (phải tính lãi) theo số liệu của BHXH Việt Nam là gần 14.600 tỷ đồng, chiếm 3,4% số phải thu; tình trạng chủ doanh nghiệp "bỏ trốn" để lại khoản nợ lớn tiền lương, bảo hiểm xã hội của người lao động vẫn diễn ra, chưa có giải pháp hữu hiệu, kịp thời.

Cũng qua tổng hợp của Công đoàn các cấp, đáng chú ý là tình hình ngừng việc tập thể có chiều hướng gia tăng. Cụ thể, năm 2022 trên địa bàn cả nước xảy ra 144 cuộc ngừng việc tập thể, tăng 53 cuộc so với cùng kỳ năm 2021, với tổng số 98.375/182.131 người lao động tham gia. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ngừng việc tập thể là do người lao động trải qua thời gian vô cùng khó khăn, giảm sút thu nhập, tích lũy sau hơn 2 năm ảnh hưởng đại dịch Covid-19; tiền lương tối thiểu chưa được điều chỉnh trong năm 2020, 2021; nhiều doanh nghiệp không tăng lương, thậm chí còn cắt giảm các khoản trợ cấp, phụ cấp, phúc lợi của người lao động; một số doanh nghiệp nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội của người lao động; người lao động đề nghị doanh nghiệp điều chỉnh mức lương thấp nhất tại doanh nghiệp theo mức điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ.

Với trách nhiệm của tổ chức Công đoàn, khi xảy ra ngừng việc tập thể, các cấp Công đoàn đã chủ động, tích cực tham gia cùng chính quyền địa phương ổn định tình hình, phối hợp với liên ngành hỗ trợ các bên giải quyết, qua đó đa số các đề xuất, kiến nghị chính đáng của người lao động đã được doanh nghiệp đồng thuận và cam kết thực hiện.

Dự báo tình hình cắt giảm lao động còn gia tăng

Theo thông tin tổng hợp từ các Công đoàn cơ sở, dự kiến trong tháng 12/2022 và những tháng đầu năm 2023, sẽ có 667 doanh nghiệp tiếp tục thực hiện giảm giờ làm của 271.736 lao động và 88 doanh nghiệp có kế hoạch cắt giảm tiếp 15.769 lao động. Bên cạnh đó, sẽ có tình trạng chủ doanh nghiệp bỏ trốn, nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội và các chế độ của người lao động; doanh nghiệp lợi dụng tình hình để thanh lọc, đẩy người lao động từ trên 35 tuổi ra khỏi doanh nghiệp để tuyển dụng lao động trẻ hơn, chi phí thấp hơn.

Về nguyên nhân cắt giảm việc làm, lao động trong các doanh nghiệp, qua nắm bắt thực tế lý do chính là doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh do chi phí đầu vào cao; bị thiếu, cắt giảm đơn hàng trực tiếp từ nhà mua hàng nước ngoài hoặc bị cắt, giảm đơn hàng do khách hàng là các doanh nghiệp trong nước bị cắt giảm đơn hàng từ nhà mua hàng nước ngoài.

Việc gặp khó khăn, bị cắt giảm đơn hàng do nhiều yếu tố tác động, trong đó có yếu tố sụt giảm nhu cầu tiêu dùng của các thị trường lớn (Mỹ, EU, Nhật Bản…), chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, giá nguyên, nhiên vật liệu tăng cao, bất ổn chính trị tại các khu vực trên thế giới; lãi suất vay vốn trong nước cao…

Công đoàn đồng hành cùng người lao động

Trước xu hướng cắt giảm lao động còn gia tăng, dự báo đời sống, việc làm của người lao động còn gặp nhiều khó khăn, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam yêu cầu các cấp Công đoàn chủ động tham gia, đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động xây dựng phương án lao động, duy trì nhiều nhất việc làm cho người lao động, hạn chế tối đa việc chấm dứt hợp đồng lao động, tạm hoãn hợp đồng lao động.

Theo đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam yêu cầu các LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc chủ động nắm đầy đủ, kịp thời tình hình khó khăn, thiếu, cắt giảm đơn hàng của các doanh nghiệp, số lượng người lao động bị giảm thời giờ làm việc, nghỉ hưởng lương ngừng việc, nghỉ không hưởng lương, tạm hoãn hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động; nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động… để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Nỗ lực hỗ trợ người lao động vượt qua khó khăn
Lao động bị mất việc cận kề Tết Nguyên đán sẽ gặp nhiều khó khăn. Ảnh Minh Tuấn

Với những doanh nghiệp buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam yêu cầu Công đoàn cơ sở với sự hỗ trợ của Công đoàn cấp trên tham gia ý kiến vào phương án sử dụng lao động của doanh nghiệp; đảm bảo chi trả các chế độ mất việc làm hoặc thôi việc theo đúng quy định của pháp luật và của doanh nghiệp, Thỏa ước lao động tập thể đã ký kết.

Chủ động báo cáo cấp ủy, chính quyền địa phương có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhằm ổn định tình hình sản xuất, kinh doanh, chấp hành các chế độ đối với người lao động đang làm việc, giảm giờ làm, chấm dứt hợp đồng lao động. Đồng thời kết nối các Công đoàn cơ sở doanh nghiệp trên địa bàn có nhu cầu tuyển dụng lao động để giới thiệu việc làm cho người lao động; có các chế độ hỗ trợ đối với những người lao động có hoàn cảnh khó khăn.

Trước tình hình trên, nhất là Tết Nguyên đán đang cận kề, một bộ phận người lao động bày tỏ lo lắng về thu nhập, đời sống trước biến động giá cả các mặt hàng thiết yếu, tiền thưởng và các khoản phúc lợi trong dịp Tết 2023; tình trạng người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần vẫn diễn ra chưa có các giải pháp thực sự hữu hiệu, ổn định, lâu dài; nhiều nơi tín dụng đen vẫn xâm nhập vào đời sống của người lao động… Đồng thời, báo cáo của Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng nêu lên tình trạng cán bộ, công chức, viên chức thôi việc; hoặc chuyển từ khu vực công sang khu vực tư với số lượng lớn; nhiều người lao động phải chấp nhận tăng ca, làm thêm giờ để tìm nguồn thu nhập trang trải cuộc sống. Chất lượng cuộc sống của người lao động có sự chuyển biến, nhưng những vấn đề bức xúc ở các khu công nghiệp tập trung chưa có sự thay đổi rõ nét, như: Nhà ở, nhà lưu trú, dịch vụ khám chữa bệnh, sinh hoạt văn hóa, công tác quản lý nhà trẻ, nhà mẫu giáo dành cho con công nhân...

Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng chỉ đạo Công đoàn cấp trên, hỗ trợ Công đoàn cơ sở theo dõi sát sao, nắm chắc tình hình của doanh nghiệp, của đoàn viên, người lao động để tham gia, đề nghị người sử dụng lao động sớm xây dựng phương án nghỉ Tết, trả lương, trả thưởng và các chế độ cho người lao động trong dịp Tết Nguyên đán 2023 và công bố tới toàn thể người lao động trước khi nghỉ Tết ít nhất 20 ngày (đến nay nhiều doanh nghiệp đã công bố phương án bố trí nghỉ Tết Nguyên đán 2023);

Bên cạnh đó, đề xuất tham gia, đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động xây dựng phương án sử dụng lao động, sắp xếp thời gian làm việc của người lao động trên cơ sở giữ tối đa số lượng người lao động có việc làm, thu nhập, hạn chế thấp nhất việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động; trường hợp phải chấm dứt hợp đồng lao động thì đảm bảo quy trình, quyền lợi của người lao động theo quy định của pháp luật và đóng góp của người lao động đối với doanh nghiệp; giám sát chặt chẽ việc triển khai thực hiện để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người lao động;

Đồng thời, Công đoàn chủ động sử dụng nguồn lực của Công đoàn cơ sở và đề xuất với người sử dụng lao động, Công đoàn cấp trên tổ chức chăm lo, hỗ trợ cho người lao động phù hợp, kịp thời. Trong quá trình triển khai hỗ trợ lao động bị giảm giờ làm, mất việc làm, cần đặc biệt chú ý tới đối tượng là lao động nữ, trong thời kỳ thai sản, nuôi con nhỏ, lao động từ 35 tuổi trở lên, lao động có hoàn cảnh khó khăn, lao động là người khuyết tật… Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng yêu cầu Công đoàn cấp trên cần báo cáo ngay về Tổng LĐLĐ Việt Nam nếu có trường hợp các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, sử dụng đông lao động, có các doanh nghiệp cùng chủ sở hữu, doanh nghiệp thành viên ở nhiều tỉnh, thành phố hoặc các doanh nghiệp cùng sản xuất, cung ứng cho các doanh nghiệp lớn, các nhãn hàng, doanh nghiệp xuyên quốc gia đồng loạt cắt giảm giờ làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động, nợ lương, cắt giảm chế độ đối với người lao động… để Tổng LĐLĐ Việt Nam chỉ đạo, triển khai các giải pháp thống nhất, đồng bộ nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động./.

Bà Trần Thị Diệu Thúy - Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hồ Chí Minh:

Hỗ trợ tìm việc làm mới cho người lao động

Năm 2023 trước những khó khăn, thách thức của tình hình thế giới sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, quan hệ lao động khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước sẽ tiếp tục có những khó khăn, nhất là tại các doanh nghiệp thâm dụng lao động như: Da giày, dệt may, gỗ... sẽ ít đơn hàng, giảm việc là, thậm chí cắt giảm lao động ngay vào thời điểm cuối năm 2022 và cận Tết Nguyên đán năm 2023, ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập, đời sống của công nhân lao động.

Theo đó, từ cuối tháng 9/2022, LĐLĐ Thành phố đã ban hành Kế hoạch về tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên Công đoàn, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão - 2023 với phương châm “Tết đến với mọi đoàn viên, người lao động”.

Tuy nhiên, việc trước mắt và thường xuyên hiện nay là LĐLĐ Thành phố chỉ đạo các Công đoàn cấp trên cơ sở phải nắm sát địa bàn, nắm tình hình chấm dứt hợp đồng lao động, nhất là nguồn lao động sẽ bị ngưng việc và nhu cầu lao động ở những doanh nghiệp tương đương về ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng. Với những giải pháp như vậy, nên trong số hơn 1.000 lao động Công ty TNHH Tỷ Hùng mất việc vừa qua, sau khi Công đoàn phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các quận, huyện và ban, ngành vào cuộc, đã có hơn 80% lao động tìm được việc làm mới.

Mặc dù lao động đã tìm được việc làm mới, nhưng ý thức được rằng người lao động mất việc thời điểm này rất thiệt thòi vì mất đi khoản lương, thưởng Tết sau 1 năm lao động, do đó, Công đoàn đã chuẩn bị sẵn các phương án hỗ trợ, ưu tiên dành nguồn lực chăm lo Tết cho đối tượng là đoàn viên Công đoàn mất việc, lao động mất việc có hoàn cảnh đặc biệt như đang mang bầu, nuôi con nhỏ, gia đình có hoàn cảnh khó khăn... Ngoài nguồn tiền của tổ chức Công đoàn, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố cũng sẽ dành một khoản kinh phí để ưu tiên chăm lo Tết cho người lao động bị giảm việc, mất việc, có hoàn cảnh khó khăn.

Ông Vũ Xuân Thủy - Chủ tịch Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Ưu tiên các chế độ để “giữ chân” lao động

Đối với ngành Nông nghiệp, vấn đề việc làm, đời sống hiện đang khá cấp bách, nhất là ở các nông lâm trường quốc doanh, những đơn vị nhận khoán trồng, chế biến cà phê, chè, doanh nghiệp chế biến gỗ… Hiện, nhiều đơn vị không xuất được hàng hóa, có đơn vị đến nay mới xuất khẩu được 4% đơn hàng. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng hơn 6.000 lao động của ngành gặp khó khăn về việc làm, đời sống do ảnh hưởng của đơn hàng.

Trước tình hình trên, Công đoàn ngành đã làm việc với lãnh đạo doanh nghiệp, đưa ra hướng giải quyết cố gắng dịp Tết Nguyên đán đảm bảo chăm lo Tết cho người lao động với mức 1 tháng lương tối thiểu vùng. Trường hợp doanh nghiệp có nguồn, có thể chăm lo thêm cho người lao động, trên tinh thần cố gắng giữ chân lao động lành nghề, đã gắn bó lâu năm với công ty, cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn.

Song song với đó, Công đoàn ngành sẽ ưu tiên dành nguồn lực chăm lo Tết cho những đoàn viên, người lao động bị giảm việc, mất việc để người lao động vơi bớt khó khăn.

Bảo Duy

Nên xem

LĐLĐ thành phố Hà Nội hỗ trợ 3 “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở

LĐLĐ thành phố Hà Nội hỗ trợ 3 “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở

Ngày 6/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức trao hỗ trợ kinh phí xây dựng, sửa chữa “Mái ấm Công đoàn” cho 3 đoàn viên huyện Sóc Sơn. Đây là hoạt động thiết thực của tổ chức Công đoàn Thủ đô trong Tháng Công nhân năm 2025.
Tạm dừng điều hành đối với 3 Chủ tịch xã ở huyện Quốc Oai, Hà Nội

Tạm dừng điều hành đối với 3 Chủ tịch xã ở huyện Quốc Oai, Hà Nội

Trước tình trạng vi phạm đất đai, trật tự xây dựng diễn biến phức tạp, ngày 6/5, UBND huyện Quốc Oai tổ chức hội nghị kiểm điểm công tác xử lý vi phạm. Theo đó, UBND huyện Quốc Oai đã ban hành quyết định tạm dừng công tác điều hành chung đối với chức danh Chủ tịch UBND của 3 xã Hưng Đạo, Hòa Thạch và Ngọc Mỹ để các cán bộ này tập trung chỉ đạo xử lý triệt để vi phạm đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn.
Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025: Tinh hoa 47 dân tộc hội tụ tại Thủ đô

Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025: Tinh hoa 47 dân tộc hội tụ tại Thủ đô

Từ ngày 16 đến 18/5, tỉnh Lâm Đồng sẽ tổ chức sự kiện "Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025" với chuỗi hoạt động đa dạng tại các địa điểm trung tâm của Thủ đô. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng nhằm giới thiệu, quảng bá những nét đẹp đặc trưng về văn hóa, con người và tiềm năng phát triển của tỉnh Lâm Đồng sau khi sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông.
Đại biểu Quốc hội nói về cơ chế “khoán 10” đối với nhà khoa học

Đại biểu Quốc hội nói về cơ chế “khoán 10” đối với nhà khoa học

Về quy định liên quan đến thương mại hóa sản phẩm, đại biểu Quốc hội cho rằng, đây là điểm mới, có thể coi là cơ chế “khoán 10” đối với nhà khoa học, bởi nhà khoa học tiến hành nghiên cứu và kết hợp với thị trường và doanh nghiệp sẽ mang lại nguồn thu nhập rất tốt.
Dự án Đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên phấn đấu khởi công vào ngày 19/5

Dự án Đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên phấn đấu khởi công vào ngày 19/5

Dự án Đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu đang được Ban Quản lý Dự án (QLDA) đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố tiến hành lựa chọn nhà thầu, dự kiến mở thầu ngày 16/5 và phấn đấu khởi công vào ngày 19/5/2025. Đây là dự án quan trọng kết nối với tuyến đường từ sân bay Gia Bình với Thủ đô Hà Nội, góp phần nâng cao giải ngân vốn đầu tư công của Thành phố đáp ứng mục tiêu tăng trưởng đã định.
"Trân trọng thành quả của nhiều thập kỷ gắn bó giữa Việt Nam và Kazakhstan"

"Trân trọng thành quả của nhiều thập kỷ gắn bó giữa Việt Nam và Kazakhstan"

Huân chương Hữu nghị Dostyk hạng nhất cao quý là nguồn khích lệ to lớn để Việt Nam và Kazakhstan tiếp tục gây dựng những điều tốt đẹp nhất cho tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước trong tương lai.
"Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam với Kazakhstan và Azerbaijan"

"Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam với Kazakhstan và Azerbaijan"

Truyền thông quốc tế nhận định chuyến thăm lịch sử của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Kazakhstan và Azerbaijan sẽ tạo thêm động lực mở rộng hợp tác giữa Việt Nam với hai quốc gia Trung và Tây Á này.

Tin khác

Thông tin mới vụ 4 lao động Việt Nam tử vong trong căn hộ thuê ở Đài Loan

Thông tin mới vụ 4 lao động Việt Nam tử vong trong căn hộ thuê ở Đài Loan

3 trong số 4 nạn nhân người Việt Nam được phát hiện tử vong trong một căn hộ cho thuê ở Đài Loan là người ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Bài 2: Đa dạng hình thức chăm lo đời sống cho người lao động

Bài 2: Đa dạng hình thức chăm lo đời sống cho người lao động

Nắm bắt nhu cầu của người lao động, các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang triển khai hiệu quả các hoạt động, mô hình để nâng cao chất lượng đời sống, giúp người lao động có điều kiện, cơ hội tái tạo sức lao động để làm việc năng suất, hiệu quả hơn.
Bài 1: Quẩn quanh với guồng quay “nhà trọ - công ty”

Bài 1: Quẩn quanh với guồng quay “nhà trọ - công ty”

Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, là địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp hoạt động, thu hút hàng triệu lao động sinh sống và làm việc. Thực tế cho thấy, nhu cầu thụ hưởng các thiết chế văn hóa, nâng cao đời sống của người lao động ngày càng cao. Nắm bắt nhu cầu đó, với vai trò của mình, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai nhiều mô hình, cách làm hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động.
Đảm bảo an toàn lao động là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người

Đảm bảo an toàn lao động là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người

Nhắc lại câu chuyện buồn của đồng nghiệp vừa ra đi cách đây 5 ngày, do không may bị tai nạn trên chính cung đường làm việc vào lúc nửa đêm, chị Ninh Thị Loan - công nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) Môi trường đô thị Hà Nội cho rằng: Việc đảm bảo an toàn lao động là trách nhiệm và nghĩa vụ của cả người lao động, người sử dụng lao động và toàn xã hội.
Đi làm ngày lễ 30/4 và 1/5, người lao động được nhận mức lương thế nào?

Đi làm ngày lễ 30/4 và 1/5, người lao động được nhận mức lương thế nào?

Theo quy định, dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục. Nếu có việc phải đi làm vào ngày nghỉ lễ này, người lao động sẽ được nhận mức lương cao gấp gần 5 lần.
Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký Tờ trình số 440/TTr-TTg trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công với cách mạng, nhân dịp đặc biệt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), 80 năm Ngày thành lập nước (2/9/1945 - 2/9/2025).
TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức

TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức

Thực hiện Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ khi thực hiện sắp xếp tổ chức, bộ máy hệ thống chính trị và Kết luận số 128-KL/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về chủ trương công tác cán bộ; Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thực hiện nghiêm chủ trương tạm dừng tuyển dụng, bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, chuyển công tác, tiếp nhận, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức.
Cung cấp kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ trong việc quản lý tài chính

Cung cấp kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ trong việc quản lý tài chính

Sáng nay (10/4), Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Home Credit Việt Nam tổ chức hội nghị “Tư vấn kiến thức quản lý tài chính gia đình năm 2025” cho hơn 100 hội viên phụ nữ tại quận Đống Đa, Hà Nội.
Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025 vào ngày 18/4

Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025 vào ngày 18/4

Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2025 của thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/4, tại vườn hoa Phùng Khắc Khoan, thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất, với sự tham gia của khoảng 1.000 người và gồm nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả.
Thu nhập bình quân của người lao động tăng ở hầu hết các ngành kinh tế

Thu nhập bình quân của người lao động tăng ở hầu hết các ngành kinh tế

Báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý 1/2025 vừa được Cục Thống kê (Bộ Tài chính) công bố mới đây cho thấy thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước và tăng ở hầu hết các ngành kinh tế.
Xem thêm
Phiên bản di động