-->

Níu giữ xứ Đoài

(LĐTĐ) Sinh ra ở một làng quê vùng chiêm trũng của đất Hà Tây cũ, tuổi thơ tôi vịn lên nếp làng, lên những bức tường rêu mà lớn. Bởi thế, khi Hà Tây sáp nhập về Hà Nội, khi biết tìm xứ Đoài qua những trang sách, áng thơ thì trong tôi mảnh đất giàu nét văn hóa truyền thống ấy lại càng như thân thương đến lạ. Để rồi, khi lang thang về mảnh đất cửa ngõ Thủ đô, lần nào tôi cũng bị hút hồn bởi những nét đẹp đơn sơ, mộc mạc của đất, của người nơi ấy.
“Hồn” đá xứ Đoài… Vẻ đẹp đá ong xứ Đoài

1. Từ khi Hà Tây được sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội năm 2008, tốc độ đô thị hóa diễn ra chóng mặt với mảnh đất này. Những con đường to, đẹp như Đại lộ Thăng Long, Quốc lộ 32… được mở rộng khang trang cùng vô vàn những khu đô thị, chung cư, biệt thự với ăm ắp người trú ngụ đã làm thay đổi rất nhiều bộ mặt của vùng đất này.

Níu giữ xứ Đoài
Cổng dẫn vào làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa trầm tích xứ Đoài. Ảnh: Đinh Luyện

Còn nhớ đận mải miết lang thang ở làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây), nhẩn nha với gói kẹo lạc và ấm chè tươi, bà cụ bán nước rỉ rả với tôi rằng bản thân bà thấy vui. Vui vì trong cái guồng quay đô thị hóa, Đường Lâm nơi bà sống không bị choáng ngợp bởi quá nhiều nhà cao tầng mà vẫn giữ được những nếp nhà cổ.

Tìm hiểu ra mới biết, xứ Đoài với vùng lõi là thị xã Sơn Tây còn là một vùng văn hóa đặc trưng với hệ thống di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, lề lối sinh hoạt, ứng xử văn hóa mang nét riêng, rất độc đáo. Đó là hệ thống di tích nổi tiếng mà tên gọi đã gắn liền với tên đất và con người Sơn Tây như: Làng cổ Đường Lâm, đền Và, thành cổ Sơn Tây. Ở vùng đất này còn có chùa Mía – một trong những ngôi chùa có nhiều tượng phật cổ nhất miền Bắc, đền Phùng Hưng, đình Mông Phụ, rặng duối 1.000 năm tuổi, những ngôi nhà cổ bằng đá ong có niên đại từ 100 đến 400 năm…. Đặc biệt, Sơn Tây còn một số giếng cổ mang màu sắc huyền thoại xứ Đoài mà ngày nay nhân dân vẫn lấy nước để sinh hoạt.

Thực tế, diện mạo làng xã cổ truyền của xứ Đoài nói chung và Sơn Tây nói riêng đã thay đổi rất nhiều. Nhu cầu và thực tế về không gian sản xuất mới cũng khiến cho nhiều công trình văn hóa chứa đựng trầm tích lịch sử ít nhiều bị đẩy lùi về quá khứ.

Đó là thách thức cho các nhà quản lý nhưng đồng thời cũng là cơ hội khi những nét cổ kính này được nhiều người biết tới hơn, tiềm năng thu hút du lịch lớn hơn. Hơn nữa, từ khi sáp nhập về Thủ đô, các cơ quan quản lý văn hóa của địa phương cũng có nhiều cơ hội tiếp xúc với các quy hoạch về văn hóa, tham vấn về văn hóa… từ những nền tảng này, người dân có ý thức tốt hơn về bảo lưu và giữ gìn truyền thống của làng quê. Từ đó, việc bảo lưu, khai thác hiệu quả các giá trị văn hóa lịch sử không còn là việc của riêng xứ Đoài.

2. Nói đến xứ Đoài, người ta thường nghĩ ngay đến các ngôi đình, chùa cổ nổi tiếng. Xứ Đoài còn một nét đẹp tiềm ẩn khiến tôi nhớ về hơn cả. Đó là miền đá ong, vừa mang vẻ đặc trưng của một vùng đất, vừa đẹp, cổ kính mà lại rất đỗi thân thương, mộc mạc.

Qua tìm hiểu, đá ong là tài nguyên sẵn có ở các huyện Thạch Thất, Sơn Tây, Ba Vì nhưng chất lượng tốt nhất là ở mảnh đất Bình Yên của huyện Thạch Thất. Đá ong ở Bình Yên cũng có hai loại, lộ thiên và nằm trong lòng đất. Trước đây người dân thường tranh thủ khai thác đá lộ thiên, nay chỉ còn đá nằm trong đất. Ông Vương Văn Hùng, chủ cơ sở chế tác đá Hùng Châu – một trong những người được mệnh danh có “đôi bàn tay vàng” trong vùng bảo với tôi, mỏ đá ong trời phú cho vùng quê Bình Yên nằm men theo các quả đồi, dưới từng thớ đất màu mỡ bên bờ sông Tích.

“Từ năm 2012 đến nay, thị xã đã đầu tư, bố trí nguồn kinh phí cho công tác phát triển văn hóa, đặc biệt là tu bổ, tôn tạo các di tích và xây dựng các thiết chế văn hóa với tổng kinh phí hơn 544 tỷ đồng”.

(Ông Lê Đại Thăng - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây)

Đá trong lòng đất cũng chia ra ba lớp là: Sản, thăn, chân. Lớp sản ở trên cùng có đặc điểm kết cấu kém, dễ bở. Phần thăn ở giữa là tốt nhất vì hoa của đá nhỏ, có độ kết cấu chắc. Loại chân ở dưới cùng cũng được khai thác, nhưng thường được người thợ tận dụng chủ yếu để làm những công trình đơn giản hơn như tường rào, bờ bao. Để có được nguồn nguyên liệu đá ong, thợ đá phải đi săn lùng, thăm dò và xin phép khai thác từ chính quyền địa phương.

Trước đây, chỉ những gia đình nghèo, không có điều kiện thì mới xây nhà bằng đá ong. Bởi thế, đá ong thường được bà con khai thác làm vật liệu xây dựng làm nhà cửa, tường rào, đình chùa, chum vại, kè bờ ao hay lát đường làng, ngõ xóm. Thời gian biến thiên, mọi thứ dần đổi khác, hiện chỉ những nhà có điều kiện mới “tậu” được đá ong để xây sân vườn.

Mừng ở chỗ, cho đến nay, ở Thạch Thất, đá ong vẫn không bị những vật liệu của thời đại lấn át. Người Thạch Thất vẫn giữ đá ong ở vị trí độc tôn trong kiến trúc xây dựng của mình. Không bảo thủ mà đơn giản bởi họ muốn giữ cái hồn cốt truyền thống của xứ Đoài và khẳng định giá trị, độ bền đẹp của đá ong.

3. Xứ Đoài được coi là một vùng đất “địa linh nhân kiệt", từng tấc đất, mảnh làng nơi đây đều dày đặc những di sản văn hóa. Khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính thì xứ Đoài đã trở thành một phần của Hà Nội.

Với tiềm năng văn hóa của mảnh đất này, các ban, ngành chức năng của Hà Nội luôn xác định, không chỉ gìn giữ những tinh hoa văn hóa xứ Đoài mà còn phải làm cho nó ngày càng phát huy giá trị trong không gian mới. Chẳng khó để thấy, ở Sơn Tây mới đây khi Đoàn giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội tổ chức giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 11/2012/NQ-HĐND ngày 13/7/2012 của HĐND Thành phố về “Quy hoạch phát triển văn hóa Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn thị xã Sơn Tây” đã ghi nhận được những kết quả tích cực trong bảo tồn văn hóa ở nơi này.

Níu giữ xứ Đoài
Đá ong, một “đặc sản” của xứ Đoài. (Ảnh: Đinh Luyện)

Ông Lê Đại Thăng - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thị xã cho biết: Đến nay trên địa bàn thị xã có 75/244 di tích văn hóa lịch sử được xếp hạng (trong đó có 16 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 59 di tích xếp hạng cấp tỉnh, thành phố); có 78 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó lễ hội đền Và được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Công tác quy hoạch di tích được quan tâm thực hiện. Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Làng cổ ở Đường Lâm đã được phê duyệt và thực hiện; đồng thời lập hồ sơ điều chỉnh quy hoạch khoanh vùng bảo vệ di tích Làng cổ Đường Lâm đề nghị cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Cùng với đó, các thiết chế văn hóa được đầu tư xây dựng, khai thác, quản lý theo hướng đồng bộ, chất lượng ngày càng được nâng lên, đáp ứng cơ bản nhu cầu sinh hoạt của người dân. Toàn thị xã có 114/118 thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa, đạt tỷ lệ 96,6%; 15/15 xã phường thành lập ban chủ nhiệm nhà văn hóa thôn, tổ dân phố với 582 thành viên.

Đó là ở Sơn Tây, một trong những địa phương tiêu biểu trong công tác bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống. Song cũng phải thẳng thắn rằng ở nhiều vùng quê xứ Đoài khác, những giá trị xưa cũ đã ít nhiều bị lãng quên trong guồng quay thời gian. Còn nhớ, hôm sang thăm nhà văn Nguyễn Văn Học (đang công tác tại báo Nhân Dân), anh tặng tôi cuốn ký sự “Hà Nội thênh thang ký ức”, cuốn sách tập trung nhiều trí lực của anh về các vùng ven đô - vốn xưa kia là làng cổ, làng văn hóa, các làng ngoại thành.

Anh bảo tôi, Hà thành có nhiều di sản văn hóa, vật thể và phi vật thể, có một kho tàng văn hóa dân gian, hệ thống di tích lịch sử, di tích văn hóa. Thậm chí có những vùng quê có rất nhiều di tích. Tất cả đều là khối tài sản vô vàn tuyệt vời. Hà cớ gì chúng ta, mỗi người dân, không có trách nhiệm bảo tồn?./.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 4 đồng, hiện ở mức 24.328 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,04%, xuống mức 108,04.
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

(LĐTĐ) Yeah1 - nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2024 với lợi nhuận sau thuế tăng trưởng ấn tượng 378% so với năm 2023.
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

(LĐTĐ) Trận đấu Brighton vs Everton sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1, trong khuôn khổ vòng 23 Premier League 2024/25. Nhận định trước trận đấu này, phần thắng nghiêng hẳn về phía đội chủ nhà, và nếu họ có được 3 điểm, đó cũng không phải là điều ngạc nhiên.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 24/1, khu vực Hà Nội, nhiều mây, mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ.
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ Premier League sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1. Ở trận đấu này, Pháo thủ buộc phải thắng nếu như muốn tiếp tục cuộc đua vô địch ở Premier League mùa này.
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), giá vàng thế giới có lúc giảm về 2.738 USD/ounce.
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.

Tin khác

Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết

Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết

(LĐTĐ) Phát huy kết quả đạt được trong dịp Tết Nguyên đán năm 2024, Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng đang tiếp tục thực hiện mô hình giải quyết thủ tục hành chính: “Phục vụ nhân dân vui xuân, đón Tết” đối với 3 thủ tục hành chính, thực hiện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của 15 phường.
Thanh Xuân: Trao 150 suất quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn

Thanh Xuân: Trao 150 suất quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Quận Thanh Xuân vừa phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, Ngân hàng Agribank - Chi nhánh Hà Nội 1 tổ chức trao tặng 150 suất quà, trị giá 200 triệu đồng đến các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu 75 tuổi Đảng tặng đảng viên lão thành

Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu 75 tuổi Đảng tặng đảng viên lão thành

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai đã trao Huy hiệu 75 tuổi Đảng tặng đảng viên lão thành Đỗ Mạnh Dung (Chi bộ Cự Lộc 2, Đảng bộ phường Thượng Đình) tại nhà riêng.
Huyện Thường Tín phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025

Huyện Thường Tín phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025

(LĐTĐ) Mới đây, huyện Thường Tín đã tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước năm 2024, phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025.
Tại sao năm nay phố Hàng Mã ít đồ cúng ông Công ông Táo?

Tại sao năm nay phố Hàng Mã ít đồ cúng ông Công ông Táo?

(LĐTĐ) Mặc dù Tết ông Công, ông Táo đã tới, nhưng số gian hàng bán đồ cúng ông Công, ông Táo trên phố Hàng Mã (Hoàn Kiếm, Hà Nội) không nhiều. Giá cả các mặt hàng đồ cúng năm nay được đánh giá là bình ổn, không tăng nhiều so với năm ngoái.
Cụm thi đua số 1: Các phong trào thi đua đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực

Cụm thi đua số 1: Các phong trào thi đua đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực

(LĐTĐ) 6 quận thuộc Cụm thi đua số 1 luôn bám sát chỉ đạo của Thành phố để triển khai tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng theo hướng tập trung, trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ trên các lĩnh vực gắn với biểu dương khen thưởng tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong phong trào thi đua.
Sắm Tết với 40 gian hàng đặc sản vùng miền

Sắm Tết với 40 gian hàng đặc sản vùng miền

(LĐTĐ) Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội tổ chức sự kiện Tuần lễ vàng - An toàn đón Tết lần thứ 7, và triển khai kế hoạch thực hiện các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp năm 2025. Chương trình nằm trong khuôn khổ thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp”, diễn ra từ ngày 20 - 26/1 quận Hà Đông với quy mô hơn 40 gian hàng.
Đồng chí Bùi Huyền Mai thăm, chúc Tết các đơn vị ứng trực, phục vụ Tết

Đồng chí Bùi Huyền Mai thăm, chúc Tết các đơn vị ứng trực, phục vụ Tết

(LĐTĐ) Chiều 20/1, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai dẫn đầu đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, công nhân viên, người lao động Trạm biến áp 110kV Bắc Thành Công (E1.63) - Công ty Lưới điện cao thế thành phố Hà Nội và Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội.
Lễ hội Chùa Hương 2025: Mỗi lái đò có mã QR code tiếp nhận thông tin phản ánh của du khách

Lễ hội Chùa Hương 2025: Mỗi lái đò có mã QR code tiếp nhận thông tin phản ánh của du khách

(LĐTĐ) Ngày 20/1, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Mỹ Đức, Hà Nội, tổ chức họp báo thông tin về công tác tổ chức và quản lý Lễ hội du lịch Chùa Hương năm 2025.
Đảng bộ phường Phương Liệt tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đảng bộ phường Phương Liệt tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2025 - 2030

(LĐTĐ) Đảng bộ phường Phương Liệt (quận Thanh Xuân) vừa tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là đơn vị được Quận ủy Thanh Xuân chỉ đạo tổ chức Đại hội điểm khối phường.
Xem thêm
Phiên bản di động