-->

Những đứa trẻ nơi non cao Giang Ly

(LĐTĐ) Vượt qua nhiều con đường khúc khuỷu, quanh co, chúng tôi mới đến được Trường Tiểu học Giang Ly (xã Giang Ly, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà) khi trời còn mờ sương. Đây là điểm trường có 100% học sinh người dân tộc thiểu số, hầu hết đều là con em thuộc gia đình hộ nghèo.
Lan tỏa tấm lòng thiện nguyện Ngày mới nơi vùng cao Bảo Lạc

Trong veo những ước mơ

Phải khó khăn lắm, chúng tôi mới bắt chuyện được với em Cà Thị Ngọc Xuân, lớp 2, Trường Tiểu học Giang Ly, người T'rin, có lẽ do em vẫn còn ngại ngùng với người lạ. Sinh và lớn lên nơi ngửa mặt là rừng, xung quanh là núi, nên cuộc sống của Xuân gặp nhiều thiếu thốn.

Trong một lần lên rẫy, ba em bị gãy chân không thể tiếp tục làm việc nặng, nên mọi gánh nặng lo toan đều đổ dồn về phía mẹ em. Thu nhập của gia đình đều phụ thuộc vào việc làm thuê, mỗi ngày chỉ kiếm được khoảng 30 đến 40 nghìn đồng.

Những đứa trẻ nơi non cao Giang Ly
Các em học sinh người đồng bào T’rin dùng bữa trưa tại điểm Trường tiểu học Giang Ly. Ảnh: Hương Thảo.

Khó khăn là vậy, nhưng ẩn sâu bên trong đôi mắt sáng ấy lại là khát khao thoát nghèo, là sự hiếu học, Xuân thủ thỉ: “Từ nhà đến trường cách 3km, đôi khi mẹ bận đi làm, thì con tự đi bộ đến trường. Ngày nào con cũng đi học dù mưa hay nắng. Lắm lúc đi bộ cũng mỏi chân và mệt, nhưng đi học thích lắm, cơm bán trú ở trường cũng ngon lắm ạ”.

Cách đó không xa, em Mạ Huyền Anh Thư, học sinh lớp 3, đưa đôi mắt hồn nhiên nhìn về phía chúng tôi khẽ hỏi: “Cô ơi, ở thành phố có nhiều tiệm sách và khu vui chơi phải không ạ? Con ước mùa hè này được xuống thành phố để đi chơi nhà phao, tắm biển, mua sách vở đẹp cho năm học mới và kể cho các bạn của mình nghe”.

Ngồi tâm sự với những đứa trẻ, chúng tôi mới thấu hiểu được hoàn cảnh của các em. Có thể nói, cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao quá khó khăn, nên những đứa trẻ này cũng bị thiệt thòi khi không có điều kiện để phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần.

Cha mẹ các em thường mải lo từng bữa cơm, manh áo, nên ít có điều kiện quan tâm chăm sóc chúng. Các em nhỏ nơi đây hầu như không có khái niệm được cha mẹ mua đồ chơi. Ngoài giờ học ở trường, những đứa trẻ ấy còn lao động phụ giúp gia đình, hoặc trông em để cha mẹ đi làm.

Trong cuộc trò chuyện, chúng tôi hỏi về ước mơ của mỗi đứa trẻ. Với lũ trẻ vùng cao, ước mơ của các em rất đơn giản, đôi khi chỉ cần những bữa ăn cùng cơm trắng, thêm một vài món mặn là đã đủ sức níu chân các em bám trường, bám lớp. Vì các em hiểu rằng, chỉ có “con chữ” mới giúp bản thân các em vươn lên và mở ra cánh cửa tương lai.

11h trưa, những tiếng ê a đọc bài thay bằng tiếng gọi nhau í ới của lũ trẻ khi tới giờ ăn cơm. Các em ngồi xếp hàng ngay ngắn, chờ tới lượt nhận những phần cơm được thầy cô chuẩn bị sẵn. Những đôi mắt đen láy, thể hiện sự háo hức khi nhìn thức ăn nóng hổi được dọn ra. Khi vào bữa, những đứa trẻ thoăn thoắt xúc từng muỗng cơm ăn ngon lành.

Hôm nay, có đoàn từ thiện ghé đến, lũ trẻ còn được uống thêm một phần trà sữa, thức uống mà đối với chúng rất xa xỉ. Khoảng khắc nhìn thấy các em thưởng thức trà sữa một cách say mê và ngon lành, ai ai cũng cảm thấy hạnh phúc.

Trên đỉnh núi, những “mầm xanh” ấy đang dần lớn lên, mang theo những hi vọng, hoài bão là trở thành cô giáo, thầy giáo, bác sĩ… và giúp đỡ cho chính quê hương mình.

Viết tiếp giấc mơ tới trường cho trẻ

Thầy Phan Tiến Duẩn - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Giang Ly cho biết, năm học 2023 - 2024, điểm trường có 157 em học sinh đều là người dân tộc thiểu số. Các em đều được miễn tiền học phí theo quy định. Đến thời điểm hiện tại, các em đã đi học nhiều và đều hơn.

Phóng tầm mắt nhìn về học sinh đang vô tư nô đùa trên sân trường, thầy chia sẻ, trước đây, ngôi trường thầy và trò theo học nằm ở một vị trí khác, cơ sở vật chất sơ sài, thiếu thốn. Thời điểm đó, người dân lo cái ăn nên không quan tâm đến con chữ, điều đó đã chiếm hết cả thời gian và suy nghĩ của họ, nên một số người thờ ơ, không quan tâm đến việc học tập của con em mình cũng là điều dễ hiểu. Bởi vậy, học sinh thường xuyên nghỉ học để theo cha mẹ lên nương, rẫy để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình.

Nhìn thấy những “mầm xanh” tương lai có nguy cơ bỏ học ngày càng nhiều, nên thầy và các thầy cô giáo khác thường xuyên đến từng nhà người dân vận động, thay đổi suy nghĩ cho con em đến trường trở lại. Nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương, năm 2021, ngôi trường được dời về vị trí thuận tiện hơn, được xây dựng đạt chuẩn và khang trang, tạo điều kiện để thầy cô tiếp tục phấn đấu để đưa chất lượng dạy đi lên, cũng như góp phần tạo niềm tin cho các bậc phụ huynh, để họ yên tâm cho trẻ đến trường.

“Nhờ vào sự góp sức của chính quyền địa phương, các mạnh thường quân, tổ chức xã hội, cộng với tiền chế độ hỗ trợ của các em, những học sinh của trường được giúp đỡ, quan tâm hơn. Các em rất ngoan và chịu khó học. Thầy và trò cùng nhau vượt khó”, thầy Duẩn bày tỏ.

Những đứa trẻ nơi non cao Giang Ly
Các doanh nghiệp, nhà hảo tâm tiếp tục ủng hộ, nâng đỡ để trẻ em vùng xa như Giang Ly vượt khó, vươn lên. Ảnh: Hương Thảo.

Sau một ngày ở Giang Ly, chúng tôi trở về khi trời đã xẩm tối. Chiếc xe lăn bánh, đưa chúng tôi mỗi lúc một xa điểm trường. Trên đường về, hình ảnh những đứa trẻ hồn nhiên, mang theo nhiều giấc mơ dẫu quanh chúng cuộc sống vẫn còn nhiều gian khó cứ khắc sâu vào tâm trí của chúng tôi. Liệu rằng, những ước mơ đó sẽ tiếp tục được vun đắp hay không?.

Bởi tôi nghĩ, những ước mơ đó chính là những viên gạch hồng cho tương lai. Một điều may mắn khi các em vẫn ham học, vẫn biết mơ ước, vẫn vẽ lên nét tươi tắn trên gam màu buồn của cuộc đời.

Có chút buồn khi thấy các em phải vất vả trong hành trình đi học và cả trong cuộc sống mưu sinh nhiều gian khó cùng cha mẹ mình. Mong sao, sau những ngược xuôi lo toan, cha mẹ các em sẽ tiếp tục đồng hành, nâng niu, yêu thương để nụ cười các em luôn nở trên môi.

Hiện nay, tại địa phương cũng đã có nhiều chính sách quan trọng dành cho đối tượng là trẻ em dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, so với trẻ em vùng thành thị thì vẫn còn khoảng cách khá xa.

Chúng tôi chỉ biết ước, đôi chân mình sẽ không bao giờ “mỏi”, bản thân giữ được nhiệt huyết nghề báo để viết, thông qua đó, làm cầu nối đến các tổ chức từ thiện, các mạnh thường quân, để cùng chung tay với địa phương trong việc thực hiện tốt các chủ trương, chính sách chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em. Tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em vùng cao có cơ hội phát triển, để những ước mơ của các em không dang dở, được chắp cánh bay xa, chứ không chỉ dừng lại ở những trang sách và lời bài hát.

Hương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động vì cộng đồng hằng năm, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tập đoàn Central Retail Việt Nam phối hợp với Hội Chữ thập đỏ và Chính quyền các địa phương - nơi có siêu thị GO!, Big C, Tops Market hoạt động, tổ chức chương trình Tết nhân ái, trao tặng quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ đón một cái Tết đầm ấm và trọn vẹn.
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn

Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn

(LĐTĐ) Ngày nay, thay vì phải ra chợ mua nguyên liệu rồi tự tay chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo, nhiều chị em phụ nữ hiện đại chỉ cần đặt hàng online là đã có ngay một mâm cỗ tươm tất, đầy đủ. Cuộc sống bận rộn khiến hình ảnh các bà, các mẹ tất bật trong gian bếp chuẩn bị mâm cỗ dần được thay thế bởi dịch vụ đặt cỗ trực tuyến, tiện lợi và nhanh chóng.
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

(LĐTĐ) Nguồn gốc của tục cúng ông Công, ông Táo bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian kể về ba vị thần là Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ, thường gọi chung là ông Công, ông Táo. Theo quan niệm dân gian, ba vị thần này chính là những người cai quản bếp núc trong mỗi gia đình, giữ nhiệm vụ ghi chép lại mọi việc tốt xấu xảy ra trong gia đình suốt một năm.
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025

Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bên cạnh việc chuẩn bị lễ vật, bài khấn ông Công, ông Táo là nghi thức không thể thiếu mỗi khi gia đình làm lễ cúng tiễn đưa ông Táo về trời. Dưới đây là bài văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025 phổ biến, được nhiều gia đình sử dụng.
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin - Truyền thông) cho biết thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo thường xuyên lợi dụng mạng xã hội để tìm kiếm nạn nhân, đưa ra các lời mời mua vé máy bay, đổi tiền giả với giá cực kỳ hấp dẫn nhằm chiếm đoạt tiền thật của người bị hại.
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán

Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đã phối hợp cùng các cơ quan, tổ chức trao tặng hàng nghìn phần quà cho các gia đình chính sách, công nhân, học sinh, sinh viên và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên khắp cả nước, đặc biệt là các tỉnh vùng sâu, vùng xa.
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?

Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?

(LĐTĐ) Lễ cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp là một nghi thức truyền thống quan trọng, thể hiện lòng thành kính và mong cầu một năm mới an lành, ấm no của người Việt. Việc lựa chọn giờ đẹp để cúng lễ, hóa vàng, thả cá hay cách thực hiện các nghi thức đều mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc.
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn

Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn

(LĐTĐ) Dọn nhà đón Tết là cơ hội loại bỏ năng lượng tiêu cực, thu hút may mắn cho năm mới. Bỏ đồ hỏng để không gian thông thoáng, đón tài lộc. Sắp xếp đúng phong thủy giúp cân bằng âm dương, thu hút thịnh vượng cho năm mới an lành.
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội

Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội

(LĐTĐ) Trước những tác động tiêu cực từ các nền tảng mạng xã hội như Instagram, Facebook, Snapchat và TikTok, nhiều quốc gia đã đưa ra các biện pháp mạnh mẽ nhằm bảo vệ trẻ em trong không gian số. Các động thái này không chỉ thể hiện mối quan tâm sâu sắc đến sức khỏe tâm lý và sự an toàn của trẻ em mà còn đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của các giải pháp quản lý mạng xã hội hiện nay.
Người người rời phố về quê đón Tết sớm

Người người rời phố về quê đón Tết sớm

(LĐTĐ) Còn gần hai tuần nữa là tới Tết Ất Tỵ 2025, nhiều người đã sắp xếp hành lý, bắt đầu rời thành phố về quê để chuẩn bị Tết sớm.
Xem thêm
Phiên bản di động