Những biến tấu ngôn từ của Trần Dần trong “Đêm núm sen”
8 món cơm nức tiếng của người Việt | |
Đừng nghĩ hở là đẹp! | |
5 tông trang điểm nổi bật mùa hè |
Bìa cuốn tiểu thuyết "Đêm núm sen" của nhà văn Trần Dần. Ảnh: L.Q.V |
“Đêm núm sen” có một số phận đặc biệt. Trần Dần tạo sinh ra nó vào năm 1961, rồi cất trong ngăn kéo. Khoảng 30 năm sau, đọc lại, ông thấy mất vài trang và cả một chương sách. Ông cứ day dứt, tự vấn mãi về sự đáng trách của mình với những “đứa con” như anh kiến Gầy, nàng Sứa…
Với “Đêm núm sen”, đây là lần đầu Trần Dần thử nghiệm thể loại tiểu thuyết, mở rộng biên độ của việc “làm tiếng Việt” mà ông hằng tâm niệm, chăm chút và được thỏa sức sáng tạo cùng ngôn ngữ.
Tại buổi ra mắt "Đêm núm sen" ngày 17/5, từ phải sang: Nhà thơ - dịch giả Dương Tường, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên (Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội), nhà báo Trần Trọng Văn (con trai nhà văn Trần Dần), biên tập viên Nguyễn Hoàng Diệu Thủy và họa sĩ Tạ Huy Long. Ảnh: L.Q.V |
Nhà thơ, dịch giả Dương Tường - một người bạn của Trần Dần, từng biết đến bản thảo “Đêm núm sen” - chia sẻ: “Cuốn tiểu thuyết này về tình yêu trong xoáy lốc chiến tranh, cũng là một sử thi về thân phận của kiếp Người-Kiến, Kiến-Người... “Đêm núm sen” là một cocktail của trữ tình, bi tráng và u-mua, của các bề chiều chữ: Màu chữ, mùi chữ, vị chữ, nhịp chữ, biến tấu chữ. 56 năm đọc lại, không còn cú sốc bàng hoàng, ngây ngất ban đầu, nhưng ngấm sâu thêm những suy nghĩ nhiều chiều về phận con người…”.
Còn nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên nhận xét: “Đêm núm sen” tươi mọng, run rẩy, cựa quậy, phập phồng ngôn ngữ, câu chữ, cảm giác của cả một thế giới kiến, mà đọc thấy rất hiện thực và lịch sử của con người. Trần Dần luôn gây bất ngờ, bởi văn chương Trần Dần với một văn cách luôn khác-lạ-mới mà ông coi là, nhà văn thì phải có, mới thực là có tư cách nhà văn…”.
Bản thảo viết tay chương "Đêm trinh sát" trong "Đêm núm sen" của nhà văn Trần Dần, trưng bày tại hiệu sách Nhã Nam ở 107 B9 phố Tô Hiệu (Hà Nội). Ảnh: L.Q.V |
Sau 20 năm Trần Dần phiêu du nơi xa xăm, những người thân trong gia đình ông đã tìm được phần thất lạc của “Đêm núm sen”. Nhà báo Trần Trọng Văn - con trai thứ hai của Trần Dần - cho hay, thỉnh thoảng, anh đọc di cảo của cha, thấy ông có nhắc tới việc đã viết 3 tiểu thuyết và chuyện bản thảo bị thất lạc đâu đó. Năm 2013, anh Văn tình cờ phát hiện ra trong di cảo của cha những trang rời rạc của một tiểu thuyết viết về loài kiến, đem ghép với “Đêm núm sen” thì đó đúng là những trang thất lạc.
Khi đó, thấy con cằn nhằn về chuyện bản thảo của cha bị thất lạc, mẹ anh Văn (bà Bùi Thị Ngọc Khuê) chợt nhớ trong phòng mình có một tập giấy của chồng, bèn lấy đưa cho con. Khi ghép lại, đó chính là một chương trong “Đêm núm sen”. Trần Trọng Văn tỉ mẩn rò lại từng trang bản thảo đã ố vàng, đôi chỗ đã rách, chữ cũng mờ, rồi đánh máy lại.
Hình tượng kiến trong minh họa của cuốn tiểu thuyết "Đêm núm sen". Ảnh: L.Q.V |
Năm 2007, nhà văn Trần Dần được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, đã được ấn hành một số tác phẩm như: “Trần Dần thơ”, “Đi! Đây Việt Bắc”, “Những ngã tư và những cột đèn”, “Người người lớp lớp” và nay là “Đêm núm sen” - với đầy đủ bản thảo gốc. Đó cũng là điều may mắn với bạn đọc khi tiếp cận với sự thông tuệ của Trần Dần. Bởi trước đó, đã có vài ý định xuất bản “Đêm núm sen”, dù bản thảo còn thất lạc, nhưng họa sĩ, nhà văn Trần Trọng Vũ - con trai út của Trần Dần - vốn là người kỹ tính, đã ngăn lại, với ước mong tác phẩm ra mắt hoàn chỉnh vào một dịp nào đó.
Là người trong ê-kíp biên tập “Đêm núm sen”, nữ BTV trẻ Nguyễn Hoàng Diệu Thủy đã bộc bạch: “Nếu chọn một trong những “bom tấn” của văn học Việt Nam trong năm nay, tôi nhất định chọn “Đêm núm sen”, bởi giá trị của cuốn sách, được viết bởi người khổng lồ Trần Dần và cũng bởi số phận long đong của nó trước khi bước ra ánh sáng”.
Trong “Đêm núm sen” có in kèm 23 bức minh họa - là điều đặc biệt với hình thức truyền thống của một cuốn tiểu thuyết. Những minh họa này do họa sĩ Tạ Huy Long dày công sáng tạo, theo kiểu tranh khắc gỗ, khắc cao-su - gợi nhớ những hình thức xuất bản quen thuộc của thời xa xưa ở Việt Nam và quốc tế, nhưng vẫn toát dáng vẻ mỹ thuật hiện đại, đã góp phần gợi mở cho bạn đọc tiếp cận với một dấu ấn trong đời văn của Trần Dần nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tin khác
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Văn hóa 02/02/2025 22:28
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ
Văn hóa 02/02/2025 06:01
Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn
Văn hóa 01/02/2025 13:28
Đầu xuân trẩy hội đền Đô
Văn hóa 01/02/2025 12:26
Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm
Văn hóa 31/01/2025 19:44
Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội
Văn hóa 31/01/2025 14:17
Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ
Văn hóa 30/01/2025 15:04
Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt
Văn hóa 30/01/2025 09:15
Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long
Văn hóa 30/01/2025 06:47
Thương về hương vị Tết xưa
Văn hóa 30/01/2025 06:47