Nhà Ngoại giao xuất sắc
![]() |
Ông Nguyễn Duy Trinh ký Hiệp định Paris về Việt Nam. Ảnh: TTXVN |
Ông Nguyễn Duy Trinh sinh ngày 15/7/1910 (mất ngày 20/4/1985) trong một gia đình nông dân ở một vùng quê nghèo khó nhưng giàu truyền thống cách mạng của xứ Nghệ, chứng kiến nỗi nhục của kiếp nô lệ, của người dân mất nước, Nguyễn Duy Trinh đã sớm mang trong mình tinh thần yêu nước và ý thức giác ngộ cách mạng.
Tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1927, khi mới 17 tuổi, ông trở thành một trong những cán bộ cốt cán, gan dạ của Đảng. Từ năm 1927 đến năm 1945, trải qua nhiều lần bị địch bắt giam và lần lượt bị đày đi nhiều nhà tù khét tiếng của thực dân Pháp, sau khi được trả tự do vào năm 1945, Nguyễn Duy Trinh tiếp tục hoạt động cách mạng và luôn nắm giữ những vị trí quan trọng trong các phong trào ở Liên khu V. Từ năm 1951 đến đầu 1965, ông được giao nhiều trọng trách lãnh đạo quan trọng…
Tại Đại hội Đảng lần thứ III, năm 1960, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành T.Ư Đảng và Bộ Chính trị, được cử làm Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Tháng 4/1965, ông được cử làm Bộ trưởng Ngoại giao và giữ cương vị này đến tháng 5/1980. Nguyễn Duy Trinh là Bộ trưởng Ngoại giao lâu năm nhất (15 năm).
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, dù ở cương vị nào ông cũng hoàn thành, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Song theo các học giả, đóng góp lớn nhất của đồng chí Nguyễn Duy Trinh cho cách mạng là thành công của quá trình đàm phán Paris giữa Mỹ và Việt Nam từ tháng 5/1967 đến tháng 1/1973, trong thời gian đồng chí làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, phụ trách toàn bộ mặt trận ngoại giao.
Các vòng đàm phán tại Hội nghị Paris từ tháng 5/1968 đến tháng 1/1973 là cuộc đấu trí giữa nền ngoại giao nhà nghề của một siêu cường với nền ngoại giao của một nhà nước cách mạng còn non trẻ. Sau gần năm năm đấu trí, đấu bản lĩnh với hơn 200 phiên họp công khai, 45 cuộc họp riêng cấp cao, 500 cuộc họp báo, 1.000 cuộc phỏng vấn, cuộc đàm phán kết thúc bằng việc ký kết chính thức Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam ngày 27/1/1973.
Hiệp định Paris là chiến thắng của một nền ngoại giao cách mạng, buộc Mỹ rút quân khỏi miền nam Việt Nam, tạo ra thế và lực mới cho cách mạng nước ta, tiến tới Đại thắng năm 1975. Trong những năm tháng nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cũng là thời kỳ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế nảy sinh những mâu thuẫn gay gắt.
Quán triệt sâu sắc tư tưởng đối ngoại độc lập, tự chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cương vị Bộ trưởng Ngoại giao và phụ trách công tác đối ngoại của Đảng, ông Nguyễn Duy Trinh đã lãnh đạo ngành Đối ngoại hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ chính trị - đối ngoại vô cùng nặng nề, tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của bạn bè, cộng đồng quốc tế cho sự nghiệp cách mạng của Việt Nam, hình thành một mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta và phản đối chiến tranh xâm lược phi nghĩa…
(Bài viết có sử dụng tư liệu Ban Tuyên giáo Trung ương)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Học sinh lớp 12 bước vào giai đoạn “nước rút” cho kỳ thi THPT Quốc gia

Generali tài trợ 2,5 tỷ đồng cho dự án bảo vệ trẻ em

Hà Nội phê duyệt phương án hộ đê và bảo vệ trọng điểm xung yếu năm 2925

Chăm lo, đảm bảo phúc lợi tốt hơn cho người lao động

Thủ tướng yêu cầu bổ sung chế tài xử lý người nổi tiếng lợi dụng uy tín quảng cáo sai sự thật

Đổi mới lề lối làm việc theo phương châm "Bộ máy tinh gọn - Dữ liệu kết nối - Quản trị hiện đại"

Khởi công dự án đường Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính
Tin khác

Người trực tiếp xây dựng pháp luật được hỗ trợ hằng tháng bằng 100% mức lương hiện hưởng
Sự kiện 17/05/2025 15:24

Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân
Sự kiện 17/05/2025 15:17

Đề xuất nới lỏng điều kiện nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam
Sự kiện 17/05/2025 11:07

Đề xuất cụ thể hóa quyền của Mặt trận Tổ quốc trong sửa đổi Hiến pháp
Sự kiện 16/05/2025 22:38

Đại biểu đề xuất hạn chế tối đa việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Sự kiện 16/05/2025 19:19

Hết năm 2023, tổng số nợ công bằng 36,07% GDP
Sự kiện 16/05/2025 19:06

Quỹ hỗ trợ xây dựng chính sách, pháp luật: Quy định cụ thể để sử dụng hiệu quả, tránh trục lợi
Sự kiện 16/05/2025 15:23

Hà Nội luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để báo chí hoạt động hiệu quả
Sự kiện 16/05/2025 10:37

Báo chí tiên phong chuyển đổi số, cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới
Sự kiện 16/05/2025 10:29

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế tư nhân: Cần cụ thể, rõ ràng để khả thi
Sự kiện 16/05/2025 10:19