-->

Nhà hát, rạp phim nhà nước: Trong chán… ngoài thèm

Thông tin rạp Dân Chủ tuyên bố tạm ngừng hoạt động tiếp tục nối dài thêm danh sách những rạp chiếu phim “cổ” phải dừng cuộc chơi vì không thích nghi với cơ chế thị trường. Nhưng nghịch lý là, bên cạnh một số nhà hát, rạp phim có vị trí đẹp, nhưng đang như ngọn đèn trước gió, thì lại có một số nhà hát chật vật tìm chỗ luyện tập và biểu diễn.
2500 vé xem hài kịch miễn phí tại nhà hát Tuổi trẻ
Trung tâm Văn hóa quận 1, 20 năm vượt khó đi lên

Kết cục được đoán trước

“Kể từ ngày 23.11, rạp Dân chủ sẽ tạm ngừng hoạt động” – dòng thông báo ngắn ngủi dán trước cửa rạp Dân Chủ khiến không ít người yêu điện ảnh bất ngờ và nuối tiếc. Không tiếc sao được khi nơi đây là điểm sáng văn hóa của Thủ đô suốt hơn nửa thế kỷ qua. Ra đời từ năm 1954, rạp Dân Chủ nằm trên phố Khâm Thiên từng là một trong những rạp chiếu đông khách nhất nhì Hà Nội, đặc biệt là trong thời kỳ phim thị trường thập niên 1990. Rạp Dân Chủ có khoảng 326 ghế ngồi với màn ảnh rộng 300 inch và âm thanh vòm. Cho tới thời điểm này rạp vẫn thu hút một lượng người xem nhất định.

Thế nên, trước thông tin rạp Dân Chủ đóng cửa, nhiều người không giấu nổi nỗi buồn khi phải chia tay với rạp phim gắn với tuổi thơ của họ. “Mình là 8X đời cuối, không phải người Hà Nội nhưng cũng tiếc nuối vì có nhiều kỉ niệm với rạp này. Cách đây khoảng 8 năm mình rất hay ra rạp Dân Chủ xem phim buổi trưa. Hồi đó sinh viên năm thứ nhất, còn nghèo nên xem phim buổi trưa cho tiết kiệm, vì xem buổi trưa thì giá vé chỉ có 25.000 đồng/cặp. Từ lâu lắm rồi chẳng đến rạp này nữa nhưng nghe nói nó ngừng hoạt động thì vẫn thấy buồn...” – khán giả Lê Bá Khánh Toàn bày tỏ. Còn khán giả Đỗ Quốc Hưng chia sẻ: “Tuổi thơ tôi hay được bố đưa vào đây xem hài Việt Nam. Giờ lấy vợ rồi thì đưa vợ đi, sắp tới định đưa con. Ai ngờ... rạp đóng cửa, tự nhiên cảm thấy mất đi một cái gì đó của tuổi thơ”.

Nhà hát, rạp phim nhà nước: Trong chán… ngoài thèm
Rạp Dân Chủ tuyên bố tạm ngừng hoạt động.

Tuy nhiên bên cạnh những bày tỏ nuối tiếc thì chị Nguyễn Gia Anh – một người xem trung thành của rạp này cho rằng, đây là kết cục được báo trước vì rạp có duy nhất 1 phòng chiếu, nhưng liên tục rơi vào cảnh “ế” khách khi mỗi phim chỉ bán trên dưới 10 vé. Có lần chị đi xem suất chiếu 7h tối mà cả rạp có 5 người. Có lẽ đây cũng là một trong những lý do chính khiến rạp Dân Chủ đóng cửa. Liên hệ với rạp Dân Chủ, một nhân viên cho biết, rạp tạm dừng hoạt động để nâng cấp và chưa biết đến bao giờ hoạt động trở lại.

Thực tế, câu chuyện về một rạp chiếu phim của nhà nước tuyên bố ngừng hoạt động hoặc giải thể từ lâu đã được lường trước kể từ khi khái niệm “cụm tổ hợp rạp chiếu phim liên hoàn” ra đời. Theo thống kê của Bộ VH,TT&DL, toàn quốc hiện có khoảng hơn 100 rạp chiếu, nhưng chỉ có khoảng 40 rạp là đủ tiêu chuẩn và phần lớn nằm trong tay các nhà đầu tư nước ngoài, các đơn vị tư nhân như CGV, Lotte Cinema, Platinum Cineplex, BHD, Galaxy Cinema... Những cụm rạp này có số lượng phòng chiếu lớn, trang thiết bị hiện đại, không gian tích hợp cả ăn uống lẫn xem phim phù hợp với nhu cầu của giới trẻ. Bởi vậy, hệ thống rạp do Nhà nước quản lý dần trở nên yếm thế, hoạt động cầm chừng và dần buộc phải dừng cuộc chơi là cái kết dễ đoán.

Cần đầu tư đúng mục đích

Ông Nguyễn Xuân Vinh – Giám đốc Nhà hát Cải lương Trung ương nhìn nhận, nhiều nhà hát, rạp chiếu phim cũ của nhà nước hiện đang hoạt động không còn phù hợp với cơ chế thị trường. Song, theo ông Vinh, nếu nói nhà hát, rạp chiếu phim đang thừa thì không hẳn đúng. Bởi có một nghịch lý, bên cạnh một số nhà hát, rạp phim có địa hình đẹp nhưng tồn tại như ngọn đèn trước gió thì lại có một số nhà hát chật vật tìm chỗ luyện tập và biểu diễn. Đơn cử như Nhà hát Cải lương Trung ương hiện tại vẫn chưa có một rạp hát xứng tầm để phục vụ công chúng yêu cải lương và khách du lịch trong và ngoài nước.

Toàn quốc hiện có khoảng hơn 100 rạp chiếu, nhưng chỉ có khoảng 40 rạp là đủ tiêu chuẩn và phần lớn nằm trong tay các nhà đầu tư nước ngoài, các đơn vị tư nhân như CGV, Lotte Cinema, Platinum Cineplex, BHD, Galaxy Cinema... Những cụm rạp này có số lượng phòng chiếu lớn, trang thiết bị hiện đại, không gian tích hợp cả ăn uống lẫn xem phim phù hợp với nhu cầu của giới trẻ. Bởi vậy, hệ thống rạp do Nhà nước quản lý dần trở nên yếm thế, hoạt động cầm chừng và dần buộc phải dừng cuộc chơi là cái kết dễ đoán.

Nghệ sĩ cải lương Quang Khải giãi bày, có một rạp hát của riêng mình là mong mỏi của bao nhiêu thế hệ nghệ sĩ, lãnh đạo Nhà hát Cải lương Việt Nam. Mặc dù trong những năm gần đây đơn vị này là một điểm sáng của sân khấu nghệ thuật truyền thống nhưng hiện tại điều ước “có một nhà hát” vẫn chưa thành hiện thực. Vừa qua, Nhà hát Cải lương Trung ương công diễn vở “Vua Phật” – một tác phẩm ca ngợi sự nghiệp và công đức của vị vua anh hùng - Phật hoàng Trần Nhân Tông trong hoàn cảnh phải đi thuê địa điểm ở nơi khác. Điều này khiến cho đoàn phải bó buộc hoàn toàn vào lịch trống của đơn vị cho thuê địa điểm nên gây không ít trở ngại cho các nghệ sĩ.

Được biết năm 2003, Nhà nước cũng đã ban hành đề án xây dựng, nâng cấp các rạp hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm từ nay đến năm 2020 với kinh phí 10.800 tỉ đồng, trong đó Nhà hát Cải lương Trung ương cũng được phê duyệt xây dựng một rạp hát riêng. Nhưng theo ông Nguyễn Xuân Vinh, từ đó đến nay, “việc triển khai vẫn chưa đâu vào đâu”. Nói ra để thấy rằng, cái chúng ta thiếu hiện nay là hệ thống nhà hát, rạp phim chuyên nghiệp với khoa học kỹ thuật tiên tiến, mà ở đó mọi hoạt động phải phù hợp với từng loại hình nghệ thuật. Chúng ta vẫn duy trì hệ thống rạp, nhà hát hoạt động cầm chừng như hiện nay mà không có sự đầu tư đúng thỏa đáng thì trong nay mai, không biết rạp phim hay nhà hát nào sẽ tuyên bố đóng cửa.

Lưu Nhi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm 2025, quận Bắc Từ Liêm phấn đấu trồng mới 1.620 cây xanh

Năm 2025, quận Bắc Từ Liêm phấn đấu trồng mới 1.620 cây xanh

(LĐTĐ) Ngày 3/2 (mùng 6 Tết), quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ Xuân Ất Tỵ 2025”.
Chính phủ yêu cầu Hà Nội triển khai ngay dự án bổ cập nước sông Tô Lịch

Chính phủ yêu cầu Hà Nội triển khai ngay dự án bổ cập nước sông Tô Lịch

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc xử lý tận gốc nguồn gây ra ô nhiễm, hồi sinh các dòng sông, đặc biệt là sông Tô Lịch là rất cấp bách. Đồng thời yêu cầu Hà Nội quyết định và thực hiện dự án bổ cập nước sông Hồng vào sông Tô Lịch theo tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".
Quận Tây Hồ phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025

Quận Tây Hồ phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Ngày 3/2, quận Tây Hồ tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025, nhằm kêu gọi nhân dân trên địa bàn tích cực hưởng ứng, chung tay góp phần xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp cho Thủ đô.
Thủ tướng đề nghị các ngân hàng nghiên cứu chính sách ưu đãi cho người mua nhà ở xã hội

Thủ tướng đề nghị các ngân hàng nghiên cứu chính sách ưu đãi cho người mua nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Sáng 3/2, ngày đầu tiên trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, chúc mừng năm mới, giao nhiệm vụ cho Ngân hàng Nhà nước và ngành ngân hàng trong năm 2025 và thời gian tới.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sáng 3/2, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học

Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học

(LĐTĐ) Ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phát động phong trào Tết trồng cây một cách thiết thực, tránh phô trương, hình thức.
Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25/1 - 2/2), ngành Du lịch cả nước ước đón và phục vụ 12,5 triệu lượt khách nội địa, tăng khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2024.

Tin khác

Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025

Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025

(LĐTĐ) Sáng 3/2, (mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội Gióng đền Sóc đã chính thức khai mạc tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc, huyện Sóc Sơn. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cùng đại diện các sở, ngành đã đến tham dự.
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

(LĐTĐ) Người dân Thủ đô đang náo nức những ngày đầu Xuân Ất Tỵ khi hàng loạt lễ hội truyền thống quy mô lớn sắp khai hội. Có thể kể đến như lễ hội gò Đống Đa, lễ hội chùa Hương, lễ hội đền Sóc, lễ hội đền Cổ Loa... Tất cả đã sẵn sàng chào đón du khách thập phương.
Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn

Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn

Năm 2024 đã chứng kiến sự thăng hoa đặc biệt của ngành Nghệ thuật biểu diễn Việt Nam với những thành tựu vượt trội trên nhiều phương diện. Trong đó, ở khía cạnh sân khấu truyền thống, giải trí đại chúng, hay các hoạt động từ trong nước đến quốc tế, tất cả đều ghi nhận những dấu ấn đáng tự hào.
Đầu xuân trẩy hội đền Đô

Đầu xuân trẩy hội đền Đô

(LĐTĐ) Hàng năm cứ mỗi độ Tết đến xuân về, du khách từ muôn nơi lại náo nức du xuân trẩy hội đền Đô - ngôi đền linh thiêng cổ kính nổi tiếng ở Bắc Ninh. Đền thờ 8 vị vua nhà Lý với những kiến trúc độc đáo mang đậm nét văn hóa người Việt.
Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm

Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm

(LĐTĐ) Mỗi dịp Tết đến, xuân về, hàng vạn du khách thập phương lại nô nức hành hương về đền Cờn (phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) để cầu bình an, tài lộc và một năm mới thuận buồm xuôi gió. Được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng nhất xứ Nghệ, nơi đây không chỉ mang giá trị tâm linh sâu sắc mà còn sở hữu kiến trúc đồ sộ, phong cảnh hữu tình, thu hút đông đảo du khách từ khắp mọi miền đất nước.
Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội

Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội

(LĐTĐ) Nằm ven sông Tô Lịch thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội, chùa Bằng (hay còn gọi là chùa Linh Tiên), là ngôi chùa cổ có niên đại trên 400 năm, thu hút du khách bằng quần thể kiến trúc độc đáo cũng như cảnh quan xanh mát tuyệt đẹp.
Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ

Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ

(LĐTĐ) Trong không khí rộn ràng của những ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan và xin chữ. Từ sáng sớm, dòng người đã nô nức đổ về ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam, mang theo những ước nguyện tốt đẹp cho năm mới.
Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt

Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt

(LĐTĐ) Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực văn hóa và sức sáng tạo của con người Việt Nam. Những năm qua, với sự quan tâm của toàn xã hội, lĩnh vực văn hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là chuyển từ tư duy làm văn hóa sang quản lý Nhà nước về văn hóa, góp phần khơi thông nguồn lực văn hóa, thúc đẩy quá trình phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long

Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long

(LĐTĐ) Trong dòng chảy của đời sống đương đại, của thành phố thời hội nhập và phát triển, có thể mỗi chúng ta quen với cuộc sống vội nơi đô thành chưa cảm nhận được “linh khí” của mảnh đất “nơi lắng hồn núi sông ngàn năm”. Chính cái “lắng hồn” đó là mạch nguồn để Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội mãi trường tồn và phát triển. Bên chén trà xuân, chúng tôi đã có cuộc mạn đàm với nhà văn - nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến - một người con của Hà Nội, người có nhiều năm nghiên cứu về đất và người Tràng An nhằm mang đến quý bạn đọc góc nhìn về một Hà Nội của quá khứ, hiện tại và tương lai.
Xem thêm
Phiên bản di động