Chính phủ yêu cầu Hà Nội triển khai ngay dự án bổ cập nước sông Tô Lịch
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học |
Văn phòng Chính phủ vừa thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc đầu tư xây dựng công trình bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.
Thông báo nêu rõ việc xử lý tận gốc nguồn gây ra ô nhiễm, hồi sinh các dòng sông, đặc biệt là sông Tô Lịch là rất cấp bách để mang lại môi trường, cảnh quan, văn hóa, bảo vệ sức khỏe nhân dân theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Phó Thủ tướng cho biết, việc xử lý tận gốc nguồn gây ra ô nhiễm, hồi sinh các dòng sông, đặc biệt là sông Tô Lịch là rất cấp bách để mang lại môi trường, cảnh quan, văn hóa, bảo vệ sức khỏe nhân dân theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Trước mắt, UBND thành phố Hà Nội cần triển khai ngay dự án bổ cập nước sông Tô Lịch, nhất là khi 100% nước thải dọc theo dòng sông được thu gom về Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và nước sau thu gom, xử lý không được trả lại về sông Tô Lịch.
Phó Thủ tướng lưu ý, việc chuyển nước từ sông Hồng về sông Tô Lịch cần được thực hiện đồng thời với rà soát các quy hoạch liên quan, thực hiện đồng bộ các giải pháp để thu gom toàn bộ nước thải dọc theo các sông, kiểm soát nước mưa, chỉnh trang đô thị, cải tạo cảnh quan hai bên sông, phát huy hiệu quả kinh tế, văn hóa, môi trường.
Văn bản của Văn phòng Chính phủ nêu rõ, UBND thành phố Hà Nội có đầy đủ thẩm quyền để quyết định và thực hiện dự án đầu tư công khẩn cấp thuộc cấp mình quản lý. UBND thành phố Hà Nội quyết định và thực hiện dự án theo tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".
![]() |
Hà Nội dự kiến lưu lượng bổ cập nước cho sông Tô Lịch và hồ Tây là 3,0m3/s |
Trường hợp áp dụng trình tự thủ tục thực hiện dự án đầu tư công khẩn cấp, UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các sở, ngành hoàn thiện phương án kinh tế - kỹ thuật đảm bảo hiệu quả kinh tế, tính bền vững của công trình, không để xảy ra thất thoát lãng phí tài sản công và ngân sách nhà nước.
Về giải pháp và công nghệ, cần nghiên cứu phương án lắng, lọc nước sông Hồng để giảm lượng phù sa bồi lắng; sử dụng hiệu quả nguồn nước sau khi đã được xử lý, trong đó có phương án cấp nước trở lại sông Tô Lịch thay cho phương án chuyển ra sông Hồng.
Đồng thời, cũng yêu cầu nghiên cứu đánh giá tác động, có giải pháp bảo đảm an toàn các công trình hạ tầng kỹ thuật tại khu vực lấy nước và dọc theo tuyến có công trình đi qua.
Phó Thủ tướng giao các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường được giao chủ động phối hợp, hướng dẫn và hỗ trợ Hà Nội sớm hoàn thiện các thủ tục liên quan đến đê điều, xây dựng, tài nguyên nước, môi trường... để triển khai thực hiện dự án bảo đảm mục tiêu, tiến độ.
Về phương án bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch, trước đó thành phố Hà Nội đã thống nhất phương án tuyến ống dẫn nước từ cống qua đê đi hướng đường Võ Chí Công đưa nước vào đầu sông Tô Lịch tại vị trí cống qua đường Hoàng Quốc Việt.
Hà Nội sẽ xây dựng trạm bơm công suất 3-5m3/s tại bãi sông Hồng (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) gồm trạm bơm, bể hút, trạm biến áp, nhà quản lý vận hành. Nước từ trạm bơm, theo đường ống đi dọc đường nội bộ trong vùng bãi sông, xuyên qua đê sông Hồng (gầm cầu Nhật Tân, đường An Dương Vương).
Tại đoạn xuyên qua đê dài khoảng 45m, thành phố sẽ cho đào mở đê, xây dựng cống hộp và lắp đường ống bên trong cống hộp.
Trên tuyến Võ Chí Công có bố trí đầu chờ chia nước để theo tuyến ống dẫn nước đi theo ngõ 685 Lạc Long Quân (khu vực Lotte Mall Tây Hồ) và ngõ 612 Lạc Long Quân vào hồ Đầm Bảy xử lý trước khi vào hồ Tây.
Về giải pháp kỹ thuật, Hà Nội dự kiến lưu lượng bổ cập nước cho sông Tô Lịch và hồ Tây là 3,0m3/s; kích thước đường ống dẫn nước đường kính D1200 (bố trí 2 đường ống thép, 1 ống dự phòng có đường kính D1200 đặt trong hộp bằng bê tông cốt thép); dự kiến đặt 3 đập dâng tại vị trí Cống Mọc, cầu Dậu và vị trí trước ngã ba sông Tô Lịch - sông Kim Ngưu. Hà Nội cam kết hoàn thành dự án trước tháng 9.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Những điều cần biết khi chọn Smart TV giá rẻ

Đường sắt Việt Nam triển khai chuỗi hoạt động thiết thực trong Tháng Công nhân

Công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực chế độ, chính sách đối với nhà giáo

Nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm từ cơ sở

Tạo động lực mới cho đất nước phát triển nhanh và bền vững

Quyết liệt để tạo chuyển biến rõ rệt về an toàn giao thông và trật tự đô thị

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản trị tòa soạn thông minh
Tin khác

Có sự buông lỏng trách nhiệm dẫn đến tràn lan sữa giả và thuốc giả?
Tin mới 14/05/2025 12:36

Sáng nay (14/5), Quốc hội thảo luận về sửa đổi Hiến pháp năm 2013
Tin mới 14/05/2025 09:14

Cận cảnh lễ rước và tôn trí Xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội
Tin mới 13/05/2025 19:54

Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ
Tin mới 13/05/2025 15:28

Tổ chức Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng lần thứ X - năm 2025
Tin mới 13/05/2025 14:13

Infographic: 7 hành vi gây lãng phí cần phải phòng, chống
Infographic 13/05/2025 11:18

Kịp thời bố trí kinh phí cho cán bộ, công chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy
Tin mới 13/05/2025 06:21

Dự kiến sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung trong Luật Giáo dục
Tin mới 13/05/2025 06:00

Chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp Quốc khánh 2/9
Tin mới 12/05/2025 22:31

Trình Quốc hội xem xét bầu cử Quốc hội khóa XVI vào ngày 15/3/2026
Tin mới 12/05/2025 09:41